Quảng cáo
Biti's: Cách

Lãi suất thả nổi là gì? Có nên vay ngân hàng theo lãi suất thả nổi không?

Tài chính Cập nhật 04 tháng 01

Cụm từ “lãi suất thả nổi” được sử dụng rộng rãi và phổ biến trong các lĩnh vực kinh tế, tài chính. Vậy lãi suất thả nổi là gì, ưu nhược điểm như thế nào và có nên vay ngân hàng theo lãi suất thả nổi hay không? Cùng chúng tôi tìm hiểu bài viết bên dưới nhé. 

Lãi suất thả nổi là gì?

lãi suất thả nổi là gì

Lãi suất thả nổi là gì?

Lãi suất thả nổi là thuật ngữ được sử dụng nhiều trong lĩnh vực tài chính, cụ thể là cho vay và đầu tư. Khác với lãi suất cố định, đây là loại lãi suất thay đổi theo chỉ số thị trường, ví dụ như lãi suất cơ sở của Ngân hàng Nhà nước.

Theo đó, trong quá trình vay vốn khách hàng sẽ chịu mức lãi suất biến động liên tục. Khi lãi suất thị trường tăng, thì lãi suất vay vốn của khách hàng sẽ tăng theo và ngược lại.

Lãi suất thả nổi thay đổi theo lãi suất tham chiếu và chỉ số lạm phát. Khoảng thời gian điều chỉnh lãi suất thả nổi là 3 tháng, 6 tháng và 12 tháng một lần. Thường thì lãi suất loại này sẽ cao hơn lãi suất cố định, tuy nhiên có một số trường hợp cao hơn do sự điều chỉnh của ngân hàng vay. Điều này còn phù thuộc vào từng trường hợp và tình hình tài chính hiện tại.

Trong đầu tư, lãi suất thả nổi cũng có thể định giá các sản phẩm tài chính phức tạp như trái phiếu hoặc là các sản phẩm tài chính chính dựa trên nợ. 

Cách tính lãi suất thả nổi

cách tính lãi suất thả nổi

Cách tính lãi suất thả nổi

Công thức tính lãi suất thả nổi như sau:

Lãi suất thả nổi = Lãi suất cơ sở + Biên độ lãi suất

Trong đó:

  • Lãi suất cơ sở (còn gọi là lãi suất tham chiếu/tham khảo): Là lãi suất cố định do Ngân Hàng Trung ương quy định.
  • Biên độ lãi suất: Là mức điều chỉnh của ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng cho vay điều chỉnh mức lãi suất theo thị trường tài chính hiện tại. Biên độ lãi suất thường ghi rõ ở hợp đồng vay hoặc tính bằng sự chênh lệch giữa lãi suất cho và và lãi suất tiền gửi.

Ví dụ: Lãi suất cơ bản là 5% và mức điều chỉnh của ngân hàng là 3%. Vậy lãi suất thả nổi của khoản vay này là 8%.

Công thức tính cần thanh toán hàng tháng theo lãi suất cố định:

Tiền lãi cần thanh toán hàng tháng = Số tiền vay x Lãi suất cố định


Công thức tính cần thanh toán hàng tháng theo lãi suất thả nổi:

Tiền lãi cần thanh toán hàng tháng = Số tiền vay x Lãi suất thả nổi

Để hiểu rõ hơn về cách tính và thanh toán hàng tháng, hãy xem ví dụ sau:

Khách hàng A vay ngân hàng 70.000.000 với kỳ hạn 1 năm (12 tháng). Trong 3 tháng đầu tiên, hợp đồng vay vốn áp dụng mức lãi suất cố định là 1%/tháng. sau đó mức lãi suất sẽ được tăng lên 1,25%/tháng

  • Dựa vào công thức trên, mức lãi suất 1%/tháng  trong 3 tháng đầu. Tiền khách hàng A phải thanh toán là: 70.000.000 x 1% = 700.000
  • Qua tháng thứ 4, mức lãi tăng 1,25%/tháng. Tiền khách hàng A phải thanh toán bắt đầu từ tháng 4 là: 70.000.000 x 1,25% = 875.000

