Quảng cáo
Biti's: Cách

SỰ KHÁC BIỆT GIỮA 5 LOẠI HÌNH CÔNG TY

Kinh doanh Cập nhật 15 tháng 06

Tại Việt Nam hiện tại có 5 loại hình công ty được pháp luật công nhận là công ty cổ phần, công ty TNHH 1 thành viên, công ty TNHH 2 thành viên trở lên, công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân. Mỗi loại hình doanh nghiệp đều có những đặc điểm và ưu nhược điểm riêng. Bài viết này sẽ so sánh các tiêu chí đặc trưng và cơ bản nhất của từng loại hình doanh nghiệp với nhau để các bạn có cái nhìn toàn diện nhất và dễ dàng lựa chọn được loại hình công ty phù hợp với nhu cầu và định hướng phát triển của mình.

Doanh nghiệp tư nhân

Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp tư nhân là một đơn vị kinh doanh do một cá nhân bỏ vốn ra thành lập làm chủ. Cá nhân này vừa là chủ sở hữu, vừa là người sử dụng tài sản, đồng thời cũng là người quản lý hoạt động của doanh nghiệp. Thông thường chủ doanh nghiệp là giám đốc, trực tiếp tiến hành hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nhưng cũng có trường hợp vì những lí do cần thiết, chủ doanh nghiệp không trực tiếp điều hành hoạt động kinh doanh mà thuê người khác làm giám đốc. Nhưng dù trực tiếp hay gián tiếp điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp tư nhân quản lý và tự chịu trách nhiệm không có sự phân chia rủi ro với ai.


Chủ doanh nghiệp tư nhân chịu trách nhiêm vô hạn về các khoản nợ trong kinh doanh của doanh nghiệp. Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, nếu làm ăn phát đạt thu được nhiều lợi nhuận, chủ doanh nghiệp được hưởng toàn bộ số lợi đó. Ngược lại, nếu gặp rủi ro hay kinh doanh bị thua lỗ, họ phải chịu trách nhiệm bằng chính tài sản của doanh nghiệp.

Chế độ trách nhiệm vô hạn của chủ doanh nghiệp tư nhân tạo sự tin tưởng cho đối tác, khách hàng và giúp cho doanh nghiệp ít chịu sự ràng buộc chặt chẽ bởi pháp luật như các loại hình doanh nghiệp khác.

Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân. Do không có tư cách pháp nhân nên mức độ rủi ro của chủ doanh tư nhân cao, chủ doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của doanh nghiệp và của chủ doanh nghiệp chứ không giới hạn số vốn mà chủ doanh nghiệp đã đầu tư vào doanh nghiệp.

Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH)

Công ty trách nhiệm hữu hạn là doanh nghiệp có không quá 50 thành viên góp vốn thành lập công ty chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty bằng tài sản của mình.

Công ty trách nhiệm hữu hạn có thể chỉ có một thành viên

Công ty chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty bằng tài sản của mình (trách nhiệm hữu hạn). Thành viên công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghiac vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào công ty. Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thì chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào công ty. Như vậy, trong công ty trách nhiệm hữu hạn có sự phân tách tài sản: tài sản của công ty và tài sản của thành viên. Nguyên tắc phân tách được áp dụng trong mọi quan hệ tài sản, nợ nần và trách nhiệm của công ty.

Công ty trách nhiệm hữu hạn không được quyền phát hành cổ phiếu ra công chúng để công khai huy động vốn. Việc chuyển nhượng vốn góp của thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn trước hết phải ưu tiên cho các thành viên khác của công ty. Chỉ được chuyển nhượng cho người không phải là thành viên công ty nếu các thành viên còn lại của công ty không mua hoặc không mua hết. Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thì chủ sở hữu công ty ó quyền chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần vốn điều lệ của công ty cho tổ chức, cá nhân khác.

Quản lý dễ dàng do các thành viên góp vốn thường là quen biết, tin cậy. Vì chế độ trách nhiệm hữu hạn nên uy tín của công ty trước đối tác, bạn hàng cũng phần nào bị ảnh hưởng.

Công ty cổ phần

Công ty cổ phần là loại hình đặc trưng của công ty đối vốn, vốn của công ty được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần, ngưòi sở hữu cổ phần gọi là cổ đông, chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty cho đến hết giá trị cổ phần mà họ sở hữu.

Trong suốt quá trình hoạt động của công ty cổ phần ít nhất phải có 3 thành viên tham gia công ty cổ phần. Là loại công ty đặc trưng cho công ty đối vốn cho nên có sự liên kết của nhiều thành viên và vì vậy việc quy định số thành viên tối thiểu phải có đã trở thành thông lệ quốc tế trong mấy trăm năm tồn tại của công ty cổ phần. Ở hầu hết các nước đều có quy định số thành viên tối thiểu của công ty cổ phần.

