Công ty Vinamit là một thương hiệu chuyên sản xuất các sản phẩm hoa quả sấy ở Việt Nam. Bắt đầu có mặt trên thị trường vào năm 1988, cho đến nay Vinamit đã trở thành một thương hiệu có quy mô lớn tại nước ta. Nhưng công ty Vinamit vẫn có nhiều bí mật mà bạn chưa biết, hãy theo dõi bài viết sau để có thể hiểu rõ hơn về Vinamit.
Ông Nguyễn Lâm Viên - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc CTCP Vinamit cho biết cũng từng trải qua một quãng đường vất vả để tìm tòi học tập tại một công ty nông trường tại Đồng Nai. Nhưng với sự nhiệt huyết của tuổi trẻ, ông đã được nông trường tin tưởng và cho phụ trách công tác xuất khẩu gỗ.
Nhờ vào công việc này, ông đã tiếp xúc được với nhiều người ở công ty Napolimex, ông đã rời nông trường để về Sài Gòn và tiếp cận lĩnh vực mây tre lá. Doanh nhân cũng đã tiếp cận với các thị trường lớn khi tiếp cận lĩnh vực này, từ đó con đường lập nghiệp của ông đã bắt đầu mở ra.
Ông Viên kể lại trong chương trình 5W1H Podcast: "Lúc đó, tôi nghĩ bằng mọi giá phải tìm thứ gì đó để thoát cái nghèo, cái khổ của nông trường. May mắn là tôi phụ trách công tác xuất khẩu các loại cây gỗ, từ đó quen biết nhiều ở công ty Napolimex, đồng thời có cơ hội rời nông trường về Sài Gòn, tiếp cận lĩnh vực mây tre lá".
Ông Viên đã nên duyên với trái mít
Ông đã thành lập công ty Vinamit vào năm 1988, bắt nguồn từ ý tưởng phát triển nghề cũ của ông viên, đó là nghiên cứu chế biến sau thu hoạch cho lĩnh vực nông nghiệp.
Ông Viên đã chia sẻ:”Nông nghiệp mới thực sự là của Việt Nam mình, những sản phẩm của nông nghiệp sẽ không bao giờ cạn. Khi đó khái niệm chế biến sau thu hoạch chưa xuất hiện. Tôi chỉ nghĩ đến cách làm sản phẩm gì từ nông nghiệp để người dân không phải đem trái cây trồng xong đi đổ hoặc cho bò ăn.”
Sau khi đã có ý tưởng, ông Viên đã đi tìm nông sản được sản xuất tự nhiên để chế biến xuất khẩu vì ông cho rằng những thực phẩm đó rất tốt cho sức khỏe người dùng. Ở thời điểm này, ông đã học về công nghệ sấy khô trái cây ở điều kiện chân không, ông Viên đã chọn trái mít làm điểm xuất phát (vì nguyên liệu có đủ quanh năm). Từ đó, câu chuyện về mít sấy của công ty Vinamit đã ra đời.
"Tôi thì thích trái mít. Loại trái này còn có cái hay là có quanh năm. Theo kinh nghiệm sản xuất lâm nghiệp, tôi sợ nhất là ngưng sản xuất. Công nhân đói hết, mình cũng buồn, nên phải kiếm thứ gì có quanh năm. Trái mít rất phù hợp. Từ đó mới có câu chuyện mít sấy" - ông Viên giải thích.
Sản phẩm mít sấy của công ty Vinamit
>>> Xem thêm: Những kiến thức về nhượng quyền kinh doanh không phải ai cũng nói cho bạn biết
Sau khi nghiên cứu và tạo ra sản phẩm mít sấy, ông Viên đã đưa sản phẩm của mình thâm nhập vào thị trường Trung Quốc - “thỏi nam châm hút” hầu hết các doanh nhân do quy mô rất lớn. Tuy nhiên, cuộc chiến pháp lý công ty Vinamit kéo dài suốt 4 năm bắt đầu từ đây.
Ông Viên nhớ lại và kể rằng: "Thương hiệu tôi làm ra đang để trên kệ thì hệ thống siêu thị thông báo: Anh phải bỏ hàng của anh xuống, bởi người khác đang kiện anh. Mình trở thành người đang đi ăn cắp của người khác".
Trả lời phỏng vấn báo Tiền Phong trước đó, ông Viên cho biết, sản phẩm mít sấy mang thương hiệu Đức Thành (thương hiệu của công ty Vinamit từ khi thành lập) được du nhập vào Trung Quốc từ năm 1997.
Ông đăng ký nhãn hiệu Đức Thành tại Trung Quốc nhưng không ngờ đối tác làm ăn với công ty Vinamit tại nước này lại âm thầm đăng ký nhãn hiệu độc quyền cho Đức Thành bằng tiếng Trung. Trong khi đó, luật pháp Trung Quốc yêu cầu tên địa phương phải được đăng ký cùng với tên thương hiệu ban đầu để được bảo hộ đầy đủ.
