DTI là viết tắt của Debt to Income có nghĩa là hệ số nợ trên thu nhập. Đây còn là thước đo đánh giá khả năng tài chính của một khách hàng có khả năng thanh toán và hoàn trả nợ hàng tháng.
DTI là gì?
DTI được sử dụng nhiều trong lĩnh vực tín dụng ngân hàng và các công ty tài chính với công thức tổng quát sau:
DTI = Tổng các khoản thanh toán nợ mỗi tháng/ Tổng thu nhập mỗi tháng |
Trong đó:
Công thức tính DTI
Thông thường chỉ số DTI càng thấp thì càng tốt, bởi DTI tỷ lệ nghịch với thu nhập và tỷ lệ thuận với khoản nợ. Chỉ số thấp chứng tỏ khả năng trả nợ của khách hàng càng tốt.
>>> Xem thêm: Lãi suất thả nổi là gì? Có nên vay ngân hàng theo lãi suất thả nổi không?
Chỉ số DTI đóng vai trò quan trọng trong việc xác định khả năng tài chính cá nhân. Vậy ý nghĩa của chỉ số DTI là gì?
DTI cho biết dựa trên thu nhập được sử dụng để trả nợ. Nếu thấp thì khả năng trả nợ ở mức an toàn so với thu nhập cá nhân. Ngược lại nếu cao thì bạn sẽ gặp khó khăn trong việc trả nợ
Hầu hết ngân hàng và tổ chức tín dụng thường sử dụng cách tính DTI để phê duyệt các hồ sơ vay, vay thế chấp của khách hàng. Chỉ số DTI thể hiện khách có đủ khả năng chi trả khoản nợ chuẩn bị vay hay không. Các khoản vay của khách hàng có DTI thấp sẽ được ưu tiên hơn.
Theo investopedia (một trang web truyền thông tài chính có trụ sở tại Thành phố New York, Hoa Kỳ) chỉ số cao nhất có thể được duyệt vạy thế chấp là 43% và chỉ số lý tưởng nhất để được duyệt vay vốn nhanh chóng là 36% hoặc thấp hơn. Nhờ vậy mà các ngân hàng và tổ chức tín dụng giảm thiểu rủi ro không hoàn vốn đối với những không hàng không có khả năng trả nợ.
>>> Xem thêm: DXY là gì? Tổng quan về chỉ số DXY
Nếu không có nhu cầu vay nợ thì chỉ số DTI cũng là cách tính giúp bạn quản lý tài chính cá nhân một cách hiệu quả hơn. Nhờ vào đó, bạn sẽ xác định được có nên cắt giảm các khoản vay để thoát nợ hay không.
Quản lý tài chính cá nhân
Kiểm soát chỉ số DTI rất quan trọng đối với cuộc sống từng cá nhân và hoạt động kinh doanh của từng tổ chức doanh nghiệp. Để kiểm soát DTI không vượt ngưỡng cho phép, bạn có thể sử dụng những cách sau đây:
Xét xém và đánh giá lại ngân sách hàng tháng và cắt giảm chi tiêu không cần thiết. Đặc biệt thận trọng với các khoản vay cũng như chi tiêu tín dụng “quá tay”. Nếu không chú ý đến chi tiêu, hình thức tiêu trước trả sau có thể là con dão hai lưỡi khiến bạn rơi vào bẫy tín dụng. Hãy bắt đầu với việc giảm hóa đơn mua sắm và hủy những dịch vụ không cần thiết trên thẻ tín dụng.
Nên đưa ra mục tiêu tài chính cụ thể như trả nơi, tiết kiệm cho tương lai hoặc đầu tư. Như vậy sẽ giúp bạn xác định được tiền của mình sẽ vào đâu thay vì tiêu xài không cần thiết.
Để giảm số nợ bạn có thể tập trung trả nợ cho thẻ tín dụng hoặc các khoản vay lãi suất cao trước. Điều này giúp giảm số nợ hàng tháng và cải thiện DTI hiệu quả. Hoặc bạn có thể xem xét chuyển sáng các khoản vay có lãi suất thấp.
Tính toán các khoản nợ
Một số ngân hàng, tổ chức tài chính tạo điều kiện điều chính thời hạn khoản vay. Nếu không kịp xoay tiền cho các khoản vay, bạn có thể giãn thời hạn vay. Tuy nhiên nên cân nhắc vì có thể bạn phải trả lãi nhiều hơn, do đó bạn nên tìm hiểu kỹ điều kiện và điều khoản trước khi thực hiện. Bên cạnh đó nên thảo luận với ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng về khả năng tài chính để có các giải quyết tốt nhất.
Việc tăng thu nhập cá nhân sẽ giúp bạn cải thiện tài chính và thanh toán các khoản vay dễ dàng hơn. Hãy xem xét đến việc đầu tư như mua bất động, cổ phiếu, trái phiếu, chứng khoán,...để tăng giá trị tài sản.
Việc kiểm soát chỉ số DTI rất quan trọng đối với doanh nghiệp và cá nhân. Nếu số tiền thanh toán nợ quá nhiều sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống và hoạt động kinh doanh.
Kiểm soát hệ số DTI
Theo phương diện cá nhân, kiểm soát chỉ số DTI còn là cách để quản lý tài chính cho bản thân. Nếu như vượt trên mức 50% thì bạn cần thực hiện một số biện pháp để giảm chi tiêu hoặc tìm cách tăng thu nhập.
>>> Xem thêm: Tiêu chuẩn ESG là gì?
Không chỉ ngân hàng, tổ chức tài chính mới tính chỉ số DTI, mà cá nhân cũng cần tính chỉ số này để biết cách quản lý tài chính và điều chỉnh các khoản vay sao cho phù hợp với thu nhập hiện tại. Hy vọng thông qua bài viết này bạn sẽ biết chỉ số DTI là gì và hiểu rõ tầm quan trọng của nó trong linh vực tài chính ngân hàng, từ đó đưa ra những quyết định tài chính chính thông mình và sáng suốt.