Phần vốn góp (cổ phần  của các thành viên được thể hiện dưới hình thức cổ phiếu. Các cổ phiếu do công ty phát hành là một loại hàng hoá. Người có cổ phiếu có thể tự do chuyển nhượng theo quy định của pháp luật. Công ty cổ phần chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty bằng tài sản của công ty. Các cổ đông chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty. Trong quá trình hoạt động công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán (như cổ phiếu, trái phiếu) ra công chúng theo quy định của pháp luật về chứng khoán để huy động vốn. Điều này thể hiện khả năng huy động vốn lớn của công ty cổ phần vì quản lý phức tạp do số lượng cổ đông lớn và không quen biết nhau, nên chịu ràng buộc chặt chẽ các quy định pháp luật.

Công ty hợp danh

Công ty hợp danh được pháp luật ghi nhận là một hình thức của công ty đối nhân, trong đó có ít nhất 2 thành viên (đều là cá nhân và là thương nhân) cung tiến hành hoạt động thương mại (theo nghĩa rộng) dưới một hãng chung (hay hội danh) và cùng liên đới chịu trách nhiệm vô hạn về mọi khoản nợ của công ty.

Ngoài các thành viên hợp danh, có thể có thành viên góp vốn. Thành viên hợp danh phải là cá nhân, có trình độ chuyên môn và uy tín nghề nghiệp và phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty. Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.

Do tính an toàn pháp lý đối với công chúng cao, mặt khác các thành viên thường có quan hệ mật thiết về nhân thân, nên việc quản lý công ty hợp danh chịu rất ít sự ràng buộc của pháp luật. Về cơ bản, các thành viên có quyền tự thoả thuận về việc quản lý, điều hành công ty. Tuy nhiên cần lưu ý là quyền quản lý công ty hợp danh chỉ thuộc về các thành viên hợp danh, thành viên góp vốn không có quyền quản lý công ty

Trong công ty hợp danh, Hội đồng thành viên là cơ quan quyết định cao nhất của công ty bao gồm tất cả các thành viên hợp danh. Hội đồng thành viên có quyền quyết định mọi hoạt động của công ty. Khi họp Hội đồng thành viên, các thành viên hợp danh có quyền ngang nhau trong biểu quyết (mỗi thành viên chỉ có một phiếu biểu quyết) mà không phụ thuộc vào giá trị phần vốn góp của họ trong công ty. Đây là điểm khác biệt cơ bản giữa quyền của các thành viên trong uản lý của công ty hợp danh với quyền của các thành viên trong quản lý công ty đối vốn (công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần).

Trong quá trình hoạt động của công ty, các thành viên hợp danh phân công nhau đảm nhiệm các trức trách quản lý và kiểm soat công ty, và cử một người (trong số thành viên hợp danh ) lam Giám đốc công ty. Giám đốc thực hiện nhiêm vụ điều hành công việc trong công ty, phân công, điều hoà, phối hợp công việc của các thành viên hợp danh và thực hiên các công việc khác theo uỷ quyền của các thành viên hợp danh.

Xem thêm: QUY TRÌNH THÀNH LẬP CÔNG TY

MỨC ĐỘ PHỔ BIẾN CỦA CÁC LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP

Xét theo mức độ phổ biến thì:

Top 1. Công ty TNHH 1 thành viên: Đây là loại hình doanh nghiệp được nhiều người lựa chọn thành lập nhất bởi cơ cấu tổ chức đơn giản, dễ quản lý, phù hợp với những cá nhân kinh doanh với quy mô vừa và nhỏ. 

Top 2. Công ty TNHH 2 thành viên trở lên: Đây là loại hình doanh nghiệp được nhiều người lựa chọn khi có nhu cầu góp vốn cùng bạn bè, đối tác.

Top 3. Công ty cổ phần: Do yêu cầu chặt chẽ về cơ cấu tổ chức nên loại hình này thưng là sự lựa chọn cho những tổ chức, cá nhân kinh doanh những ngành nghề yêu cầu khả năng vốn huy động cao. 

Top 4. Công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân: Là hai loại hình doanh nghiệp được ít người lựa chọn thành lập nhất bởi tính rủi ro cho chủ sở hữu cao và khả năng huy động vốn thấp.

Nguồn: EK Tổng Hợp

 

             >>> Xem thêm: Phân biệt các loại thuế

            >>> Tham gia cộng đồng kinh doanh: Vietnam Business News