Quảng cáo
Biti's: Cách

Cạnh tranh là gì? Kiến thức về cạnh tranh trong kinh tế

Kinh Tế Học Cập nhật 09 tháng 03

Cạnh tranh và cạnh tranh kinh tế là những thuật ngữ quen thuộc trong lĩnh vực kinh tế. Đây là yếu tố cực kỳ quan trọng đối với doanh nghiệp và ngành kinh tế. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về các loại cạnh tranh, tầm quan trọng của cạnh tranh kinh tế và các chiến lược để tăng cường lợi thế cạnh tranh trong thị trường.

Khái niệm cạnh tranh

Cạnh tranh là một khái niệm rộng, nó có hầu hết ở mọi lĩnh vực khác nhau của xã hội, từ những cuộc sống hằng ngày đến các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, thể thao…và cạnh tranh có khá nhiều định nghĩa và cách hiểu khác nhau.

Theo cách hiểu phổ thông thể hiện trong Từ điển ngôn ngữ tiếng Anh, “competition” (cạnh tranh) là “một sự kiện hoặc một cuộc đua, theo đó các đối thủ ganh đua để giành phần hơn hay ưu thế tuyệt đổi về phía mình”. Theo Từ điển tiếng Việt, “cạnh tranh” là “ cố gắng giành phần hơn, phần thắng về mình giữa những người, những tổ chức hoạt động nhằm những lợi ích như nhau”.

Kiến thức về cạnh tranh trong kinh tế

Cạnh tranh là việc nhà cung cấp cố gắng ganh đua để giành khách hàng bằng các phương thức, biện pháp khác nhau

Trong khoa học kinh tế, đến nay các nhà khoa học dường như chưa thỏa mãn với bất cứ khái niệm nào về cạnh tranh. Bởi lẽ, cạnh tranh là hiện tượng kinh tế chỉ xuất hiện và tồn tại trong nền kinh tế thị trường, ở mọi lĩnh vực, mọi giai đoạn của quá trình kinh doanh và gắn với mọi chủ thể kinh doanh đang hoạt động trên thị trường. Do đó, cạnh tranh được nhìn nhận ở nhiều góc độ khác nhau tùy thuộc vào ý định và hướng tiếp cận nghiên cứu của các nhà khoa học.

Với tư cách là động lực nội tại trong mỗi chủ thể kinh doanh, cuốn “Các hoạt động hạn chế cạnh tranh và hoạt động thương mại không lành mạnh” của Tổ chức thống nhất, tín thác vì người tiêu dùng (Ấn Độ) đã diễn tả: “Cạnh tranh trên thị trường là quá trình ở đó nhà cung cấp cố gắng ganh đua để giành khách hàng bằng các phương thức, biện pháp khác nhau”.

Theo Từ điển kinh doanh, xuất bản ở Anh năm 1992 thì "cạnh tranh" được hiểu là "sự ganh đua, sự kình địch giữa các nhà kinh doanh trên thị trường nhằm tranh giành cùng một loại tài nguyên sản xuất hoặc cùng một loại khách hàng về phía mình". Từ điển tiếng Việt Bách khoa tri thức phổ thông cũng giải thích cạnh tranh theo nghĩa kinh tế là: Hoạt động tranh đua giữa những người sản xuất hàng hoá, giữa các thương nhân, các nhà kinh doanh trong nền kinh tế nhằm giành các điều kiện sản xuất, tiêu thụ và thị trường có lợi nhất.

Kiến thức về cạnh tranh trong kinh tế

Có thể đàm phán thương mại trong quá trình cạnh tranh kinh tế

Mặc dù được nhìn nhận dưới các góc độ khác nhau và có nhiều định nghĩa khác nhau về cạnh tranh song nhìn chung theo các cách giải thích trên, trong khoa học kinh tế cạnh tranh được hiểu là sự ganh đua giữa các chủ thể kinh doanh trên thị trường nhằm mục đích lôi kéo về phía mình ngày càng nhiều khách hàng. Cạnh tranh có thể xuất hiện giữa những người bán hàng và cũng có thể xuất hiện giữa những người mua hàng nhưng cạnh tranh giữa những người bán hàng là phổ biến.

Quy định về cạnh tranh trong kinh tế

Cạnh tranh là quy luật của kinh tế thị trường. Cạnh tranh không chỉ là động lực phát triển kinh tế, điều tiết thị trường mà còn là nhân tố quan trọng để các quan hệ xã hội phát triển lành mạnh. 

