Quảng cáo
Biti's: Cách

Giá trị tài sản ròng là gì? Những điều cần phải nắm rõ

Tài chính Cập nhật 10 tháng 01

Giá trị tài sản ròng” là một khái niệm rất quan trọng liên quan đến lĩnh vực tài chính và kinh doanh. Thể hiện tình hình tài chính của một cá nhân, tổ chức hoặc một quốc gia. Đây là một chỉ số quan trọng ảnh hưởng lớn đến sự thành bại của một dự án đầu tư hoặc một giao dịch kinh doanh nào đó trong doanh nghiệp. Hôm nay hãy cùng Kiến Thức Kinh Tế tìm hiểu rõ hơn về chủ đề này nhé.

Giá trị tài sản ròng là gì?

Giá trị tài sản ròng (Net Asset Value - NAV) được định nghĩa là giá trị tài sản thuộc quyền sở hữu của một cá nhân, một công ty hoặc một quốc gia sau khi trừ các khoản nợ. 

Tài sản có thể là tiền mặt, bất động sản, cổ phiếu, trái phiếu, hàng hóa, máy móc, thiết bị và tài sản khác. Nợ phải trả là tất cả các khoản nợ chưa thanh toán trong ngắn hạn và dài hạn.

giá trị tài sản ròng

Giá trị tài sản ròng

Các loại giá trị tài sản ròng

Chủ thể giá trị tài sản ròng được phân loại như sau: cá nhân, doanh nghiệp, quốc gia

Giá trị tài sản ròng của cá nhân

Giá trị tài sản ròng của cá nhân là giá trị tài sản do cá nhân đó sở hữu sau khi trừ đi các khoản nợ. Nó biểu thị giá trị tài sản cá nhân đó sở hữu mà không bị nợ nần áp đảo.

Để tính giá trị tài sản ròng của một cá nhân, ta trừ tổng các khoản nợ cá nhân phải trả từ tổng giá trị tài sản mà cá nhân đó sở hữu.

Tài sản của cá nhân có thể bao gồm tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, các khoản đầu tư, bất động sản, trái phiếu, cổ phiếu, tài sản thương hiệu, tài sản trí tuệ, tài sản cá nhân như trang sức, ô tô, đồng hồ và tài sản khác.

Các khoản nợ của cá nhân có thể là các khoản vay ngân hàng, vay tín dụng, vay mua nhà, mua xe hoặc các khoản nợ như nợ thuế, nợ chi tiêu cá nhân,...

Giá trị tài sản ròng của một cá nhân phản ánh giá trị tài chính mà cá nhân đó sở hữu. Nó được sử dụng để đánh giá tình hình tài chính của cá nhận, đồng thời xác định khả năng tiếp cận tài sản và khả năng thanh toán nợ. Ngoài ra còn hỗ trợ cá nhân lập kế hoạch tài chính, đưa ra quyết định đầu tư và các vấn đề tài chính khác.

Giá trị tài sản ròng cá nhân

Giá trị tài sản ròng cá nhân

Giá trị tài sản ròng của doanh nghiệp

Để tính giá trị tài sản ròng của một doanh nghiệp, ta trừ đi các khoản nợ mà doanh nghiệp phải trả dựa trên tổng tài sản mà doanh nghiệp đang sở hữu. Kết quả thu được là giá trị tài sản ròng của doanh nghiệp không bị ảnh hưởng bởi nợ.

Giá trị tài sản ròng của doanh nghiệp bao gồm tất cả tài sản của doanh nghiệp như tiền mặt, các khoản đầu tư, bất động sản, thiết bị, cổ phiếu, trái phiếu và các tài khoản khác.

Các khoản nợ có thể là các khoản vay từ ngân hàng hoặc những bên khác, nợ thuế, các khoản vay khác và các khoản nợ khác.

Giá trị tài sản ròng là chỉ số quan trọng để đánh giá tình hình tài chính và giá trị sở hữu tài sản của doanh nghiệp. Nó được sử dụng để xác định giá trị thực của doanh nghiệp trước khi mua bán cổ phần, ngoài ra còn để đánh giá hiệu suất tài chính và theo dõi sự thay đổi giá trị tài sản của doanh nghiệp theo thời gian.

Giá trị tài sản ròng của quốc gia

Giá trị tài sản ròng của một quốc gia là tổng tất cả tài sản sở hữu bởi cá nhân, doanh nghiệp và tổ chức trong quốc gia đó sau khi trừ các khoản nợ.

Để tính giá trị tài sản ròng của một quốc gia, ta nên tính xem xét đến cá thành phần tài sản vô hình như quyền sở hữu trí tuệ, giá trị thương hiệu; tài sản vật chất như bất động sản, thiết bị, nhà máy; tài sản tài chính như cổ phiếu, trái phiếu, tiền mặt và một số loại tài khoản khác.

