Quảng cáo
Biti's: Cách

PHÂN BIỆT KOL VÀ KOC ? LÀN SÓNG MỚI TRONG CHIẾN DỊCH MAKRTING

Kinh doanh Cập nhật 23 tháng 12

Với sự bùng nổ từ các nền tảng social media cho đến các sàn thương mại điện tử, KOL và KOC đã thổi vào chiến dịch marketing một làn sóng mới mẻ và độc đáo. Dù bản chất của 2 khái niệm này đã tồn tại từ rất lâu, song những năm gần đây thì KOL và KOC mới thực sự bùng nổ. Vậy KOL KOC là gì? Bạn đã biết chưa? Nếu chưa, hãy cùng theo chân mình khám phá nhé!

Khái niệm

KOL – Key opinion leader hay còn gọi là “người có sức ảnh hưởng”, là một cá nhân hay tổ chức có kiến thức sản phẩm chuyên môn và có tầm ảnh hưởng trong lĩnh vực hay ngành nghề của họ.

KOC – Key Opinion Consumer là “những người tiêu dùng có sức ảnh hưởng lớn trên thị trường”. Công việc của họ là thử nghiệm các sản phẩm, dịch vụ và đưa ra những nhận xét, đánh giá

Phân biệt KOL và KOC

Mức độ chủ động

  • Các nhãn hàng, thương hiệu sẽ chủ động tìm kiếm, làm việc với KOLs và trả phí cho họ để quảng bá sản phẩm dịch vụ trên nền tảng KOLs. 

  • Còn KOC thì thường chủ động và đánh giá các sản phẩm mà họ đang có sự quan tâm, các review mang tính chất khách quan và không bị ảnh hưởng bởi những yếu tổ khác liên quan đến lợi ích, tiền bạc. 

Quy mô đối tượng

  • Phần lớn các KOLs được phân loại dựa trên số lượng followers: Nano, Micro, Macro, Clebs (người nổi tiếng với hàng triệu người theo dõi). 

  • Với KOC quy mô đối tượng của họ không quá quan trọng, thứ họ cần là đo lường mức độ hài lòng và phản ứng của người tiêu dùng trên thị trường.

Chuyên môn 

  • KOLs đòi hỏi phải là những người có chuyên môn, kiến thức sâu rộng để có thể dẫn dắt người dùng. 

  • Còn KOC với vị trí là người đi mua hàng và đưa ra những đánh giá của chính họ với sản phẩm. 

Độ tin cậy

  • KOLs thường được các nhãn hàng, thương hiệu book để PR, đôi khi những KOL cũng đưa ra những đánh giá đôi khi cũng hơi “lố” để làm hài lòng nhãn hàng.

  • Nhưng với KOC, họ sở hữu độ tin cậy cao với khách hàng, vì chính KOC cũng là một khách hàng. Những đánh giá của họ thực tế và không mang tính quảng cáo nào cho thương hiệu họ review. 

>>> Bài được quan tâm: PHÂN BIỆT KOL VÀ KOC ? LÀN SÓNG MỚI TRONG CHIẾN DỊCH MAKRTING

Khi nào thì nên sử dụng KOL và KOC

KOL được sử dụng cho các chiến dịch khi:

  • ️Các chiến dịch ra mắt sản phẩm mới cần độ phủ rộng

Một cách hiệu quả cao cho các thương hiệu làm việc với những người có ảnh hưởng là cộng tác và tài trợ bài viết liên tục. Đây là một cách để khởi chạy một sản phẩm mới ra thị trường vì nó cho phép những người có ảnh hưởng tạo nội dung cho bạn và chia sẻ các đánh giá của họ, điều này sẽ xây dựng nhận thức về thương hiệu.