Cạnh tranh thôi thúc các doanh nghiệp phải không ngừng đổi mới trong hoạt động sản xuất và quản lý, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất, tăng năng suất lao động, tìm mọi cách tăng năng suất, đáp ứng tối đa nhu cầu của người tiêu dùng, từ đó đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống, kinh tế, hiệu quả.

Kiến thức về cạnh tranh trong kinh tế

Cạnh tranh kinh tế được thể hiện ở nhiều hình thức

Cạnh tranh phải diễn ra trong môi trường pháp lý tự do, bình đẳng cho mọi chủ thể kinh doanh, nếu không cạnh tranh có thể dẫn đến những hậu quả tiêu cực cho xã hội.

Cạnh tranh có thể được thể hiện dưới nhiều hình thức cạnh tranh khác nhau như cạnh tranh tự do, cạnh tranh có sự điều tiết của nhà nước, cạnh tranh hoàn hảo, cạnh tranh không hoàn hảo, cạnh tranh bình đẳng và cạnh tranh có tính cạnh tranh.

>>> Tham gia cộng đồng kinh doanh lớn nhất Việt Nam: Vietnam Business News

Các loại hình cạnh tranh

Dựa vào nhiều tiêu thức khác nhau, người ta đã phân thành nhiều loại hình cạnh tranh khác nhau.

Căn cứ vào chủ thể tham gia thị trường

- Cạnh tranh giữa người bán và người mua: Là cuộc cạnh tranh diễn ra theo "luật" mua rẻ bán đắt. Người mua luôn muốn mua được rẻ, ngược lại người bán lại luôn muốn được bán đắt. Sự cạnh tranh này được thực hiện trong quá trình mặc cả và cuối cùng giá cả được hình thành và hành động mua được thực hiện.

- Cạnh tranh giữa người mua và người bán: Là cuộc cạnh tranh trên cơ sở quy luật cung cầu. Khi một loại hàng hoá, dịch vụ nào đó mà mức cung cấp nhỏ hơn nhu cầu tiêu dùng thì cuộc cạnh tranh sẽ trở nên quyết liệt và giá dịch vụ hàng hoá đó sẽ tăng. Kết quả cuối cùng là người bán sẽ thu được lợi nhuận cao, còn người mua thì mất thêm một số tiền. Đây là một cuộc cạnh tranh mà những người mua tự làm hại chính mình.

- Cạnh tranh giữa người bán với nhau:

+ Đây là cuộc cạnh tranh gay go và quyết liệt nhất, nó có ý nghĩa sống còn đối với bất kì một doanh nghiệp nào. Khi sản xuất hàng hoá phát triển, số người bán càng tăng lên thì cạnh tranh càng quyết liệt bởi vì doanh nghiệp nào cũng muốn giành lấy lợi thế cạnh tranh, chiếm lĩnh thị phần của đối thủ.

+ Doanh nghiệp nào chiến thắng trong cuộc cạnh tranh này là việc tăng doanh số tiêu thụ, tăng thị phần và cùng với đó sẽ là tăng lợi nhuận, tăng đầu tư chiều sâu và mở rộng sản xuất.

+ Trong cuộc chạy đua này những doanh nghiệp nào không có chiến lược cạnh tranh thích hợp thì sẽ lần lượt bị gạt ra khỏi thị trường nhưng đồng thời nó lại mở rộng đường cho những doanh nghiệp nào nắm chắc được "vũ khí" cạnh tranh và dám chấp nhận luật chơi phát triển.

Kiến thức về cạnh tranh trong kinh tế

Cạnh tranh giữa người bán với nhau thường xuyên xảy ra hơn

>>> Xem thêm: TOP 30 thuật ngữ kinh tế được sử dụng nhiều nhất

Căn cứ theo phạm vi kinh tế

- Cạnh tranh trong nội bộ ngành:

+ Là cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cùng sản xuất hoặc tiêu thụ một loại hàng hóa hoặc dịch vụ nào đó. Trong cuộc cạnh tranh này có sự thôn tính lẫn nhau.

+ Những doanh nghiệp chiến thắng sẽ mở rộng phạm vi hoạt động của mình trên thị trường. Những doanh nghiệp thua cuộc sẽ phải thu hẹp kinh doanh thậm chí phá sản.

