Affiliate Marketing đang trở thành một xu hướng kiếm tiền online hấp dẫn nhờ tiềm năng thu nhập cao và khả năng làm việc linh hoạt. Với mô hình này, bạn có thể kiếm tiền bằng cách quảng bá sản phẩm mà không cần sở hữu hàng hóa hay lo lắng về vận hành. Trong bài viết này, KIEN THUC KINH TE sẽ giúp bạn hiểu rõ cách hoạt động của Affiliate Marketing, ưu nhược điểm và chiến lược để tối ưu hiệu quả.
Affiliate Marketing hay Tiếp thị liên kết là mô hình kinh doanh dựa trên hiệu quả, trong đó các nhà cung cấp (Advertiser) trả hoa hồng cho các đối tác liên kết (Affiliate) như Blogger, YouTuber, người nổi tiếng, khi họ giới thiệu thành công khách hàng mua sản phẩm/dịch vụ.
Affiliate Marketing hoạt động như sau: Đối tác bán hàng quảng bá sản phẩm của nhà cung cấp và nhận hoa hồng từ mỗi giao dịch thành công thông qua đường dẫn liên kết riêng của mình. Nhà cung cấp hưởng lợi từ việc tăng doanh số, lưu lượng truy cập website, nhận diện thương hiệu và mở rộng phạm vi tiếp cận khách hàng.
Như vậy, tên gọi Affiliate Marketing được hiểu là mô hình kinh doanh. Còn Affiliate chỉ rõ vai trò của người đó trong hệ thống Affiliate Marketing.
Affiliate Marketing là gì?
Các bên liên quan trong Affiliate Marketing gồm:
Trong đó:
- Nhà cung cấp (Advertiser/Merchant): Là doanh nghiệp hoặc cá nhân sở hữu sản phẩm/dịch vụ và muốn tăng doanh số bán hàng thông qua tiếp thị liên kết. Họ thiết lập chương trình tiếp thị liên kết, cung cấp tài nguyên và công cụ hỗ trợ cho các nhà phân phối, đồng thời trả hoa hồng cho mỗi giao dịch thành công được thực hiện qua các liên kết giới thiệu.
- Nhà phân phối (Affiliate/Publisher): Là cá nhân hoặc tổ chức sở hữu website, blog, kênh truyền thông xã hội, v.v., và có lượng người dùng nhất định. Họ quảng bá sản phẩm/dịch vụ của nhà cung cấp bằng nội dung hấp dẫn như bài viết, video, hình ảnh, nhằm thu hút khách hàng tiềm năng. Khi khách hàng mua hàng thông qua liên kết giới thiệu, nhà phân phối nhận được hoa hồng từ nhà cung cấp.
- Khách hàng (End User): Là người tiêu dùng cuối cùng mua sản phẩm/dịch vụ từ nhà cung cấp thông qua liên kết giới thiệu của nhà phân phối. Họ không trực tiếp liên quan đến thỏa thuận giữa nhà cung cấp và nhà phân phối, mà chỉ đơn giản là thực hiện giao dịch mua bán.
- Nền tảng tiếp thị liên kết (Affiliate Network): Là nền tảng trung gian kết nối nhà cung cấp và nhà phân phối, đơn giản hóa việc quản lý và theo dõi hiệu quả chiến dịch tiếp thị. Nền tảng cung cấp các công cụ quản lý tài khoản, theo dõi lưu lượng truy cập, thống kê hoa hồng,... giúp cả hai bên dễ dàng theo dõi và tối ưu hóa chiến dịch.
>>>Xem thêm: Hướng dẫn cách làm tiếp thị liên kết từ con số 0
Trong lĩnh vực tiếp thị liên kết và kinh doanh online, lượt click từ mạng xã hội đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra doanh thu. Dưới đây là năm nguồn click phổ biến từ mạng xã hội và cách tận dụng hiệu quả từng phương thức để tối ưu hóa lợi nhuận.
Hệ thống này hoạt động bằng cách khiến người dùng truy cập vào một đường link giả mạo để theo dõi cookie của họ. Nếu trong vòng 7 ngày kể từ khi truy cập, người dùng thực hiện mua hàng trên Shopee hoặc các nền tảng tương tự, chủ sở hữu link sẽ nhận được hoa hồng từ đơn hàng đó. Hệ thống này thường chia thành hai phương thức:
- Spam link qua tài khoản giả mạo: Các tài khoản ảo đăng tải những đường link fake nhằm thu hút người dùng nhấp vào.
