Quảng cáo
Biti's: Cách

Ngành kinh tế gồm những ngành nào? Tất tần tật thông tin về ngành kinh tế cho các sĩ tử

Tài liệu EK Cập nhật 06 tháng 03

Từ trước đến nay, kinh tế là một trong những ngành nghề hot và được nhiều người quan tâm bởi nó luôn là ngành cần thiết của xã hội, đồng thời có phổ việc làm rộng. Bởi vậy, mỗi khi mùa chọn trường, mùa thi sắp đến thì chủ đề “ngành kinh tế gồm những ngành nào” nhận được rất nhiều sự quan tâm. Vậy ngành kinh tế là gì, bao gồm những ngành nào, mời bạn tìm hiểu qua bài viết này. 

Ngành kinh tế nghiên cứu về cái gì?

Khi học ngành kinh tế, bạn sẽ được học những môn liên quan đến kinh tế học.

Kinh tế học là nghiên cứu về sự trao đổi, mua bán hàng hóa và dịch vụ giữa các cá nhân với nhau và giữa các cá nhân với các quốc gia: người tiêu dùng, hộ kinh doanh, hãng, v.v. Vì vậy, kinh tế học là môn học bao hàm nhiều đối tượng, không thể tách rời khoa học và công nghệ, sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, công nghiệp dịch vụ và xã hội học.

Trên thực tế, ngay cả khi bạn không học kinh tế, những người lao động trong sản xuất, kỹ thuật và các lĩnh vực khác là những nhân tố quan trọng trong nền kinh tế và đang gián tiếp tham gia vào các hoạt động kinh tế. Do đó, nếu bạn học tại một trường đại học kỹ thuật, công nghiệp, y học, v.v., bạn vẫn có thể tham gia vào một nghề nghiệp liên quan.

nhóm ngành kinh tế gồm những ngành nào

Ngành Kinh tế luôn có nhiều chuyên ngành khác nhau để bạn có thể lựa chọn

Ngành kinh tế gồm những ngành nào?

Ngành nghề đa dạng, phù hợp với sự phát triển của kinh tế thị trường, ngành nghề đào tạo phong phú khiến cử nhân kinh tế không khó vào các doanh nghiệp, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp trong và ngoài nước. Vậy ngành kinh tế gồm những ngành nào?Sau đây là danh sách đầy đủ và chi tiết các ngành đào tạo chuyên ngành kinh tế để các bạn tham khảo.

Quản trị kinh doanh

Sự mở rộng và gia tăng số lượng doanh nghiệp tại Việt Nam đã kéo theo sự gia tăng nhu cầu nhân lực trong tất cả các lĩnh vực liên quan đến kinh doanh. Các doanh nghiệp luôn quan tâm tìm kiếm những sinh viên quản trị kinh doanh có kiến ​​thức chuyên môn vững vàng để củng cố nguồn nhân lực của mình.

Bên cạnh đó, xu thế hội nhập kinh tế quốc tế cũng mang đến cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài những cơ hội việc làm, thử thách bản thân trong môi trường chuyên nghiệp có tính cạnh tranh cao, tất nhiên những chế độ đãi ngộ hậu hĩnh, mức lương hấp dẫn cũng khiến chuyên ngành quản trị kinh doanh trở nên rất hấp dẫn.

Ngành quản trị kinh doanh học gì?

Theo học ngành Quản trị kinh doanh, sinh viên sẽ được đào tạo những kiến ​​thức nền tảng và chuyên sâu về quản trị kinh doanh, quản trị marketing, quản trị tài chính ngân hàng cũng như các kỹ năng cần thiết cho nghề nghiệp. bao gồm:

- Lập kế hoạch kinh doanh

- Xây dựng chiến lược và lập kế hoạch tiếp thị

- Xây dựng chiến lược phân phối sản phẩm

- Chính sách giá

- Nghiên cứu thị trường

- Marketing sản phẩm

- Truyền thông thương hiệu

- Kiểm soát tình hình tài chính doanh nghiệp

- Tìm kiếm thị trường kinh doanh

- Kỹ năng làm việc nhóm

- Kỹ năng lập kế hoạch

- Kỹ năng đàm phán, thương lượng

- Kỹ năng giải quyết tình huống kinh doanh,...

nhóm ngành kinh tế gồm những ngành nào

Hiện nay có nhiều bạn trẻ vẫn thắc mắc nên chọn học ngành kinh tế nào phù hợp nhất