- Cạnh tranh giữa các ngành: 

+ Là sự cạnh tranh giữa các chủ doanh nghiệp trong ngành kinh tế khác nhau, nhằm giành lấy lợi nhuận lớn nhất. Trong quá trình cạnh tranh này, các chủ doanh nghiệp luôn say mê với những ngành đầu tư có lợi nhuận nên đã chuyển vốn từ ngành ít lợi nhuận sang ngành nhiều lợi nhuận.

Căn cứ vào mức độ, tính chất của cạnh tranh trên thị trường

- Cạnh tranh hoàn hảo: Là hình thức cạnh tranh mà trên thị trường có rất nhiều người bán, người mua nhỏ, không ai trong số họ đủ lớn để bằng hành động của mình ảnh hưởng đến giá cả dịch vụ. Điều đó có nghĩa là không cần biết sản xuất được bao nhiêu, họ đều có thể bán được tất cả sản phẩm của mình tại mức giá thị trường hiện hành.

- Cạnh tranh không hoàn hảo: Cạnh tranh không hoàn hảo là cạnh tranh trên thị trường không đồng nhất với nhau. Mỗi loại sản phẩm có thể có nhiều loại nhãn hiệu khác nhau, mỗi loại nhãn hiệu lại có hình ảnh và uy tín khác nhau mặc dù xem xét về chất lượng thì sự khác biệt giữa các sản phẩm là không đáng kể. Các điều kiện mua bán cũng rất khác nhau.

- Cạnh tranh độc quyền:

+ Là cạnh tranh trên thị trường mà ở đó một người bán một loại sản phẩm không đồng nhất. Họ có thể kiểm soát gần như toàn bộ sản phẩm hay hàng hoá bán ra thị trường. Thị trường này có pha trộn lẫn giữa độc quyền và cạnh tranh gọi là thị trường cạnh tranh độc quyền. ở đây xảy ra cạnh tranh giữa các nhà độc quyền.

+ Điều kiện gia nhập hoặc rút lui khỏi thị trường cạnh tranh độc quyền có nhiều trở ngại do vốn đầu tư lớn hoặc do độc quyền về bí quyết công nghệ, thị trường này không có cạnh tranh về giá cả mà một số người bán toàn quyền quyết định giá cả.

+ Những nhà doanh nghiệp nhỏ tham gia vào thị trường này phải chấp nhận bán hàng theo giá cả của nhà độc quyền.

Kiến thức về cạnh tranh trong kinh tế

Trong cạnh tranh kinh tế, cạnh tranh công nghệ cũng là một cạnh tranh độc quyền

Mục đích của cạnh tranh

- Cạnh tranh sẽ giành được nhiều lợi nhuận từ cá nhân, tổ chức khác.

- Có chỗ đứng trong thị trường, nguồn nguyên liệu dồi dào, thu hút nhiều khách hàng.. sẽ có nhiều lợi thế hơn, thuận lợi cho sự phát triển và doanh thu cao.

- Cạnh tranh kinh tế chính là động lực để cá nhân, tổ chức phấn đấu, thay đổi và phát triển hoàn thiện về mọi mặt.

- Sự cần thiết về cạnh tranh chính là động lực để phát triển kinh tế thị trường. Cạnh tranh sẽ tạo ra sức ép và sẽ kích thích sự tìm tòi, sáng tạo và phát triển về mọi mặt.

- Thị trường ngày càng hội nhập cạnh tranh đã được các quốc gia trên thế giới thừa nhận và coi trọng, mục đích là phát triển kinh tế, các mối quan hệ xã hội, nâng cao hiểu biết toàn xã hội.

- Cạnh tranh kinh tế chính là con đường để tồn tại và duy trì doanh nghiệp.

Vai trò của cạnh tranh

Đối với doanh nghiệp

Các loại hình cạnh tranh có tác dụng rất lớn đối với doanh nghiệp, có thể giúp doanh nghiệp tồn tại và phát triển trên thị trường, cũng có thể làm cho doanh nghiệp biến mất trên thị trường. Doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển trên thị trường phải có chiến lược đủ tốt và năng lực cạnh tranh, tận dụng tốt lợi thế về công nghệ và nhân tài, tối ưu hóa năng lực cạnh tranh của chính mình, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, mở rộng thị phần, khẳng định vị thế. chính nó trong thị trường thương hiệu.

Đối với người tiêu dùng

Do cạnh tranh khốc liệt, người tiêu dùng ngày càng có nhiều cơ hội trải nghiệm nhiều sản phẩm hiện đại, chất lượng cao, nâng cao mức độ hài lòng khi sử dụng sản phẩm, được làm những gì có thể với chi phí thấp. nâng cao chất lượng cuộc sống.