- Dựng nội dung gây tranh cãi để điều hướng click: Các fanpage hoặc group đăng tải tin tức giật gân, hình ảnh chỉnh sửa hoặc nội dung kích động dư luận. Khi bài viết thu hút tương tác lớn, admin sẽ chỉnh sửa nội dung hoặc ghim bình luận chứa link tiếp thị liên kết, khiến người dùng tò mò truy cập.
Hệ thống này cũng xuất hiện phổ biến trên các website xem phim, nơi các quảng cáo pop-up hoặc banner chứa link tiếp thị liên kết bẫy cookie người dùng.
Hệ thống spam Link và bẫy cookie khiến người dùng truy cập vào một đường link giả mạo để theo dõi cookie của họ
Lượt click từ quảng cáo trả phí (traffic ads) là nguồn lưu lượng có thể kiểm soát và mở rộng tùy theo ngân sách. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả tối đa, doanh nghiệp cần có chiến lược tối ưu:
- TUT chạy quảng cáo: Nếu không có kinh nghiệm chạy quảng cáo hoặc thiếu hệ thống tối ưu, ngân sách có thể bị tiêu hao nhanh chóng mà không đem lại lợi nhuận. Việc áp dụng các kỹ thuật chạy quảng cáo (TUT) giúp tăng hiệu suất chuyển đổi.
- Đo lường lợi nhuận: Doanh nghiệp cần có công cụ đo lường chính xác để tránh tình trạng ngân sách quảng cáo cao hơn lợi nhuận thu về.
Xây dựng hệ thống fanpage và group chuyên sâu theo từng lĩnh vực giúp tạo ra tệp khách hàng tiềm năng ổn định. Đây là một phương pháp dài hạn và bền vững giúp doanh nghiệp tiếp cận khách hàng tự nhiên mà không phải tốn quá nhiều chi phí quảng cáo. Một số mô hình phổ biến có thể kể đến:
- Group thời trang: Chia sẻ cách phối đồ, xu hướng thời trang và gắn link sản phẩm liên quan. Bằng cách đăng tải nội dung hữu ích như mẹo chọn trang phục, cách phối màu theo phong cách cá nhân, group này dễ dàng thu hút người quan tâm đến thời trang. Khi có lòng tin vào thương hiệu hoặc người chia sẻ, người dùng sẵn sàng nhấp vào link mua hàng.
- Group kiến thức nuôi con: Đây là một lĩnh vực tiềm năng bởi các bậc phụ huynh luôn tìm kiếm thông tin về chăm sóc trẻ. Các bài viết chia sẻ kinh nghiệm chăm con, đánh giá sản phẩm cho mẹ và bé, hoặc tư vấn sức khỏe trẻ em giúp tạo sự tin tưởng, từ đó dễ dàng điều hướng người dùng đến sản phẩm liên quan như sữa bột, đồ dùng cho bé.
- Group sách và giáo dục: Chia sẻ đánh giá sách, tóm tắt nội dung, hoặc thảo luận về kiến thức chuyên ngành giúp tạo ra một cộng đồng gắn kết. Khi người dùng tin tưởng vào những đánh giá từ group, họ sẽ có xu hướng mua sách thông qua link tiếp thị được gắn trong bài viết.
Hệ thống này có ưu điểm là chi phí duy trì thấp, tạo ra tệp khách hàng trung thành và có tỷ lệ chuyển đổi cao. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả, cần quản lý và duy trì nội dung đều đặn, xây dựng cộng đồng một cách tự nhiên thay vì tập trung vào quảng cáo quá mức.
Mô hình này tận dụng cơ chế đề xuất của các nền tảng như Facebook Reels, TikTok để thu hút lượt click. Đây là phương pháp hiệu quả khi muốn khai thác sức mạnh của video ngắn - một dạng nội dung đang được các nền tảng ưu tiên hiển thị.
- Không cần nhiều lượt theo dõi: Một số video có thể viral mạnh, kéo theo lượng người xem lớn mà không cần page có lượng fan đông đảo.
- Tận dụng nội dung reup từ TikTok: Sử dụng lại nội dung hot từ TikTok nhưng điều chỉnh phù hợp với tệp khách hàng mục tiêu. Ví dụ, một video về sản phẩm làm đẹp đang hot trên TikTok có thể được chỉnh sửa lại để quảng bá link mua hàng của mình.
- Hướng đến khách hàng có hành vi mua hàng: Các page dạng này thường xây dựng hình ảnh chuyên biệt về bán hàng ngay từ đầu. Điều này giúp tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi vì người theo dõi đã quen với việc mua hàng qua nội dung của page.
