Quảng cáo
Biti's: Cách

Chu kỳ kinh tế là gì? Chúng ta đang trong giai đoạn nào?

Kinh Tế Học Cập nhật 21 tháng 06

Nắm bắt được kiến thức về chu kỳ kinh tế giúp bạn có cái nhìn sâu sắc hơn về thực tiễn nền kinh tế đang ở giai đoạn nào. Từ đó, các quyết định về kinh doanh, đầu tư cũng được định hướng chuẩn xác hơn. Hãy tìm hiểu về chu kỳ kinh tế qua bài viết này.

Chu kỳ kinh tế là gì?

Chu kỳ kinh tế (Business cycle): Là trạng thái biến động của của nền kinh tế từ suy thoái đến hưng thịnh và lặp lại trong một khoản thời gian tạo nên một chu kì. Nó thường được đo bằng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của một quốc gia hoặc một khu vực. Ngoài ra Chu kỳ kinh tế còn được xác định bởi một số yếu tố khác như: Tỷ lệ việc làm, chi tiêu của người tiêu dùng và lãi suất.

chu kỳ kinh tế là gì

Một vòng chu kỳ kinh tế

Chu kỳ kinh tế có mấy giai đoạn, đặc điểm thế nào?

Chu kỳ kinh tế sẽ bao gồm 4 giai đoạn với các đặc điểm rõ rệt:

(1) Giai đoạn suy thoái: GDP của nền kinh tế giảm sút do các tác nhân như: Sản lượng hàng hóa suy giảm, tỷ lệ thất nghiệp tăng, mức lương thấp, lãi tín dụng bị thắt chặt… Đó cũng là dấu hiệu của nền kinh tế đang đi xuống

(2) Giai đoạn đáy chu kỳ: Giai đoạn này kinh tế bị suy thoái trầm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống người dân và doanh nghiệp. Lúc này nhà nước hỗ trợ bằng cách tăng lượng tiền lưu thông trong thị trường nhờ các công cụ tiền tệ. Lạm phát ở giai đoạn này có sự tăng nhẹ.

(3) Giai đoạn phục hồi: Giai đoạn này GDP của nền kinh tế tăng trưởng vượt bậc đó là ảnh hưởng tích cực của việc sản xuất tăng trưởng trở lại, lợi nhuận và doanh thu của các công ty ghi nhận cao trở lại… Thời điểm này, lạm phát ở mức vừa phải và có xu hướng giảm.

(4) Giai đoạn đỉnh của chu kỳ kinh tế: Giá trị GDP có dấu hiệu tăng chậm lại nhưng vẫn ở mức cao. Lạm phát bắt đầu có dấu hiệu tăng nhanh. đó là dấu hiệu của nền kinh tế đạt đỉnh và sắp diễn ra một cuộc suy thoái. Chuẩn bị bước sang một chu kì mới

giai đoạn trong chu kỳ kinh tế

Biểu đồ chu kỳ kinh tế

>>> Xem thêm: Suy thoái kinh tế và hậu quả của suy thoái kinh tế

Ý nghĩa của việc nghiên cứu chu kỳ kinh tế

Sau đây là 4 ý nghĩa của việc nghiên cứu chu kỳ kinh tế:

nghiên cứu chu kỳ kinh tế

Nghiên cứu chu kỳ kinh tế có ý nghĩa quan trọng trong chiến lược kinh tế

- Dự báo và lập kế hoạch kinh tế: Việc nghiên cứu chu kỳ kinh tế giúp ta nắm được các thông tin quan trọng và dự báo tình hình kinh tế trong tương lai gần và xa. Điều là giúp cho chính phủ, các tổ chức tài chính và doanh nghiệp lập kế hoạch phù hợp để đối phó với các biến động và nâng cao khả năng thích ứng.

- Định hướng chính sách kinh tế: Việc có được cái nhìn tổng thể của tình hình kinh tế giúp cho chính phủ và các nhà lãnh đạo đưa ra các chính sách kinh tế để hỗ trợ sự tăng trưởng, kiểm soát lạm phát, ổn định thị trường tài chính và hỗ trợ giai đoạn suy thoái.

- Quản lý rủi ro đầu tư: Hiểu rõ được rủi ro và kiểm soát rủi ro giúp các nhà đầu tư, cơ quan tài chính đưa ra quyết định đầu tư thông minh, tối ưu hoá lợi nhuận và giảm thiểu thiệt hại trong các giai đoạn khó khăn.

- Nghiên cứu và phát triển kinh tế: Các nhà nghiên cứu và học giả kinh tế được cung cấp cơ sở lý thuyết và dữ liệu thực tế trong quá trình nghiên cứu chu kỳ kinh tế. Điều này giúp cải thiện và hiểu biết về các yếu tố gây ra chu kỳ và khám phá các biện pháp để ổn định và tăng cường hiệu suất kinh tế.