Đối với nền kinh tế

- Cạnh tranh là động lực chính thúc đẩy sự phát triển, tăng trưởng của nền kinh tế.

- Cạnh tranh nâng cao năng suất lao động, con người làm việc ít cực nhọc hơn trước, hiện đại hóa sản xuất.

- Thúc đẩy sự phát triển của khoa học công nghệ, 4 cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật trên thế giới xuất phát từ kinh tế.

- Cạnh tranh tạo ra các công ty xuyên quốc gia, mở rộng giao lưu văn hóa giữa các quốc gia trên thế giới.

- Mở ra cơ hội cho các nước kém phát triển, có cơ hội tiếp thu khoa học kỹ thuật từ các nước phát triển.

Kiến thức về cạnh tranh trong kinh tế

Pepsi và Coca Cola được xem là hai đối thủ truyền kiếp trong cạnh tranh sản phẩm

>>> Xem thêm: Những kiến thức về nhượng quyền kinh doanh không phải ai cũng nói cho bạn biết

Ảnh hưởng của cạnh tranh

Loại hình cạnh tranh là động lực của sự phát triển kinh tế, bên cạnh cạnh tranh mang lại những tác động tích cực cho nền kinh tế thì cũng mang lại những tác động tiêu cực.

Tích cực

- Trong lĩnh vực kinh tế, cạnh tranh các loại là nhân tố không thể thiếu và có vai trò quan trọng trong sản xuất hàng hóa và các bối cảnh sản xuất kinh doanh khác.

- Loại hình cạnh tranh thị trường không chỉ là động lực của sự phát triển kinh tế mà còn là nhân tố điều chỉnh hệ thống thị trường, làm lành mạnh hóa các quan hệ xã hội.

- Đó là yếu tố cạnh tranh thúc đẩy các doanh nhân không ngừng sáng tạo, đổi mới trong hoạt động sản xuất và điều hành. Ngoài ra, cần sử dụng hiệu quả các nguồn lực, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, tăng năng suất lao động.

- Ở cấp độ vi mô, hình thức cạnh tranh này buộc các nhà sản xuất phải tìm cách tạo ra những sản phẩm tốt hơn để đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng.

- Ngoài ra, đối với người tiêu dùng, khi có sự cạnh tranh, họ dễ dàng so sánh các sản phẩm và tìm ra những sản phẩm có chất lượng tốt hơn, nhiều kiểu dáng, mẫu mã phong phú hơn để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.

Tiêu cực

Cạnh tranh là yếu tố quan trọng trong sản xuất, phát triển và vận hành. Tuy nhiên, cạnh tranh kinh tế như thế nào là lành mạnh? Và đó là mấu chốt của vấn đề. Nhiều người đã không áp dụng cạnh tranh lành mạnh, dẫn đến hàng loạt vấn đề tiêu cực, như:

- Cạnh tranh đã làm thay đổi cơ cấu xã hội về sở hữu tài sản, dẫn đến lạm quyền, độc quyền, tạo ra khoảng cách giàu nghèo ngày càng lớn.

- Do không hiểu bản chất của cạnh tranh lành mạnh trong kinh doanh nên nhiều người đã dùng những thủ đoạn bất chính để trục lợi bất chính.

- Cạnh tranh làm phức tạp hóa quá trình đồng hóa văn hóa của một quốc gia, việc tiếp xúc với các nền văn hóa khác nhau và tiếp xúc với các nền văn hóa và phong tục lỗi thời có thể ảnh hưởng đến bản sắc dân tộc của quốc gia đó.

Trong thế giới kinh tế hiện đại, cạnh tranh là một yếu tố quan trọng để đạt được sự thành công. Với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trong các ngành công nghiệp, các doanh nghiệp cần phải có chiến lược cạnh tranh hiệu quả để giữ vững vị thế của mình trên thị trường. Cạnh tranh kinh tế đòi hỏi các doanh nghiệp phải tập trung vào việc cải thiện sản phẩm và dịch vụ của mình, nâng cao chất lượng và giá trị cho khách hàng. Nếu không, họ rất dễ bị thất bại trước sự cạnh tranh khốc liệt của các đối thủ cạnh tranh. Vì vậy, để tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh ngày nay, các doanh nghiệp cần phải có chiến lược cạnh tranh toàn diện và hiệu quả.

>>> Xem nhiều bài học kinh doanh, kinh tế hữu ích: Kênh youtube KIEN THUC KINH TE official