Quảng cáo
Biti's: Cách

Vốn Pháp Định Là Gì? Những Ngành Yêu Cầu Đóng Vốn Pháp Định

Kinh doanh Cập nhật 29 tháng 01

Vốn là một phần không thể thiếu trong quá trình kinh doanh, để kinh doanh doanh nghiệp cần có vốn để hoạt động trong đó bao gồm vốn pháp định. Trong bài viết ngày hôm nay, Kiến Thức Kinh Tế sẽ định nghĩa khái niệm vốn pháp định là gì và những ngành yêu cầu đóng vốn pháp định.

Vốn pháp định là gì?

Vốn pháp định là gì? Theo quy định trong luật Doanh nghiệp 2020, vốn pháp định chưa có định nghĩa cụ thể. Tuy nhiên theo khoản 7, điều 4 Luật Doanh nghiệp 2005 trước đó có quy định vốn pháp định là loại vốn điều kiện đáp ứng tối thiểu để thành lập công ty. Vốn pháp định sẽ khác nhau tùy theo lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh.

Vốn pháp định là gì?

Vốn pháp định là gì?

Đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, vốn pháp định sẽ không phụ thuộc vào lĩnh vực ngành nghề, thay vào đó sẽ dựa trên cơ sở tổng vốn đầu tư. Luật đầu tư nước ngoài ở Việt Nam năm 1996 (sửa đổi năm 2000) quy định mức vốn pháp định để thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không nhỏ hơn 30% tổng đầu tư, trừ những trường hợp đặc biệt cần khuyến khích đầu tư.

Quy định vốn pháp định nhằm đảm bảo tối thiểu về tài sản của doanh nghiệp đối với đối tác kinh doanh. Nhất là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dễ gây rủi ro, mất mát. Hạn chế thành lập doanh nghiệp tràn lan mà không có vốn hoạt động.

>>> Xem thêm: Tiêu chuẩn ESG là gì?

Đặc điểm vốn pháp định là gì?

Sau khi hiểu rõ vốn pháp định là gì, bạn sẽ hiểu được là vốn pháp định khác với các loại hình vốn khác (vốn điều lệ, vốn chủ sở hữu,...), cụ thể đặc điểm như sau:

  • Phạm vi áp dụng: Quy định bắt buộc đối với một số ngành nghề nhất định, có điều kiện tùy theo quy định Nhà nước (ví dụ: Ngân hàng, Bảo hiểm, Hàng không,...). Tùy theo từng ngành nghề và lĩnh vực khác nhau mà tương ứng với nó là mức vốn pháp định khác nhau.
  • Đối tượng: Vốn pháp định áp dụng cho các cá thể kinh doanh, bao gồm cá nhân, tổ chức, pháp nhân, hộ kinh doanh cá thể,....
  • Ý nghĩa pháp lý: Giúp doanh nghiệp hoạt động kinh doanh sau khi thành lập, giảm thiểu rủi ro có thể xảy ra.
  • Thời điểm cấp: Giấy xác nhận vốn pháp định được cấp trước khi doanh nghiệp cấp giấy phép thành lập và hoạt động.

Đặc điểm vốn pháp định là gì?

Đặc điểm vốn pháp định là gì?

Để đảm bảo bảo thực hiện đúng theo tinh thần Hiến pháp 2013 với mục đích hiện thực hóa việc tự do trong kinh doanh tất cả các ngành nghề mà pháp luật không cấm, vốn pháp định không còn là một điều khoản được quy định trong luật doanh nghiệp và chỉ áp dụng cho một số ngành nghề.

Ý nghĩa của vốn pháp định là gì?

Vốn pháp định, được quy định rõ ràng trong luật Nhà nước, đóng vai trò quan trọng trong quản lý doanh nghiệp và xây dựng một thị trường phát triển lành mạnh và công bằng. Ý nghĩa của vốn pháp định có thể được mô tả như sau:

  • Nhà nước quy định vốn pháp định áp dụng cho một số ngành kinh doanh đặc thù nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng, đối tác và khách hàng. Điều này đặc biệt quan trọng đối với các ngành đặc thù cần nguồn lực tài chính đủ lớn để duy trì hoạt động công ty và cung cấp dịch vụ và giải pháp cho người tiêu dùng. Vốn pháp định đảm bảo rằng doanh nghiệp có khả năng hoạt động, giải quyết nợ và rủi ro trong quá trình kinh doanh. Nhà nước chỉ áp dụng vốn điều lệ cho một số ngành kinh tế có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống và kinh tế của người dân, chẳng hạn như ngân hàng, bảo hiểm, bất động sản và vận tải hàng không.
  • Vốn pháp định cũng là cơ sở để doanh nghiệp chứng minh năng lực tài chính và đảm bảo quyền lợi và lợi ích cho khách hàng trong các giao dịch với công ty. Cơ quan chức năng có nhiệm vụ xác nhận mức vốn pháp định, giám sát và theo dõi vốn sở hữu của doanh nghiệp, luôn đảm bảo rằng vốn sở hữu vượt quá mức vốn pháp định. Việc giám sát này quan trọng để cảnh báo khách hàng, đối tác và người tiêu dùng về tình hình tài chính và rủi ro khi hợp tác với công ty.
  • Vốn pháp định không phụ thuộc vào loại hình công ty hoặc quy mô, mà được quyết định bởi nhóm ngành đặc thù, theo quy định của nhà nước. Yêu cầu để thành lập một công ty là phần vốn góp phải đạt tối thiểu vốn pháp định.

Ý nghĩa của vốn pháp định là gì?

Ý nghĩa của vốn pháp định là gì?

>>> Xem thêm: Giá trị tài sản ròng là gì? Những điều cần phải nắm rõ

Những ngành nghề yêu cầu đóng vốn pháp định

Tùy theo từng ngành nghề thì yêu cầu về vốn pháp định cũng khác nhau. Dưới đây là một số ngành nghề phổ biến và mức vốn pháp định tương ứng:

  • Kinh doanh bất động sản: 20 tỷ đồng (Theo Khoản 1 Điều 3 Nghị định 76/2015/NĐ-CP).
  • Kinh doanh cảng hàng không, sân bay: Từ 100 đến 1300 tỷ đồng (Theo Điều 8 Nghị định 92/2016/NĐ-CP).
  • Kinh doanh dịch vụ hàng không: 30 tỷ đồng (Theo Điều 17 Nghị định 92/2016/NĐ-CP).
  • Kinh doanh hoạt động mua bán nợ: 100 tỷ đồng (Theo Điều 7 Nghị định 69/2016/NĐ-CP).
  • Kinh doanh dịch vụ sàn giao dịch nợ: 500 tỷ đồng (Theo Điều 8 Nghị định 69/2016/NĐ-CP).
  • Kinh doanh chứng khoán: Từ 10 đến 165 tỷ đồng (Theo Nghị định 58/2012/NĐ-CP và Nghị định 86/2016/NĐ-CP).
  • Kinh doanh bảo hiểm sức khỏe: 300 tỷ đồng (Theo Nghị định 73/2016/NĐ-CP).
  • Kinh doanh dịch vụ đòi nợ: Điều kiện về vốn pháp định để thực hiện kinh doanh trong ngành, nghề này là hai tỷ đồng và trong quá trình hoạt động không được thấp hơn mức vốn pháp định tại điều 13 Nghị định 104/2007/NĐ-CP.
  • Kinh doanh bán lẻ theo phương thức đa cấp: Để đáp ứng điều kiện đăng ký kinh doanh trong ngành, nghề này, doanh nghiệp phải có mức vốn từ 10 tỷ đồng trở lên, theo quy định tại điểm b Khoản 1 Điều 7 Nghị định 40/2018/NĐ-CP.
  • Kinh doanh dịch vụ vận tải đa phương thức: Vốn pháp định cho ngành, nghề kinh doanh này là điểm a Khoản 1 Điều 5 Nghị định 144/2018/NĐ-CP. Chủ thể hoạt động kinh doanh sau khi có Giấy phép kinh doanh phải đáp ứng số tài sản tối thiểu là 80.000 SDR.

Những ngành nghê yều cầu vốn pháp định

Những ngành nghê yều cầu vốn pháp định​

>>> Xem thêm: Chip Bán Dẫn Là Gì? Ảnh Hưởng Như Thế Nào Đến Công Nghiệp

Tạm kết

Vốn pháp định là gì? Bài viết vừa rồi cũng đã giải đáp hết các thông tin về vốn pháp định. Hy vong qua bài viết này doanh nghiệp có thể hiểu rõ và chấp hành theo đúng quy định của Nhà nước.