Quảng cáo
Biti's: Cách

Sự khác nhau cơ bản giữa vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu

Kinh Tế Học Cập nhật 04 tháng 08

Vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu là hai yếu tố quan trọng quyết định đến hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp. Vậy vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu là như thế nào và chúng có gì khác nhau? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này. 

Tham gia cộng đồng Tự học Chứng khoán lớn nhất Việt Nam

Định nghĩa về vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu 

Vốn điều lệ: 

Định nghĩa vốn điều lệ được nêu tại khoản 34 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020:

Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần.

(Xem thêm Videos hướng dẫn)

Vốn chủ sở hữu:

Luật Doanh nghiệp không có quy định cụ thể cũng như giải thích rõ ràng về vốn chủ sở hữu, nhưng từ thực tế các doanh nghiệp thì: 

Vốn chủ sở hữu thường được hiểu là nguồn vốn thuộc sở hữu của chủ doanh nghiệp và các thành viên trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc các cổ đông trong các công ty cổ phần. Đồng thời, là phần tài sản thuần của doanh nghiệp hay phần còn lại sau khi lấy tổng tài sản trừ đi nợ phải trả.

Vốn chủ sở hữu bao gồm: Vốn điều lệ, lợi nhuận chưa phân phối và các nguồn khác. Thông thường, vốn chủ sở hữu có thể tồn tại ở dạng vốn góp, lợi nhuận kinh doanh, chênh lệch đánh giá tài sản...

Phân biệt giữa vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu

vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu khác nhau thế nào


Xem thêm: Sách chứng khoán hay

Ví dụ cụ thể về vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu

2 người bạn cùng nhau góp vốn được 400 triệu đồng để lập 1 Công ty. Vốn góp của mỗi người chia đều là 200 triệu đồng/người (tỷ lệ sở hữu là 50% mỗi người). 

3 năm sau, ngoài việc bảo vệ được vốn gốc góp ban đầu là 400 triệu đồng thì Công ty còn có Lãi chưa chia và tích lũy được là: 200 triệu đồng. 

Khi đó theo thuật ngữ Báo cáo tài chính, ta có:

- Vốn điều lệ ban đầu: 400 triệu

- Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối ban đầu: 0đ

- Vốn chủ sở hữu ban đầu: 400 triệu đồng

Sau 3 năm kinh doanh có lãi 200 triệu, lúc đó: 

- Vốn điều lệ: 400 triệu đồng

- Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối: 200 triệu đồng

- Vốn chủ sở hữu: 600 triệu đồng

Phân tích:

Vốn điều lệ được hiểu là vốn góp gốc ban đầu của chủ sở hữu công ty. Trên Báo cáo tài chính còn được gọi là vốn cổ phần, theo ví dụ trên, 2 người bạn góp bằng đồng Việt Nam với mức 400 triệu đồng. 

Vốn điều lệ cũng là để chia số lượng cổ phiếu: Ví dụ với vốn điều lệ 400 triệu đồng, Mệnh giá cổ phiếu theo quy định là 10.000 đồng/cổ phiếu, suy ra: Tổng số cổ phiếu của Công ty sẽ là 40.000 cổ phiếu. 

Vốn chủ sở hữu = Vốn Điều lệ + Lợi nhuận sau thuế chưa Phân phối. Như vậy Lợi nhuận sau thuế chưa Phân phối sẽ làm cho Vốn điều lệ không đổi và Vốn chủ sở hữu tăng.

Tóm lại, mặc dù có những nét tương đồng dễ gây nhầm lẫn nhưng vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ có nhiều điểm khác nhau. Vốn chủ sở hữu mang nhiều ý nghĩa về tài chính trong khi vốn điều lệ tuân thủ quy định của Nhà nước. Hy vọng qua bài viết, bạn đã hiểu hơn và biết cách phân biệt 2 loại vốn thường được nhắc tới trong doanh nghiệp này. 

VỐN ĐIỀU LỆ CÔNG TY- Có phải muốn đăng ký bao nhiêu cũng được?

PHÂN BIỆT CÁC LOẠI HÌNH CÔNG TY