Ông Viên đã bị mọi người xung quanh phản đối khi kinh doanh về trái mít
Năm 2007, bằng chứng độc quyền nhãn hiệu Đức Thành đã được cấp cho người khác chứ không phải ông Viên. Khi đó, không chỉ sản phẩm của công ty Vinamit đứng trước nguy cơ bị hất cẳng khỏi thị trường Trung Quốc mà ông Viên còn đứng trước nguy cơ bị bắt vì làm giả nhãn hiệu.
Ông viên đã kể lại trên 5W1H Podcast rằng: "Cũng rất may, tôi đưa ra được nhiều bằng chứng. Trong đó, bằng chứng quan trọng nhất là người đó là anh ruột của một khách hàng thân thiết. Khách hàng đó từng có hợp đồng làm nhà phân phối của tôi. Theo một điều luật của Trung Quốc, nếu chứng minh được việc ăn cắp là do một sự thân quen, một mối quan hệ mà người ta biết rằng có lợi cho họ trong tương lai, mình sẽ thành công".
"Nghe thì rất dễ, nhưng hành trình chứng minh hai người này là anh em ruột, rồi chứng minh tôi và người đó có hợp đồng với nhau bằng các chứng từ là cả quá trình. Cuối cùng, phải rất cảm ơn nhóm luật sư tại Bắc Kinh và Đại sứ quán Việt Nam tại Bắc Kinh đã hỗ trợ".
Cuối năm 2012, sau 3 phiên tòa, tòa án thương mại tại Bắc Kinh đã ra phán quyết chính thức công nhận công ty Vinamit là chủ sở hữu hợp pháp nhãn hiệu Đức Thành.
Sau sự việc này xảy ra, ông Viên đã đưa ra lời khuyên cho những người đi sau:"Không nên xem nhẹ việc đăng ký bản quyền thương hiệu, dù là thương hiệu nhánh, vì chi phí này thấp hơn so với hành trình ròng rã để đòi lại. Nhưng khi đã phải tham chiến để giành lại thương hiệu, động lực chiến đấu không chỉ là giá trị tài chính, mà là giá trị của đứa con tinh thần của mình".
Ông chủ công ty Vinamit chia sẻ về hành trình xây dựng công ty và đưa sản phẩm nông sản ra thế giới tại resort Lâm Viên
>>> Xem thêm: 4 bài học kinh doanh, quản lý từ cái chết của Toshiba
Sau cuộc chiến giành lại thương hiệu công ty Vinamit tại thị trường Trung Quốc, Vinamit đã quyết định mở rộng sang lĩnh vực nông nghiệp hữu cơ bằng cách đầu tư vào một khu vực nguyên liệu rộng 200 ha tại Bình Dương. Lý do cho quyết định này là do sản phẩm của Vinamit vẫn gặp nhiều khó khăn khi tham gia vào thị trường Trung Quốc, mặc dù Vinamit là một trong những doanh nghiệp chính ngạch xuất khẩu. Vì thiếu chứng nhận từ Chính phủ Trung Quốc, Vinamit phải bán sản phẩm với giá rẻ hơn so với các đối thủ khác.
Sản phẩm của công ty Vinamit đã phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt từ hàng giả do thiếu giấy chứng nhận, đây cũng là một trong những minh chứng rõ ràng cho cuộc chiến giành lại thương hiệu của họ như đã đề cập trước đó. Vì vậy, vào năm 2017, khi ông Viên nhận thấy nhu cầu nhập khẩu sản phẩm nông nghiệp hữu cơ của thị trường Trung Quốc tăng lên đáng kể, ông đã quyết định chuẩn bị và tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật để đợi ngày được cấp giấy chứng nhận.
Ông viên nói: “Sản phẩm của công ty Vinamit sẽ được Chính phủ giám sát hiệu quả hơn khi có giấy chứng nhận”.
Mặc dù công ty Vinamit đã được cấp giấy chứng nhận Canh tác hữu cơ, Chế biến hữu cơ và Nông sản hữu cơ theo tiêu chuẩn của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA Organic) và Liên minh châu Âu (EU). Tuy nhiên, tiêu chuẩn này vẫn chưa đủ để giúp sản phẩm hữu cơ của Vinamit được phép nhập khẩu vào thị trường Trung Quốc - thị trường chủ lực của Vinamit.
Ông Viên đã chia sẻ về ước mơ mở rộng ngành nông nghiệp hữu cơ tại Việt Nam
Công ty Vinamit đã bỏ ra nhiều nỗ lực trong suốt 3 năm để đáp ứng các tiêu chuẩn yêu cầu của thị trường Trung Quốc. Ông Viên phải tự mình làm các thủ tục giấy tờ và di chuyển liên tục để tiết kiệm thời gian trong việc xin cấp giấy chứng nhận. Cho đến đầu năm 2019, Vinamit mới đạt được giấy chứng nhận xuất khẩu cho 2 sản phẩm là mít tươi và mít sấy đến thị trường Trung Quốc.