>>> Tham gia cộng đồng kinh doanh lớn nhất Việt Nam: Vietnam Business News

Những chuyên ngành quản trị kinh doanh

Ngành Quản trị kinh doanh là ngành có khá nhiều chuyên ngành sâu. Sinh viên theo học ngành này có thể lựa chọn theo học các chuyên ngành sau:

- Quản trị kinh doanh tổng hợp

- Quản trị khởi nghiệp

- Quản trị marketing

- Quản trị doanh nghiệp

- Quản trị logistics

- Quản trị nhân sự

- Quản trị tài chính

- Quản trị kinh doanh quốc tế

- Quản trị thương mại

Ngành quản trị kinh doanh sau khi ra trường

Sau khi tốt nghiệp chuyên ngành quản trị kinh doanh, bạn có thể tìm được việc làm kinh doanh với các vị trí khởi điểm sau:

- Nhân viên kinh doanh

- Chuyên viên phụ trách các công việc hành chính nhân sự, kinh doanh, marketing

- Chuyên viên xây dựng chiến lược, phát triển thị trường và tìm kiếm đối tác

Hoặc sau một thời gian trải nghiệm công việc, bạn củng cố và nâng cao khả năng làm việc, kiến ​​thức chuyên môn, có thể đảm nhận vị trí quản lý, giảng dạy hoặc thành lập công ty riêng.

Tài chính - Ngân hàng

Những thuận lợi khi làm việc trong ngành tài chính – ngân hàng như: mức lương khởi điểm trung bình thường cao hơn so với nhiều ngành khác, mức lương hấp dẫn tại các công ty tài chính ngân hàng, cơ hội làm việc tại các ngân hàng quốc tế nổi tiếng có chi nhánh tại Việt Nam, rõ ràng và lâu dài lộ trình phát triển nghề nghiệp... là điều khiến ngành học này luôn thu hút đông đảo thí sinh dự thi THPT quốc gia và tuyển sinh ĐH, CĐ.

Ngành Tài chính - Ngân hàng học gì

Khối kiến thức mà sinh viên theo học ngành Tài chính - Ngân hàng sẽ được đào tạo bao gồm:

- Kiến thức về lĩnh vực phân tích tài chính và đầu tư trên thị trường vốn, thị trường tiền tệ trong quá trình toàn cầu hóa.

- Kiến thức về thực hành các nghiệp vụ trong ngân hàng thương mại hiện đại.

- Kiến thức chuyên môn sâu về phân tích, dự báo liên quan đến tài chính, tiền tệ nhằm đưa ra quyết định trong quản trị tài chính.

- Được rèn luyện về bản lĩnh và khả năng tự nghiên cứu khi gặp vấn đề mới.

- Khả năng đối đầu và ứng biến nhạy bén khi có rủi ro phát sinh liên quan đến tài chính, tiền tệ.

Đào tạo các kỹ năng mềm cần thiết để đáp ứng nhu cầu của công việc như:

- Kỹ năng giao tiếp với khách hàng.

- Kỹ năng giới thiệu sản phẩm.

- Kỹ năng thuyết phục khách hàng.

- Kỹ năng quản lý thời gian.

- Kỹ năng tư duy phản biện.

- Kỹ năng phân tích.

- Kỹ năng làm việc theo nhóm…

nhóm ngành kinh tế gồm những ngành nào

Ngành Tài chính - Ngân hàng là một ngành có nhiều sự lựa chọn

Những chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng

Ngành Tài chính - Ngân hàng là một ngành học khá rộng liên quan đến tất cả các dịch vụ ngân hàng, tài chính, lưu thông, vận hành tiền tệ với các chuyên ngành được đào tạo gồm:

- Chuyên ngành Ngân hàng

- Chuyên ngành Quản lý Tài chính công

- Chuyên ngành Tài chính doanh nghiệp

- Chuyên ngành Thuế

- Chuyên ngành Tài chính Bảo hiểm

- Chuyên ngành Tài chính quốc tế

- Chuyên ngành Hải quan

- Chuyên ngành Định giá tài sản

- Chuyên ngành Phân tích chính sách tài chính

- Chuyên ngành Đầu tư tài chính

Ngành Tài chính - Ngân hàng làm gì sau khi ra trường?