Giá trị tài sản ròng của một quốc gia có thể cung cấp thông tin quan trọng về tình hình tài chính và tăng trưởng kinh tế của quốc gia đó. Nó được sử dụng để đánh giá khả năng chi trả nở, tiềm năng đầu tư phát triển, và là thước đo đánh giá kinh tế với những quốc gia khác.

>>> Xem thêm: Các loại thuế doanh nghiệp phải nộp

Cách tính giá trị tài sản ròng

cách tính giá trị tài sản ròng

Cách tính giá trị tài sản ròng

Giá trị tài sản ròng có công thức tính sau:

Giá trị tài sản ròng = Tổng các loại tài sản - Tổng khoản nợ phải trả

Trong đó:

  • Tổng tài sản bao gồm: các loại tài sản ngắn hạn và dài hạn, các khoản phải thu ngắn hạn và dài hạn, các khoản đầu tư ngắn hạn và dài hạn, tài sản cố định,...
  • Tổng nợ phải trả bao gồm: Nợ ngắn hạn và nợ dài hạn
  • Nợ ngắn hạn: là các khoản phải trả có chu kỳ thanh toán dưới 12 tháng như lương, thuế, khoản vay ngân hàng ngắn hạn,...
  • Nợ dài hạn: Là các khoản phải trả có chu kỳ thanh toán trên 12 tháng như khoản vay đối tác, vay ngân hàng,...

>>> Xem thêm: Lãi suất thả nổi là gì? Có nên vay ngân hàng theo lãi suất thả nổi không?

Yếu tố ảnh hưởng đến tài sản ròng

yếu tố ảnh hưởng giấ trị tài sản ròng

Yếu tố ảnh hưởng đến tài sản ròng

Tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận

Khi doanh nghiệp hoặc tài sản có sự tăng trưởng về doanh thu thường có khả năng tạo ra giá trị tài sản ròng cao hơn. Gia tăng về mặt doanh thu phản ảnh sự tăng cường hoạt động kinh doanh, khả năng cạnh tranh cao và sự phát triển của một doanh nghiệp. Doanh thu tăng đồng nghĩa với việc tăng khả năng sinh lợi và tăng trưởng trong tương lai. 

Khi mà lợi nhuận có sự thay đổi tích cực từ hoạt động kinh doanh, thì doanh nghiệp tăng khả năng trả nợ và hiệu suất kinh tế ổn định. Nó cho thấy sự hấp dẫn của một doanh nghiệp hoặc tài sản đối với các nhà đầu tư và có thể tăng giá trị thị trường của chúng.

Tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận hiện tại cũng là tiêu chí để đánh giá tiềm năng tăng trưởng trong tương lai. Nếu một công ty hoặc tài sản có tiềm năng tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận, giá trị tài sản ròng của nó có thể tăng lên do sự kỳ vọng về tương lai tích cực. Điều này thường được phản ánh trong quá trình định giá và giao dịch trên thị trường tài chính.

Quản lý tài chính

Khi một quốc gia, doanh nghiệp và cá nhân quản lý tài chính một cách cẩn thận và tránh các khoản nợ xấu thì giá trị tài sản ròng sẽ được tăng lên. Ngược lại, nếu như quản lý tài chính không hiệu quả, tích lúy nợ quá mức hoặc gặp khó khăn trong việc thanh toán nợ sẽ khiến giá trị tài sản ròng giảm.

Quản lý tài chính thông qua việc đầu tư và quản lý danh mục đa dạng. Quản lý tài chính thông minh có thể là đầu tư vào các tài sản có tiềm năng sinh lời. Ngược lại nếu như đầu tư không phù hợp sẽ gây thiệt hại rất lớn đến giá trị tài sản ròng. Quản lý tài chính thông mình cũng bao gồm việc quản lý rủi ro, tránh ảnh hưởng tiêu cực đến tài sản ròng. Để đảm bảo quản lý tài chính hiệu quả có thể cải thiện hiệu suất tài chính, tăng thu nhập, giảm chi phí  và tối ưu hóa cấu trúc vốn.

>>> Xem thêm: Tiền gửi không kỳ hạn là gì? Những lợi ích của tiền gửi không kỳ hạn là gì?

Yếu tố ngoại vi

Ngoài những yếu tố kể trên, một số yếu tố ngoại vi khác cũng có thể ảnh hưởng đến giá trị tài sản ròng như:

  • Tình hình kinh tế;
  • Chính sách tiền tệ, tài chính;
  • Địa lý;
  • Chính sách quản lý và pháp luật;
  • Biến động thị trường.

Kết luận

Giá trị tài sản ròng là một loại tài sản quan trọng, nắm rõ những thông tin trong bài viết bạn có thể đánh giá được tình hình tài chính của chủ thể. Việc tính toán tài sản ròng giúp chủ thể nắm rõ được tình hình sản xuất kinh doanh, biến động vốn, các khoản vay nợ,...Từ đó có những chính sách, kế hoạch phù hợp.