Việc phát triển hệ thống page reup cần chú trọng vào nội dung hấp dẫn, chọn đúng sản phẩm phù hợp với xu hướng và tối ưu mô tả để tăng tỷ lệ click vào link tiếp thị.
Cần chọn đúng sản phẩm phù hợp với xu hướng và tối ưu mô tả để tăng tỷ lệ click vào link tiếp thị
Hình thức này bao gồm việc chia sẻ link tiếp thị trên trang cá nhân, hội nhóm hoặc fanpage mà không có hệ thống lớn hỗ trợ. Đây là phương pháp dễ thực hiện, nhưng hiệu quả có thể không cao bằng các hình thức khác do:
- Thiếu sự tin tưởng từ người dùng: Nếu chỉ đơn thuần đăng link mà không có nội dung giá trị đi kèm, người dùng sẽ ít có động lực để click.
- Phụ thuộc vào tần suất đăng bài: Để đạt hiệu quả, cần liên tục chia sẻ nội dung hữu ích, tạo dựng thương hiệu cá nhân và tương tác với khách hàng để xây dựng lòng tin.
- Dễ bị nền tảng hạn chế hiển thị: Việc spam link quá mức có thể bị nền tảng mạng xã hội giảm hiển thị, khiến lượt tiếp cận giảm mạnh.
Dù vậy, nếu biết cách tận dụng, việc chia sẻ link theo hình thức này vẫn có thể đem lại lượng click đáng kể, đặc biệt là khi kết hợp với nội dung hấp dẫn và giá trị thực sự cho người dùng.
Mỗi nguồn click từ mạng xã hội đều có ưu và nhược điểm riêng. Để tối ưu hóa lợi nhuận, doanh nghiệp cần kết hợp nhiều phương pháp và liên tục điều chỉnh chiến lược. Bên cạnh đó, việc hiểu rõ cơ chế hoạt động của từng nền tảng, nắm bắt xu hướng và ứng dụng công nghệ tối ưu sẽ giúp doanh nghiệp phát triển bền vững trong lĩnh vực tiếp thị liên kết và bán hàng online.
>>>Xem thêm: 10 Cách kiếm tiền trên Tik Tok đơn giản nhất 2025
- CPC (Cost Per Click): Nhà cung cấp trả hoa hồng cho mỗi lượt nhấp chuột vào liên kết giới thiệu, dẫn người dùng đến trang web của họ. Đây là hình thức dễ bắt đầu, nhưng thu nhập thường thấp và đòi hỏi lượng truy cập lớn để sinh lời.
Ví dụ: Một blog về công nghệ đặt banner quảng cáo của một sàn thương mại điện tử. Mỗi khi có người nhấp vào banner để truy cập trang mua sắm, chủ blog nhận được 1.000 đồng.
- CPL (Cost Per Lead): Nhà cung cấp trả hoa hồng khi người dùng thực hiện hành động cụ thể (ví dụ: điền form đăng ký, tải ebook), tức là tạo ra một lead (khách hàng tiềm năng). Thu nhập cao hơn CPC, phù hợp với sản phẩm/dịch vụ giá trị cao, nhưng đòi hỏi chiến lược marketing hiệu quả để thu hút lead.
Ví dụ: Một trang web chuyên về du học quảng bá chương trình tư vấn miễn phí của một trung tâm. Mỗi khi người dùng điền vào form đăng ký tư vấn, chủ trang web nhận được 100.000 đồng.
- CPS (Cost Per Sale): Đây là hình thức phổ biến và hiệu quả nhất, trả hoa hồng cho mỗi giao dịch bán hàng thành công thông qua liên kết. Thu nhập cao nhất, nhưng đòi hỏi nhà phân phối phải xây dựng lòng tin và thuyết phục khách hàng mua hàng.
Ví dụ: Một YouTuber chuyên review mỹ phẩm đặt link tiếp thị của một thương hiệu mỹ phẩm trong phần mô tả video. Khi khán giả nhấp vào liên kết và mua sản phẩm, YouTuber nhận được 10% giá trị đơn hàng.
Cách trả phí Affiliate Marketing như thế nào?
- CPO (Cost Per Order): Giống CPS, nhưng hoa hồng được trả cho mỗi đơn hàng được đặt, bất kể đơn hàng có thành công hay không. Nhà cung cấp chịu trách nhiệm xử lý thanh toán và hoàn tiền. Dễ kiếm hoa hồng hơn CPS, nhưng thu nhập thường thấp hơn và rủi ro cao hơn cho nhà cung cấp.