Xem thêm: Lãi suất tiền gửi ngân hàng nào cao nhất trong tháng 12/2023

Ưu và nhược điểm của lãi suất thả nổi

ưu và nhược điểm của lãi suất thả nổi

Ưu và nhược điểm của lãi suất thả nổi

Ưu điểm

Dù mang tính khó đoan và không ổn định, nhưng lãi suất thả nổi vẫn có những ưu điểm, có thể kể đến:

  • Khi lãi suất thị trường biến động giảm thì số tiền khách hàng phải thanh toán hàng tháng sẽ thấp hơn.
  • Sự tăng giảm của thị trường giúp người và và cho vay thích nghi tốt với tình hình kinh tế hiện tại.
  • Lãi suất thả nổi thường được tính dựa trên các chỉ số thị trường công khai, giúp đảm bảo tính minh bạch và khả năng so sánh giữa các sản phẩm tài chính khác nhau.
  • Thích hợp với nhu cầu cầu vay ngắn hạn, giúp cho người vay giảm chi phí trả lãi và linh hoạt trong việc sử dụng các sản phẩm tài chính. 
  • Lãi suất thả nổi thường có chi phí thấp hơn co với sản phẩm tài chính có lãi suất suất cố định, giúp tăng khả năng vay tiền của người vay.

Nhược điểm

Tuy nhiên, những ưu điểm trên đi kèm với những rủi ro khác nhau, cụ thể là:

  • Khi lãi suất thị trường biến động thì số tiền khách hàng phải thanh toán trong kỳ điều chỉnh sẽ tăng.
  • Lãi suất không ổn định, khó dự đoán dẫn đến số tiền phải trả lớn hơn dự tính và dễ gây ra rủi ro như là nợ xấu.
  • Việc tính toán và quản lý khoản vay áp dụng lãi suất thả nổi phức tạp hơn các khoản vay áp dụng lãi suất cố định.

>>> Xem thêm: Tiền gửi không kỳ hạn là gì? Những lợi ích của tiền gửi không kỳ hạn là gì?

Nên vay theo lãi suất thả nổi hay lãi suất cố định?

nên vay theo lãi suất thả nổi hay lãi suất cố định

Nên vay theo lãi suất thả nổi hay lãi suất cố định?

Quyết định vay theo lãi suất thả nổi hay lãi suất cố định phụ thuộc vào tình hình tài chính, mục đích vay, kỳ hạn vay và khả năng chịu rủi ro của từng người. Sau đây là một số điểm người vay cần lưu ý khi lựa chon vay lãi suất trôi nổi và lãi suất cố định:

  • Lãi suất thả nổi có tính linh hoạt hơn lãi suất cố định và có chi phí thấp. Nếu có khả năng chịu rủi ro và muốn tận dụng biến động thị trường tài chính, thì đây có thể là lựa chọn phù hợp với bạn
  • Lãi suất cố định cho phép bạn biết trước số tiền phải trả hàng tháng trong suốt thời gian vay mà không bị ảnh hưởng bởi biến động thị trường tài chính. Nếu bạn thích ổn định và muốn biết trước chi phí phải trả hàng tháng của khoản vay thì đây là lựa chọn rất phù hợp. 

Tóm lại, trước khi vay ngân hàng  với lãi suất thả nổi hay lãi suất cố định, bạn cần tìm hiểu kỹ về từng loại lãi suất. Đồng thời, cân nhắc kỹ lưỡng dựa trên tình hình tài chính của mình cũng như phân tích thị trường tài chính ở hiện tại và tương lai. Nếu chưa có kinh nghiệm và tự tin quyết định, bạn có thể đến gặp các chuyên gia hoặc nhân viên ngân hàng để nhận thêm tư vấn từ họ.

>>> Xem thêm: Ngân hàng số là gì? Khác gì với ngân hàng điện tử?

Kết luận

Bài viết vừa rồi đã giải đáp thắc mắc lãi suất thả nổi là gì và thông tin liên quan đến lãi suất thả nổi. Hy vọng khi lựa chọn khoản vay bạn nên tìm hiểu kỹ các điều khoản và mức lãi suất của từng sản phẩm tài chính để đưa ra quyết định đúng đắn.