Sau khi tốt nghiệp ngành Tài chính – Ngân hàng, bạn có thể đảm nhận các vị trí công việc như:

- Chuyên viên tín dụng ngân hàng

- Chuyên viên kế toán, kiểm toán nội bộ ngân hàng thương mại

- Kế toán viên phòng thanh toán quốc tế

- Nhân viên kinh doanh ngoại tệ

- Chuyên viên kinh doanh tiền tệ

- Chuyên viên quản trị tài sản và nguồn vốn

- Chuyên viên tài trợ thương mại

- Chuyên viên phân tích tài chính doanh nghiệp

- Chuyên viên định giá tài sản

- Chuyên viên phân tích đầu tư chứng khoán

- Chuyên viên mua bán, sát nhập doanh nghiệp

- Giảng viên ngành Tài chính – Ngân hàng .....

Ngành Kinh tế quốc tế

Trong bối cảnh toàn cầu hóa ngày càng sâu rộng, Việt Nam đã và đang đẩy mạnh quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, mở rộng giao lưu kinh tế - thương mại với nhiều nước. Vì vậy, chúng ta ngày càng cần nhiều hơn nữa nguồn nhân lực trẻ có kiến ​​thức vững vàng trong lĩnh vực kinh tế quốc tế, mở ra cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn cho những ai theo đuổi ngành học này.

nhóm ngành kinh tế gồm những ngành nào

Hiện nay nước ta đang cần nhiều nguồn nhân lực về kinh tế quốc tế

>>> Xem thêm: Đề minh họa 2023: Sĩ tử ngành kinh tế, tài chính, ngân hàng cần chú ý

Kinh tế quốc tế học gì?

Theo học ngành Kinh tế quốc tế, sinh viên sẽ được đào tạo những kiến thức bao gồm:

Kiến thức nền tảng về:

- Kinh tế quốc tế, thương mại quốc tế, đầu tư quốc tế, tài chính quốc tế, kinh doanh quốc tế, quản trị nguồn nhân lực quốc tế, hoạt động hậu cần kinh tế quốc tế...

- Các chính sách kinh tế đối ngoại chủ yếu hiện nay liên quan đến vấn đề chống bán phá giá, tranh chấp trong thương mại quốc tế.

- Đặc điểm phát triển kinh tế thế giới trong xu hướng toàn cầu hóa, những vấn đề về hội nhập kinh tế tại Việt Nam…

Các kiến thức chuyên sâu mang đậm tính thực tiễn:

- Giao dịch ký kết hợp đồng thương mại quốc tế

- Quản trị chuỗi cung ứng và phát triển logistics toàn cầu

- Tổ chức thực hiện hợp đồng xuất - nhập khẩu

- Nghiên cứu thị trường

- Đàm phán trong kinh doanh quốc tế

- Thanh toán quốc tế

- Marketing quốc tế

- Nghiệp vụ về thanh toán quốc tế

- Bảo hiểm ngoại thương

- Cách thức xâm nhập thị trường nước ngoài

- Thương mại điện tử…

Những chuyên ngành của ngành Kinh tế quốc tế?

Chương trình đào tạo ngành Kinh tế quốc tế không phân chuyên ngành. Khi theo học ngành này, bên cạnh các môn đại cương bắt buộc, sinh viên sẽ được học các môn chuyên ngành bao gồm:

- Hội nhập kinh tế quốc tế

- Chính sách kinh tế đối ngoại

- Tiếng Anh chuyên ngành kinh tế và kinh doanh quốc tế

- Công pháp quốc tế

- Đàm phán kinh tế quốc tế

- Kinh tế ASEAN

- Chính sách quản lý công ty đa quốc gia

Các học phần chuyên sâu về ngành mà các bạn sinh viên có thể lựa chọn theo học để có đủ

kiến thức cho nghề nghiệp sau này:

- Đấu thầu quốc tế

- Tài chính quốc tế

- Kinh doanh quốc tế

- Giao dịch đàm phán kinh doanh

- Nghiệp vụ Ngoại thương

- Luật kinh doanh quốc tế

- Kế toán quốc tế

- Thuế quốc tế

- Thương mại điện tử,…

nhóm ngành kinh tế gồm những ngành nào

Ngành kinh tế quốc tế luôn đa dạng về chuyên ngành của mình

Kinh tế quốc tế làm gì sau khi ra trường?