Theo ông Viên, sau khi có giấy chứng nhận, giá trị của sản phẩm hữu cơ của công ty Vinamit sẽ tăng khoảng 20% khi bán tại thị trường Trung Quốc. Hiện nay, các sản phẩm này đã được phân phối tại nhiều hệ thống siêu thị lớn và được quảng cáo rộng rãi trên trang thương mại điện tử Alibaba của Trung Quốc.
Việc có được chứng nhận organic cho hệ thống sản phẩm của công ty Vinamit sẽ giúp mở rộng cánh cửa đưa các sản phẩm nông sản Việt Nam của họ đến các thị trường khắt khe hơn như Bắc Mỹ, Nhật Bản và Liên minh châu Âu, nơi có yêu cầu cao hơn về các tiêu chuẩn sức khỏe, dinh dưỡng và môi trường. Đồng thời, bên cạnh thị trường Trung Quốc, Vinamit cũng đang lên kế hoạch để chinh phục thị trường Mỹ trong tương lai.
Theo nhận định của ông Nguyễn Lâm Viên, thế hệ startup trẻ ngày nay trội hơn thế hệ trước rất nhiều
>>> Xem thêm: Toshiba: Hào quang và thất bại sau hành trình 140 năm
Sau nhiều năm sản xuất và xuất khẩu trái cây sấy, công ty Vinamit đã quyết định mở rộng hoạt động kinh doanh bằng cách đầu tư vào nông nghiệp hữu cơ. Họ đã đầu tư vào một khu vực nguyên liệu rộng lớn lên đến 200 ha tại Bình Dương.
Công ty đã áp dụng công nghệ mới sấy lạnh chân không để sản xuất các sản phẩm không chứa thuốc tăng trưởng và bảo vệ thực vật. Những sản phẩm này được xuất khẩu đến thị trường Mỹ và có giá trị cao hơn khoảng 5-10 lần so với giá bán thông thường hiện nay.
Trong quá trình thực hiện, ông Viên thừa nhận rằng, khó khăn lớn nhất với những doanh nghiệp tiên phong tham gia đầu tư vào nông nghiệp hữu cơ là thiếu nguồn nhân lực có hiểu biết về canh tác hữu cơ. Nếu không có đầy đủ thông tin và những chuyên gia am hiểu, thì việc áp dụng nông pháp mới này sẽ rất khó khăn.
Ông Nguyễn Lâm Viên nói: “Cộng sự của tôi họ chưa hiểu gì về canh tác hữu cơ. Không có trường đại học nào của Việt Nam dạy về canh tác hữu cơ. Các kỹ sư của tôi học về hóa học, về phân bón hóa học...”.
Vinamit sải bước từ nông nghiệp qua công nghệ cao
Ông Viên đang cố gắng tìm kiếm và tập hợp đội ngũ chuyên gia am hiểu về nông pháp hữu cơ, đặc biệt là các chuyên gia về vi khuẩn, thông qua việc đào tạo và tuyển dụng. Hiện tại, mọi kế hoạch đang được triển khai tại phòng thí nghiệm của ông.
“Đến thăm lab nghiên cứu sinh hóa của anh mà thầm phục công sức đầu tư. Cả ngày anh loay hoay trong cái lab này, rồi đem cả dứa về trồng kiểu hữu cơ giữa phòng khách của biệt thự trung tâm Sài Gòn của anh, sáng tạo ra nông pháp hữu cơ ...”.
Đây chính là chia sẻ của bà Vũ Kim Hạnh, Chủ tịch Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam Chất lượng cao về ông Viên và cách ông thực hiện nông nghiệp hữu cơ trên trang cá nhân của bà. Bà viết về nhiều chuyên gia nghi ngờ về khả năng của Việt Nam trong việc làm nông nghiệp an toàn, đặc biệt là nông nghiệp hữu cơ, do lượng thuốc trừ sâu được nhập vào quá nhiều và cách quản lý đất đai không được tốt. Bà Hạnh cho rằng, nếu những câu chuyện về những doanh nghiệp đang làm việc với nông nghiệp không được nhiều người biết đến, những nghi ngờ này sẽ không thể giải quyết được.
Ông Viên cũng đã đưa ra mục tiêu: “Nhiều người mong muốn sử dụng sản phẩm hữu cơ, nhưng chúng ta chưa chứng minh thuyết phục họ về sự khác biệt với sản phẩm hóa học. Đây là điều mà chúng tôi sẽ làm”
Ông Viên mong muốn công ty Vinamit tiếp tục phát triển nông nghiệp hữu cơ, và ông tin rằng đó là con đường tốt nhất để phát triển ngành nông nghiệp của Việt Nam. Ông Viên cũng hy vọng sẽ có nhiều người tham gia và đóng góp vào lĩnh vực này, đặc biệt là giới trẻ - những người có năng lượng, tài năng và hoài bão sáng tạo.
>>> Tham gia cộng đồng kinh doanh lớn nhất Việt Nam: Vietnam Business News
>>> Xem nhiều bài học kinh doanh, kinh tế hữu ích: Kênh youtube KIEN THUC KINH TE official