Ví dụ: Một trang web về ẩm thực đặt link đến một nền tảng đặt đồ ăn trực tuyến. Khi khách hàng đặt món qua link, dù có nhận hàng hay không, trang web vẫn nhận được 5.000 đồng/đơn hàng.
- CPI (Cost Per Install): Trả hoa hồng cho mỗi lượt tải xuống và cài đặt ứng dụng thành công thông qua liên kết giới thiệu. Phù hợp cho ứng dụng di động, dễ theo dõi hiệu quả, nhưng thu nhập thường thấp và cần lượng người dùng lớn.
Ví dụ: Một TikToker về game đăng video hướng dẫn chơi và kèm link tải ứng dụng. Mỗi khi có người tải và cài đặt trò chơi qua link này, TikToker nhận được 8.000 đồng.
>>>Xem thêm: PHÂN BIỆT KOL VÀ KOC ? LÀN SÓNG MỚI TRONG CHIẾN DỊCH MAKRTING
- Khởi đầu dễ dàng: Affiliate Marketing không yêu cầu vốn lớn, không cần nhập hàng hay quản lý kho. Thủ tục tham gia đơn giản, có thể bắt đầu nhanh chóng chỉ với vài bước đăng ký. Chỉ cần có kiến thức cơ bản về internet và kỹ năng online, bạn đã có thể triển khai công việc.
- Linh hoạt và chủ động: Bạn có thể làm việc bất cứ đâu, bất cứ khi nào miễn là có kết nối internet. Việc lựa chọn sản phẩm để quảng bá hoàn toàn phụ thuộc vào sở thích và chuyên môn của bạn. Điều này mang lại sự chủ động tối đa trong công việc và thu nhập.
- Tiềm năng thu nhập cao: Mức hoa hồng trong Affiliate Marketing có thể lên đến 50% hoặc hơn, tùy sản phẩm. Thu nhập tỷ lệ thuận với nỗ lực, chiến lược và kỹ năng marketing của bạn. Nếu xây dựng hệ thống tốt, bạn có thể tạo ra nguồn thu nhập thụ động ổn định.
- Phát triển kỹ năng và thương hiệu cá nhân: Quá trình làm Affiliate giúp bạn nâng cao kiến thức về marketing, bán hàng online và xây dựng thương hiệu cá nhân. Việc chia sẻ nội dung chất lượng giúp bạn tạo dựng uy tín trong lĩnh vực của mình. Đồng thời, bạn có thể mở rộng mối quan hệ với cộng đồng và đối tác tiềm năng.
Ưu điểm và hạn chế của Affiliate Marketing
- Thu nhập không ổn định: Lợi nhuận có thể dao động lớn tùy vào hiệu quả quảng bá và xu hướng thị trường. Một tháng bạn có thể kiếm được nhiều, nhưng tháng sau có thể giảm mạnh. Không có gì đảm bảo thu nhập ổn định trừ khi bạn xây dựng hệ thống vững chắc.
- Cạnh tranh cao: Ngày càng nhiều người tham gia Affiliate Marketing, khiến thị trường trở nên khốc liệt. Để nổi bật, bạn cần có chiến lược tiếp thị thông minh và đầu tư nhiều thời gian. Nếu không có lợi thế cạnh tranh, rất khó để đạt doanh thu cao.
- Đòi hỏi thời gian và kỹ năng: Affiliate không phải là cách kiếm tiền nhanh chóng mà đòi hỏi sự kiên trì. Bạn cần học SEO, content marketing, quảng cáo và các chiến lược bán hàng. Việc xây dựng kênh bán hàng hiệu quả mất nhiều thời gian và công sức.
- Phụ thuộc vào nền tảng và chính sách: Các nền tảng Affiliate có thể thay đổi thuật toán, giảm hoa hồng hoặc ngừng chương trình bất cứ lúc nào. Nếu không có chiến lược đa dạng nguồn thu, bạn có thể gặp rủi ro mất thu nhập. Điều này đòi hỏi bạn luôn cập nhật và thích nghi với xu hướng mới.
>>>Xem thêm: 23 MẸO KIẾM TIỀN ''NGAY CẢ TRONG LÚC NGỦ''
Affiliate Marketing là một hình thức kinh doanh đầy tiềm năng, giúp bạn tạo nguồn thu nhập thụ động nếu biết cách triển khai hiệu quả. Tuy nhiên, để thành công, bạn cần đầu tư thời gian học hỏi, chọn sản phẩm phù hợp và xây dựng chiến lược tiếp thị đúng đắn. Theo dõi KIEN THUC KINH TE để cập nhật thêm nhiều kiến thức hữu ích, giúp bạn phát triển bền vững trong lĩnh vực này!