Quảng cáo
Biti's: Cách

Ngân hàng thương mại là gì? Có đặc điểm, vai trò như thế nào?

Tài chính Cập nhật 15 tháng 04

Ngân hàng thương mại hiện nay là một mô hình phổ biến tại nước ta, ngân hàng này thực hiện các hoạt động giao dịch tiền tệ như những ngân hàng nhà nước. Vậy bạn đã biết được khái niệm của ngân hàng thương mại, đặc điểm và vai trò của ngân hàng thương mại hay chưa. Hãy cùng tôi tìm hiểu bài viết dưới đây.

Ngân hàng thương mại là gì?

Ngân hàng thương mại là ngân hàng kinh doanh tiền tệ với mục đích là thu lợi nhuận. Ngân hàng này hoạt động theo hình thức nhận tiền gửi của khách hàng để cung cấp tín dụng và thực hiện nghiệp vụ, chiết khấu và làm phương pháp thanh toán.

Mang tư cách là một tổ chức kinh doanh, ngân hàng thương mại sẽ hoạt động dựa trên cơ sở chế độ hạch toán kinh tế với mục tiêu là lợi nhuận. Ngân hàng này được pháp luật cho phép thực hiện rộng rãi các loại nghiệp vụ kinh doanh của ngân hàng, như: nhận tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn; thực hiện nghiệp vụ chiết khấu; dịch vụ thanh toán; huy động vốn bằng cách phát hành chứng chỉ nhận nợ…

Ngân hàng thương mại

Ngân hàng thương mại có mục đích là thu lợi nhuận

Bản chất của ngân hàng thương mại

Ngân hàng thương mại được có những bản chất sau:

- Ngân hàng thương mại là một loại hình doanh nghiệp và đơn vị kinh tế, tức là hoạt động trong một ngành kinh tế và có cấu trúc tổ chức giống như một doanh nghiệp. Nó được xem như là ngang hàng với các doanh nghiệp khác trong quan hệ kinh tế.

- Ngân hàng thương mại được xem là một doanh nghiệp và là một đơn vị kinh tế. Bởi vì ngân hàng này hoạt động ở mọi lĩnh vực trong ngành kinh tế, cơ cấu tổ chức như doanh nghiệp và bình đẳng trong quan hệ kinh tế với những doanh nghiệp khác.

- Ngân hàng thương mại mang hình thức hoạt động kinh doanh. Để có thể hoạt động kinh doanh, những ngân hàng này phải có vốn và tự chủ về tài chính, đặc biệt mục tiêu tài chính cuối cùng sẽ là lợi nhuận. Tuy nhiên để tìm kiếm lợi nhuận là phải chính đáng trên cơ sở chấp hành luật pháp của nhà nước.

- Hình thức hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại sẽ hoạt động kinh doanh trên tiền tệ và dịch vụ ngân hàng. Đây là một trong những lĩnh vực đặc biệt vì chúng liên quan trực tiếp tới tất cả các ngành, tới mọi mặt đời sống kinh tế và xã hội. Lĩnh vực tiền tệ của ngân hàng là một lĩnh vực nhạy cảm, vì vậy ngân hàng phải hoạt động khéo léo để tránh những thiệt hại cho xã hội. Ngân hàng thương mại cũng góp phần cung ứng một khối lượng vốn tín dụng rất lớn cho nền kinh tế - xã hội.

Tóm lại, ngân hàng thương mại là một định chế tài chính trung gian quan trọng trong nền kinh tế thị trường, hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ và dịch vụ ngân hàng. Các hoạt động của ngân hàng thương mại phải được thực hiện trong phạm vi pháp luật và cẩn trọng để đảm bảo không gây thiệt hại cho xã hội và đóng góp cho sự phát triển của nền kinh tế-xã hội.

Ngân hàng thương mại

Ngân hàng thương mại chính là định chế tài chính trung gian quan trọng của kinh tế thị trường

>>> Xem thêm: SCB và Sacombank (STB) là 2 ngân hàng khác nhau

Đặc điểm của ngân hàng thương mại

Một ngân hàng thương mại sẽ có những đặc điểm sau:

- Là một định chế tài chính trung gian.

- Hoạt động đa dạng và tổng hợp nhiều nghiệp vụ, dịch vụ.

- Ngân hàng này sẽ thu hút nguồn vốn bằng cách huy động tiền gửi, phát hành kỳ phiếu, trái phiếu, sau đó ngân hàng thương mại sẽ sử dụng nguồn vốn này để thực hiện cho vay sản xuất kinh doanh, vay tiêu dùng cùng với một số dịch vụ khác: thanh toán, chuyển tiền, bảo lãnh, ủy thác..

