Quảng cáo
Biti's: Cách

Tiêu chuẩn ESG là gì?

Kinh Tế Học Cập nhật 22 tháng 01

Xu hướng phát triển bền vững đang dần phổ biến ở Việt Nam. ESG đóng vai rò như “kim chỉ nam” giúp các bên liên quan hiểu rõ cách thức doanh nghiệp quản lý rủi ro và cơ hội phát triển bền vững của doanh nghiệp. ESG cũng được xem là chìa khóa phát triển mạnh mẽ và dài hạn trong mọi lĩnh vực.

Trong bài viết hôm nay hãy cùng Kiến Thức Kinh Tế tìm hiểu tiêu chuẩn ESG là gì và vai trò của ESG trong một doanh nghiệp nhé!

tieu-chuan-esg-la-gi

Tiêu chuẩn ESG là gì?

Tiêu chuẩn ESG là gì?

Tiêu chuẩn ESG là gì? ESG là từ viết tắt của 3 khía cạnh E - Environmental (Môi trường); S - Social (Xã hội); G - Governance (Quản trị doanh nghiệp). Đây là bộ 3 tiêu chuẩn đo lường những yếu tố liên quan đến định hướng, hoạt động phát triển bền vững của doanh nghiệp. ESG giúp doanh nghiệp xác định rủi ro và cơ hội, bên cạnh đó còn xác định mức độ ảnh hưởng khi đưa vào vận hành.

Điểm ESG được đánh giá dựa trên những tác động của doanh nghiệp đến môi trường, xã hội và hiệu suất quản trị của công ty khi quản lý các ảnh hưởng đó.

Tiêu chuẩn ESG bao gồm một loạt các vấn đề đa dạng, phát sinh từ các quy định quốc tế, quy định địa phương và các thỏa thuận, nguyên tắc được áp dụng tại từng quốc gia. Để thực hiện ESG, các doanh nghiệp cần tuân thủ ba trọng tâm chính và đáp ứng hàng chục tiêu chí cụ thể.

>>> Xem thêm: Chip Bán Dẫn Là Gì? Ảnh Hưởng Như Thế Nào Đến Công Nghiệp

Các thành phần tiêu chuẩn ESG là gì?

E - Environmental (Môi trường): Đánh giá các tác động của doanh nghiệp ảnh hưởng đến môi trường sống như quản lý nước và chất thải, nguồn cung nguyên liệu thô, tác động từ biến đổi khí hậu,...

S - Social (Xã hội): Đánh giá các vấn đề liên quan đến sự đa dạng, công bằng và hòa nhập của doanh nghiệp với các bên liên quan như quan hệ cộng đồng, an ninh và dữ liệu, quản lý lao động,...

G - Governance (Quản trị): Thước đo đnahs giá cá vấn đề liên qua đến quản trị của một doanh nghiệp như đạo đức kinh doanh, quyền sở hữu trí tuệ, tuần thủ các quy định pháp luật,...

thanh-phan-tieu-chuan-esg-la-gi

Thành phần tiêu chuẩn ESG

Lợi ích khi có tiêu chuẩn ESG là gì?

  • Tiếp cận vốn tăng cường

Hiện nay các tổ chức tài chính đang xem xét bảo cáo ESG và quản lý lý rủi ro liên quan tới biến đổi khí hậu khi đưa ra quyết định về đầu tư. Những công ty có quy trình báo cáo ESG chi tiết, rõ ràng sẽ hấp dẫn nhà đầu tư trong và ngoài nước.

  • Nâng cao giá trị thương hiệu

Những công ty thể hiện được năng lực tốt, chứng tỏ mình là công dân có trách nhiệm, ý thức chung tay bảo vệ môi trường xanh. Điều này đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút người tiêu dùng, các nhà đầu tư cá nhân. Ngược lại, báo cáo ESG không chuẩn xác dẫn đến các cáo buộc lừa dối và gây thiệt hại cho danh tiếng của tổ chức.

  • Quản trị rủi ro

Làm theo báo cáo ESG giúp các công ty nhìn nhận và giải quyết các rủi ro xã hội và môi trường, từ đó giảm thiểu sự gián đoạn đắt đỏ. Đồng thời, nó cũng giúp doanh nghiệp dự đoán và xử lý các rủi ro tiềm ẩn liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh và danh tiếng của công ty.

Điều này cũng giúp cho doanh nghiệp nhận thấy ro những lĩnh vực không bền vững trong tổ chức và chuỗi cũng ứng, từ đó có sự thay đổi và khắc phục kịp thời. Hỗ trợ doanh nghiệp tăng năng suất hoạt động và tiết kiệm chi phí.

  • Tuân thủ luật pháp và quy định

Khi báo cáo ESG ngày càng cụ thể chi tiết hơn, tổ chức cần xác định và tuân thủ luật pháp, quy định và khung hệ thống liên quan. Việc tuân thủ là vô cùng quan trọng, bỏ qua các yêu cầu này có thể gây ra chi phí và thiệt hại đáng kể trong tương lai

>>> Xem thêm: DXY là gì? Tổng quan về chỉ số DXY

doanh-nghiep-niem-yet-chu-trong-tieu-chuan-esg

Doanh nghiệp niêm yết chú trọng tiêu chuẩn ESG

Những lợi ích trên nên được xem là động lực để doanh nghiệp thực hiện các thay đổi quan trọng trong hoạt động kinh doanh. Tuy hiếm có doanh nghiệp nào có thể ngay lập tức áp dụng các thực tiễn hoàn toàn bền vững, nhưng bằng cách tập trung vào việc xây dựng quy trình báo cáo ESG toàn diện và mạnh mẽ, tổ chức có thể thể hiện sự nghiêm túc trong quá trình này. Nhờ vào cách truyền thông chặt chẽ và minh bạch trong quá trình chuyển đổi hoạt động, các nhà lãnh đạo kinh doanh có thể tiếp tục xây dựng giá trị công ty trong khi đồng thời đóng góp vào việc xây dựng một tương lai bền vững về môi trường và xã hội.

Thực hiện ESG như thế nào?

Không dễ để lập được một báo cáo ESG rõ ràng cụ thể có tác động mạnh mẽ đến người đọc.  Đòi hỏi sự cộng tác giữa các bộ phận và có hiểu biết sâu sắc về tổ chức để hướng tới các mục tiêu chung.

Lập báo cáo ESG gồm 5 bước như sau:

Bước 1: Định rõ mục tiêu và ưu tiên vấn đề ESG.

Bước 2: Đặt mục tiêu theo tiêu chí SMART.

Bước 3: Thu thập dữ liệu định lượng và định tính.

Bước 4: Xác định chỉ số hiệu suất chính cho mỗi mục tiêu ESG.

Bước 5: Công khai mục tiêu ESG.

trien-khai-esg

>>> Xem thêm: AI Tạo Sinh Và Những Điều Cần Biết

Tạm kết

Trên đây là những thông tin về tiêu chuẩn ESG là gì, hy vọng doanh nghiệp có thể nắm rõ những điều này. Để bắt kịp xu hướng và hoàn thành tốt bộ tiêu chuẩn này, lãnh đạo cần tìm hiểu sâu rộng về ESG và có cách quản trị phù hợp.