  • ️Đại sứ thương hiệu, gương mặt thương hiệu theo mùa lễ

Chúng ta vẫn thường hay thấy các ca sĩ, nghệ sĩ trở thành Đại sứ thương hiệu một khu vực hoặc toàn cầu. Từ đó, nhận thức về thương hiệu được thể hiện trên quy mô lớn. Nếu bạn chọn đúng đại sứ thương hiệu cho đối tượng khách hàng mục tiêu của thương hiệu, chắc chắn hiệu quả của chiến dịch sẽ đạt đến mức tốt nhất. 

kol-koc-la-gi-2

Đối với KOC

  • KOC trở thành một chiến dịch thúc đẩy doanh thu trong thời gian ngắn bằng cách tạo niềm tin qua review, đánh giá chân thật

KOC ngày càng phát triển nhờ sự ‘đi lên’ của các group Facebook và Tiktok. Ta có thể thấy được rất nhiều KOC nổi tiếng với những lượt theo dõi khủng trên các trang mạng xã hội như Anh Kiên Review, Baby Kopohome. 

  • ️Điều hướng khách hàng về web, TMĐT, tỉ lệ chuyển đổi cao

 

Các yếu tố cần có để trở thành KOL, KOC là gì?

Vậy nếu muốn trở thành một KOL và KOC chuyên nghiệp thì những yếu tố cần có là gì? Bạn có thể tham khảo những yếu tố cốt lõi sau đây để giải đáp cho câu hỏi này nhé.

Biết rõ thế mạnh của bản thân

Để trở thành một người có sức ảnh hưởng khác biệt, bạn cần phải nổi trội về một mảng nhất định nào đó. Nếu mọi thứ đều nhạt nhòa và giống nhau, không có gì ấn tượng hơn thì sẽ chẳng có ai quan tâm bạn là ai.

Ví dụ, nếu muốn làm KOL và KOC cho một nhãn hàng du lịch, thì bạn phải am hiểu về kiến thức du lịch và các tin tức du lịch mới cập nhật. Bạn cũng cần phải có những trải nghiệm du lịch tại đó, để đưa ra những nhận xét nghiêm túc, đánh giá chân thực và sống động khách quan nhất.

Xác định tệp khách hàng

Cũng giống như việc bán hàng, muốn trở thành KOL và KOC thì bạn cần xác định cho mình tệp khách hàng, công chúng mục tiêu. Để tập trung bổ sung kiến thức cần thiết nhằm thuyết phục những đối tượng đó. Bạn nên xem xét những yếu tố như: độ tuổi, giới tính, thu nhập, khu vực, sở thích, thói quen sống,…

kol-koc-la-gi-3

Đầu tư cho bản thân

Muốn bản thân mình trở nên hoàn hảo hơn và có sức ảnh hưởng lớn, thì bạn cần phải đầu tư thật nhiều cho chính mình. Nếu là một Travel Vlogger, bạn cần học cách chụp ảnh, quay dựng phim và đầu tư thiết bị phục vụ quá trình quay vlog đó,... Từ đó cho ra những sản phẩm chất lượng thu hút người xem đông đảo. Đồng thời giúp họ biết đến bạn nhiều hơn và khiến mình trở nên chuyên nghiệp, đáng tin cậy hơn trong mắt mọi người. 

Mở rộng Networking

Đây chính là cơ hội để bạn trở thành một KOL và KOC thực thụ. Bạn cần tạo dựng những mối quan hệ hợp tác với các bộ phận booking của Agency, mối quan hệ với các thương hiệu mà bạn có chuyên môn hoặc có sức ảnh hưởng đến khách hàng mục tiêu của họ,.... Qua đó, bạn sẽ được mời hợp tác để làm đại diện thương hiệu, trải nghiệm sử dụng sản phẩm, hay làm diễn viên quay quảng cáo,… 

Ngày nay, chúng ta không còn quá xa lạ gì với khái niệm Affiliate Marketing – Tiếp thị liên kết. Với những KOC, họ thường kiếm tiềm thông qua hoa hồng từ các link sản phẩm mà họ sử dụng. Tiếp thị liên kết được theo dõi qua các liên kết duy nhất giúp thương hiệu hiểu đường dẫn giới thiệu của chuyển đổi. Cách thức tốt nhất để hợp tác dưới hình thức này là qua nền tảng Instagram và TikTok.

>>> Bài được quan tâm:

ĐIỂM GIỐNG NHAU VÀ KHÁC NHAU GIỮA QUÃNG CÁO VÀ PR