- Thông qua hoạt động vay và thanh toán, hệ thống của ngân hàng thương mại có thể tạo ra một lượng bút tệ, đây là một bộ phận quan trọng trong khối cung tiền tệ của nền kinh tế, có ảnh hưởng lớn đến chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương.

- Tổng tài sản của ngân hàng thương mại luôn là khối lượng tài sản lớn nhất trong toàn hệ thống ngân hàng thương mại.

Ngân hàng thương mại

Ngân hàng thương mại được phân loại dựa theo hình thức sở hữu là phổ biến nhất

Vai trò của ngân hàng thương mại

Ngân hàng thương mại có chức năng cung cấp nhu cầu vay vốn nhằm tạo vốn cho sự phát triển kinh tế và góp phần nâng cao hiệu quả của nền kinh tế. Đồng thời, ngân hàng cũng giúp rút ngắn tốc độ lưu thông tiền tệ và hàng hóa, giúp cho các hoạt động kinh doanh sản xuất diễn ra được liên tục và không bị gián đoạn.

Thêm vào đó, ngân hàng thương mại tham gia vào quá trình kiểm soát các hoạt động kinh tế, giúp ổn định thị trường chứng khoán và tài chính. Nó còn tạo điều kiện phát triển cho nền kinh tế thông qua việc chiết khấu và giải quyết khả năng lưu thông tiền tệ và hàng hóa nhanh chóng. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng có vai trò tư vấn, cung cấp thông tin và dịch vụ đầu tư hiệu quả.

Ngân hàng thương mại

Sự ra đời và phát triển của ngân hàng thương mại giúp ổn định nền kinh tế xã hội

>>> Xem thêm: Công việc của nhân viên tín dụng ngân hàng trong một ngày?

Các loại ngân hàng thương mại

Dựa vào hình thức sở hữu

Ngân hàng thương mại dựa vào hình thức sở hữu sẽ được chia thành 5 loại khác nhau.

Ngân hàng thương mại quốc doanh

Đây là ngân hàng được thành lập từ 100% là vốn nhà nước. Hiện nay trong xu hướng kinh tế hội nhập, các ngân hàng quốc doanh sẽ có nhiều chính sách để tăng vốn, tăng giá trị của ngân hàng như phát hành trái phiếu, cổ phần hóa ngân hàng. Ngân hàng thương mại quốc doanh giữ một vai trò quan trọng ở chuỗi mắc xích các ngân hàng của nước ta. Ngân hàng này sẽ hoạt động dưới sự quản lý của Nhà nước, ngoài ra pải thực hiện các nhiệm vụ mà Nhà nước giao.

- Một số ngân hàng thương mại quốc doanh:

+ Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn (Agribank)

+ Ngân hàng ngoại thương Việt Nam (Vietcombank)

+ Ngân hàng công thương Việt Nam (Vietinbank)

+ Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV)

Ngân hàng thương mại cổ phần

Ngân hàng thương mại cổ phần được thành lập từ việc góp vốn kinh doanh giữa các cổ đông và doanh nghiệp.Trong đó sẽ có mỗi cá nhân hoặc công ty chỉ sở hữu được một số lượng cổ phần đã giới hạn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

- Một số ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam:

+ Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB)

+ Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á (DongA Bank)

+ Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Đông (OCB)

+ Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội (MB Bank)

Ngân hàng thương mại

NHTM rất tích cực triển khai các gói tín dụng ưu đãi liên quan đến các khoản vay phục vụ mục đích bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu

Ngân hàng liên doanh

Ngân hàng này được thành lập theo hình thức góp vốn liên doanh giữa ngân hàng Việt Nam và ngân hàng nước ngoài, trong đó tỷ lệ góp của đối tác nước ngoài không quá 50%, trụ sở làm việc chính là ở Việt Nam và chịu dưới sự quản lý của pháp luật Việt Nam.

- Một số ngân hàng liên doanh tại Việt Nam:

+ Ngân hàng Việt Nga (VRB)

+ Indovina Bank Limited (IVB)

+ Vinasiam Bank (VSB)

+ Vid Public Bank (VID)

Ngân hàng 100% vốn nước ngoài

Đây là ngân hàng có số 100% vốn từ nước ngoài và được thành lập dựa trên những quy định của pháp luật Việt Nam, có đầy đủ các quyền như một ngân hàng cung cấp các dịch vụ cho thị trường Việt Nam, thời gian hoạt động không quá 99 năm.