Những vị trí công việc mà sinh viên tốt nghiệp ngành Kinh tế quốc tế có thể đảm nhận sau khi ra trường:

- Chuyên viên hỗ trợ hoạch định, phân tích và tư vấn chính sách trong lĩnh vực thương mại

quốc tế, tài chính quốc tế và đầu tư trực tiếp và gián tiếp nước ngoài

- Chuyên viên phân tích và tư vấn các dự án quốc tế

- Nhân viên kinh doanh quốc tế

- Nhân viên xuất nhập khẩu

- Chuyên viên hoạch định tài chính quốc tế

- Chuyên viên nghiên cứu thị trường

- Chuyên viên marketing quốc tế

- Chuyên viên quản trị chuỗi cung ứng

- Chuyên viên tư vấn đầu tư quốc tế

- Chuyên viên xúc tiến thương mại

- Nhà tư vấn quản trị kinh doanh quốc tế

- Chuyên gia nghiên cứu và giảng dạy về kinh tế quốc tế

Ngành Kinh doanh thương mại

Với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp cần nhiều hơn một đội ngũ nhân viên kinh doanh thương mại có kiến ​​thức chuyên môn và kinh nghiệm làm việc nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và phát triển kinh doanh bền vững. Vì vậy, ngành thương mại có nhiều lựa chọn việc làm hơn và trở thành một trong những ngành hấp dẫn nhất đối với các bạn trẻ đứng trước ngưỡng cửa lựa chọn nghề nghiệp.

Ngành kinh doanh thương mại học gì?

Theo học ngành Kinh doanh thương mại, sinh viên sẽ được đào tạo những kiến thức bao gồm:

- Hoạt động bán hàng, bán lẻ.

- Quản trị thương mại xuất nhập khẩu.

- Nghiên cứu thị trường.

- Lập kế hoạch kinh doanh.

- Quản trị bán hàng.

- Quản trị bán lẻ.

- Quản trị chuỗi cung ứng.

- Nghiệp vụ bán hàng.

- Phân tích tài chính.

- Marketing.

- Nghiệp vụ PR,…

Các kỹ năng cần thiết cho nghề nghiệp được trang bị:

- Kỹ năng về quản trị lực lượng bán hàng.

- Kỹ năng tổ chức và điều hành hoạt động bán lẻ.

- Kỹ năng nắm bắt hành vi, nhu cầu của khách hàng.

- Kỹ năng làm việc nhóm.

- Kỹ năng giao tiếp.

- Kỹ năng ngoại ngữ...

nhóm ngành kinh tế gồm những ngành nào

Nhiều bạn trẻ hiện nay đang chú ý tới ngành kinh doanh thương mại

Những chuyên ngành của ngành Kinh doanh thương mại?

Tùy vào mục tiêu và thế mạnh đào tạo mà mỗi trường đại học sẽ phân chia ngành Kinh doanh thương mại thành những chuyên ngành như:

- Kinh doanh thương mại.

- Kinh doanh bán lẻ.

- Thương mại bán lẻ.

- Kinh doanh quốc tế.

- Logistics,…

Kinh doanh thương mại làm gì sau khi ra trường?

Sinh viên tốt nghiệp ngành Kinh doanh thương mại có nhiều lựa chọn nghề nghiệp với các vị trí công việc như:

- Nhân viên kinh doanh.

- Nhân viên bộ phận bán hàng.

- Nhân viên kinh doanh hàng không, tàu biển.

- Nhân viên kinh doanh forwarder, logistics.

- Nhân viên xuất nhập khẩu, quản lý kho hàng.

- Chuyên viên tổ chức các hoạt động kinh doanh thương mại ở các doanh nghiệp, tổ chức,

công ty.

- Chuyên viên quản lý, quản trị hoạt động kinh doanh, mua bán hàng hóa.

- Chuyên viên quản lí kho bãi.

- Chuyên viên bộ phận thu mua.

- Chuyên viên chăm sóc khách hàng.

- Chuyên viên marketing, PR.

- Quản lý chuỗi cửa hàng bán lẻ.

- Trưởng ngành hàng.

- Cửa hàng trưởng,…

- Giảng dạy, tập huấn về Kinh doanh thương mại.

>>> Xem thêm: TOP 10 trường đại học kinh tế tốt nhất ở việt nam

Ngành Kinh tế đối ngoại

Trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đất nước ngày càng mở cửa, hội nhập với thế giới là cơ sở cho sự phát triển không ngừng của kinh tế đối ngoại. Vì vậy, để phát triển vững mạnh cần nhiều hơn nữa những nhân tài có kiến ​​thức chuyên môn vững vàng trong ngành này. Nhu cầu nhân lực tăng cao và cơ hội việc làm rộng mở tạo nên sức hấp dẫn của khu vực kinh tế đối ngoại hiện nay.

Kinh tế đối ngoại học gì?