Một số vấn đề của khủng hoảng và suy thoái kinh tế

Khủng hoảng kinh tế do đâu?

Một cuộc khủng hoảng kinh tế có thể bắt nguồn từ các nguyên nhân sau:

- Khủng hoảng tài chính: Tình trạng này liên quan đến sự sụp đổ của thị trường chứng khoán và sự xuất hiện của các bong bóng kinh tế,  các doanh nghiệp và cá nhân đều mất khả năng thanh khoản,..

- Bong bóng kinh tế: Sự tăng trưởng giá trị đột ngột của hàng hoá nhưng không mang tính chất ổn định rất dễ dẫn đến sự mất giá đột ngột khiến cho nhà đầu tư mất tiền, người lao động thì thất nghiệp và doanh nghiệp bị phá sản.

- Lạm phát: Là hiện tượng tăng giá liên tục của hàng hóa và dịch vụ thị trường, làm giảm sức hấp dẫn của đồng tiền. Nếu nền kinh tế tăng trưởng ở mức thấp mà tỷ lệ lạm phát cao thì sẽ dẫn đến tình trạng khủng hoảng kinh tế.

- Giảm phát: Trái ngược với lạm phát thì giảm phát là sự sụt giảm chung về giá cả hàng hóa và dịch vụ, thường liên quan đến sự giảm cung tiền và tín dụng của nền kinh tế. Lúc này mọi người đều có xu hướng trì hoãn việc mua hàng hoá với hy vọng sẽ được lợi hơn khi mua nó sau vài ngài, điều này cũng đồng nghĩa với việc sức mua giảm báo hiệu một cuộc suy thoái kinh tế sắp diễn ra

- Sự cắt giảm chi tiêu: Do GDP của các nước phụ thuộc rất nhiều vào chi tiêu của người tiêu dùng, thế nên việc cắt giảm chi tiêu được xem như một hành động có tác động xấu đến nền kinh tế của các nước

Hậu quả của khủng hoảng kinh tế

Hậu quả của khủng hoảng kinh tế bao gồm:

- Sự suy giảm của nền kinh tế với giá trị GDP, sản xuất và tăng trưởng kinh tế giảm. Điều này dẫn đến thất nghiệp, giảm thu nhập và giảm mức sống của người dân. 

- Hệ thống tài chính suy giảm và không ổn định, gây khó khăn về thanh khoản, sự thiếu tin tưởng giữa các ngân hàng và xáo trộn trên thị trường tài chính. 

- Doanh nghiệp chịu thiệt hại với doanh số bán hàng giảm, đầu tư suy giảm và tăng nợ. 

- Chính phủ tăng mức nợ công khi phải chi tiêu để kích thích kinh tế, gây áp lực tài chính và ảnh hưởng đến chi tiêu và đầu tư trong tương lai. Ả

- Ảnh hưởng xấu toàn xã hội với tình trạng nghèo đói, mất việc làm và khủng hoảng địa chính trị, cùng với tác động tâm lý như lo lắng, áp lực và mất niềm tin vào hệ thống kinh tế.

             >>> Xem thêm: Chính sách tiền tệ là gì? Công cụ và vai trò của nó đối với nền kinh tế

Khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2023

Tính cho đến hiện tại, những đặc điểm của một cuộc khủng hoảng hiện ra đầy đủ và rõ ràng. Có thể kể đến sự kiện sụp đổ liên tiếp của các ngân hàng lớn ở Mỹ từ tháng 3; hàng loạt doanh nghiệp phá sản, cắt giảm nhân sự để ổn định dòng tiền làm gia tăng tỷ lệ thất nghiệp; các ngân hàng TW tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát, từ đó hoạt động kinh tế chậm lại. 

khủng hoảng kinh tế và thất nghiệp

Làn sóng thất nghiệp gia tăng trong cơn khủng hoảng kinh tế (ảnh minh họa)

Các chuyên gia nhận định, suy thoái kinh tế toàn cầu năm 2023 sẽ sâu sắc hơn, khi mà các nhà hoạch định chính sách vẫn đang phải “vật lộn” trước tình hình lạm phát cao. 

        >>> Xem thêm: Khủng hoảng tài chính thế giới 2008

Hy vọng bài viết này đã cung cấp tới bạn thông tin bổ ích về chu kỳ kinh tế, từ đó có thể nhận thức được chúng ta đang ở giai đoạn nào của một vòng chu kỳ. Chúc bạn vững vàng trong một thời kỳ đầy biến động. 

Xem nhiều bài học kinh doanh, kinh tế hữu ích: Kênh youtube KIEN THUC KINH TE official