- Một số ngân hàng vốn nước ngoài ở Việt Nam:

+ Ngân hàng TNHH một thành viên HSBC

+ Ngân hàng TNHH một thành viên Hongleong

+ Ngân hàng TNHH một thành viên ANZ

+ Ngân hàng TNHH một thành viên Standard Chartered

Ngân hàng chi nhánh nước ngoài

Ngân hàng được thành lập 100% vốn nước ngoài theo luật pháp nước ngoài và được phép hoạt động tại Việt Nam.

- Một số ngân hàng chi nhánh nước ngoài ở Việt Nam:

+ Citibank

+ Bangkok Bank

+ Shinhan Bank

+ Deutsche Bank

Dựa vào chiến lược kinh doanh

Ngân hàng thương mại bán buôn

Ngân hàng này nhắm tới đối tượng là những doanh nghiệp, công ty tài chính lớn, tập đoàn kinh tế và rất ít giao dịch với khách hàng cá nhân. Danh mục sản phẩm dịch vụ của ngân hàng này không đa dạng nhưng có giá trị giao dịch rất lớn.

Ngân hàng thương mại bán lẻ

Ngân hàng này cung cấp dịch vụ cho tập khách hàng cá nhân, công ty vừa và nhỏ. Các ngân hàng thường hướng tới đa dạng hóa danh mục sản phẩm dịch vụ để đáp ứng được những nhu cầu của khách hàng. Giá trị giao dịch tại ngân hàng này thường không lớn nhưng số lượng giao dịch cao.

Ngân hàng thương mại vừa bán buôn vừa bán lẻ

Ngân hàng này thực hiện cả hai hoạt động là vừa bán buôn và cũng vừa bán lẻ, điều này chứng minh tệp khách hàng của ngân hàng này nhắm tới tất cả các dạng khách hàng.

Ngoài những ngân hàng trên còn có những ngân hàng khác như: ngân hàng đầu tư, ngân hàng phát triển, ngân hàng chính sách và ngân hàng hợp tác.

Ngân hàng thương mại

Ngân hàng thương mại được phân chia dựa vào các yếu tố khác nhau

>>> Xem thêm: Lãi suất liên ngân hàng là gì?

Dựa vào tính chất hoạt động

Ngân hàng chuyên doanh

Đây là loại ngân hàng chỉ hoạt động chuyên về một lĩnh vực nhất định như nông nghiệp, xuất nhập khẩu, đầu tư…

Ngân hàng kinh doanh tổng hợp

Đây là loại ngân hàng hoạt động ở tất cả các lĩnh vực kinh tế và thực hiện gần như tất cả các nghiệp vụ phát sinh mà một ngân hàng được phép thực hiện theo quy định của pháp luật.

Các hoạt động của ngân hàng thương mại

Căn cứ tại Điều 98 Luật tổ chức tín dụng 2010 quy định về các hoạt động của ngân hàng thương mại, cụ thể như sau:

1. Nhận tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm và các loại tiền gửi khác.

2. Phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu để huy động vốn trong nước và nước ngoài.

3. Cấp tín dụng dưới các hình thức sau đây:

a) Cho vay;

b) Chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng và giấy tờ có giá khác;

c) Bảo lãnh ngân hàng;

d) Phát hành thẻ tín dụng;

đ) Bao thanh toán trong nước; bao thanh toán quốc tế đối với các ngân hàng được phép thực hiện thanh toán quốc tế;

e) Các hình thức cấp tín dụng khác sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận.

4. Mở tài khoản thanh toán cho khách hàng.

5. Cung ứng các phương tiện thanh toán.

6. Cung ứng các dịch vụ thanh toán sau đây:

a) Thực hiện dịch vụ thanh toán trong nước bao gồm séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thư tín dụng, thẻ ngân hàng, dịch vụ thu hộ và chi hộ;

b) Thực hiện dịch vụ thanh toán quốc tế và các dịch vụ thanh toán khác sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận.

Qua bài viết này, hy vọng bạn đã hiểu rõ và nắm được các kiến thức cần thiết về ngân hàng thương mại. Sự phát triển của ngân hàng thương mại đã đóng góp một vai trò rất quan trọng trong xã hội và cũng như nền kinh tế hiện nay.

>>> Tham gia cộng đồng kinh doanh lớn nhất Việt Nam: Vietnam Business News

>>> Xem nhiều bài học kinh doanh, kinh tế hữu ích: Kênh youtube KIEN THUC KINH TE official