Chương trình đào tạo của ngành Kinh tế đối ngoại hướng tới đào tạo các kiến thức chuyên sâu bao gồm:

- Quản lý thị trường ngoại hối và đầu tư quốc tế, thương mại quốc tế

- Giao dịch thương mại quốc tế, đàm phán quốc tế

- Vận tải và bảo hiểm trong thương mại quốc tế

- Thanh toán quốc tế

- Khả năng phân tích và đánh giá hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu, sự biến động của tỷ

giá hối đoái và đầu tư quốc tế

- Xây dựng và tổ chức thực hiện các chính sách thương mại và dự án đầu tư trong và ngoài

nước

- Kiến thức kinh tế và xã hội hiện đại của khu vực và thế giới

- Quan hệ kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế

nhóm ngành kinh tế gồm những ngành nào

Nhu cầu nhân lực và cơ hội việc làm được mở rộng ngành kinh tế đối ngoại đang nhận được sự chào đón

Những chuyên ngành của ngành Kinh tế đối ngoại?

Ngành kinh tế đối ngoại không phân chuyên ngành. Bên cạnh khối kiến thức giáo dục đại cương và kiến thức cơ sở ngành, sinh viên sẽ được học các môn chuyên ngành gồm:

- Giao dịch thương mại quốc tế.

- Vận tải và giao nhận trong ngoại thương.

- Bảo hiểm trong kinh doanh.

- Marketing quốc tế.

- Pháp luật trong hoạt động KTĐN.

- Thanh toán quốc tế.

- Nghiệp vụ hải quan.

- Thuế và hệ thống thuế ở Việt Nam.

- Đàm phán quốc tế.

- Kinh tế học tài chính.

- Kinh tế kinh doanh.

- Kinh doanh quốc tế...

Kinh tế đối ngoại làm gì sau khi ra trường?

Tốt nghiệp ngành kinh tế đối ngoại, sinh có thể dễ dàng tìm được các công việc phù hợp như:

- Chuyên viên xây dựng và phát triển mối quan hệ với đối tác, khách hàng nước ngoài.

- Chuyên viên phòng kinh doanh chịu trách nhiệm tìm kiếm, thương lượng và đàm phán để ký.

- Chuyên viên phòng nghiệp vụ xuất nhập khẩu chuyên xử lý quá trình thanh toán, vận chuyển kho bãi, bảo hiểm.. đảm bảo hợp đồng được diễn theo đúng tiến độ.

- Chuyên viên hoạch định chính sách kinh tế đối ngoại.

- Chuyên gia nghiên cứu, giảng dạy các lĩnh vực liên quan đến kinh tế đối ngoại.

Cơ hội và thách thức khi tìm việc làm ngành Kinh tế

Cơ hội: 

- Nhu cầu tuyển dụng cao: Với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế thế giới, nước ta đã có những bước phát triển vượt bậc tạo cơ hội việc làm cao cho sinh viên ngành kinh tế. Ngoài ra, nền kinh tế hiện đại ngày nay đang được chuyển đổi do sự phát triển của công nghệ kỹ thuật số, vì vậy ngành này đang có nhu cầu lớn từ các nhà tuyển dụng.

- Thu nhập hấp dẫn: Kết nối với nền kinh tế toàn cầu, thị trường việc làm trong lĩnh vực kinh tế của Việt Nam chào đón nhiều nhà đầu tư nước ngoài, do đó mang lại thu nhập hấp dẫn cho những người làm việc trong ngành.

nhóm ngành kinh tế gồm những ngành nào

Những chuyên ngành về kinh tế đều có những cơ hội và thách thức riêng

Thách thức:

- Cạnh tranh cao: Với sự bùng nổ của lĩnh vực này, dòng người đăng ký thi ngành kinh tế là rất lớn. Điều này tạo ra sự cạnh tranh gay gắt, đòi hỏi người tìm việc phải cạnh tranh quyết liệt trong quá trình tìm việc.

- Sa thải nhanh: Nếu bạn không đáp ứng được yêu cầu công việc trong lĩnh vực này, việc sa thải sẽ nhanh hơn so với các ngành khác.

Bài viết trên đây có thể đã giải đáp thắc mắc cho bạn về “ngành kinh tế gồm những ngành nào?” Việc học ngành này còn phụ thuộc vào sự nhiệt tình của bạn. Cũng qua những thông tin trên chắc hẳn các bạn học sinh lớp 12 cũng đã định vị rõ về ngành kinh tế, đồng thời có được gợi ý hữu ích trong việc lựa chọn trường học cho bản thân mình.

>>> Xem nhiều bài học kinh doanh, kinh tế hữu ích: Kênh youtube KIEN THUC KINH TE official

Yêu cầu tài liệu

Timeout ! Get new captcha