Quảng cáo
Biti's: Cách

[Từ A - Z] Microsoft: Tập đoàn phần mềm hàng đầu thế giới

Kinh doanh Cập nhật 21 tháng 03

Nhắc tới Microsoft có lẽ trong chúng ta không ai là không biết đến bởi đây là một tập đoàn phần mềm hàng đầu thế giới. Từ những ngày đầu thành lập, Microsoft đã phát triển mạnh mẽ và đưa ra nhiều sản phẩm và dịch vụ mang tính đột phá. Trong bài viết dưới đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về hành trình trở thành tập đoàn phần mềm hàng đầu thế giới của Microsoft nhé.

Lịch sử hình thành tập đoàn Microsoft

Microsoft là một tập đoàn hàng đầu của quốc gia Hoa Kỳ, trụ sở chính của tập đoàn Microsoft được đặt tại Redmond Washington. Đây là công ty chuyên phát triển sản xuất kinh doanh bản quyền các phần mềm hỗ trợ trên diện rộng với các dịch vụ và sản phẩm liên quan tới máy tính. Bill Gates và Paul Allen chính là những người đã sáng lập ra tập đoàn Microsoft.

2 nhà sáng lập của Microsoft - Paul Allen và Bill Gates

2 nhà sáng lập của Microsoft - Paul Allen và Bill Gates

Thuở đầu thành tập đoàn Microsoft

Bill Gates và Paul Allen là hai người bạn thân lớn lên cùng nhau từ thuở nhỏ và có cùng niềm đam mê với lập trình máy tính. Tháng 1 năm 1975, khi tờ báo Popular Electronics đăng bài nói về chiếc máy vi tính Altair 8800 của Micro Instrumentation and Telemetry Systems (MITS), Allen thấy rằng họ có thể viết chương trình thông dịch BASIC cho máy này và họ đã liên lạc với MITS thông báo về điều đó, MITS đã yêu cầu có thể tận mắt kiểm chứng. Dưới sự chứng kiến của MITS chương trình đã hoạt động hoàn hảo như một máy tính thật mặc dù được phát triển trên một máy mô phỏng. Sau đó MITS đã đồng ý phân phối chương trình và họ đã tiếp thị nó với cái tên Altair BASIC.

Vào tháng 4 năm 1975, sau thành công trên, Bill Gates và Paul Allen đã thành lập Microsoft với tên do chính Allen đặt và Gates giữ vị trí CEO. Sau đó, công ty được dời đến Bellevue Washington vào tháng 1 năm 1979.

Năm 1980, Microsoft đã gia nhập vào ngành kinh doanh hệ điều hành với các phiên bản phân phối hệ điều hành Unix mang tên Xenix. Nhưng MS-DOS mới là nền tảng cho sự thống trị của công ty. Tháng 11 cùng năm, Microsoft đã nhận thỏa thuận với hãng IBM để cung cấp hệ điều hành CP/M sử dụng trong máy tính cá nhân. Tới tháng 8 năm 1981, Microsoft đã giữ quyền sở hữu MS-DOS và trở thành nhà cung cấp HĐH dẫn đầu. Sau đó, Microsoft đã mở rộng thị trường khi tung ra Chuột Microsoft vào năm 1983, và cũng trong năm đó Allen đã rời khỏi Microsoft vì lý do sức khỏe.

Trụ sở làm việc đầu tiên của Microsoft

Trụ sở làm việc đầu tiên của Microsoft

>>> Tham gia cộng đồng kinh doanh lớn nhất Việt Nam: Vietnam Business News

Giai đoạn 1985 -1994: Windows và Office

Ngày 20/11/1985, Microsoft đã phát hành Microsoft Windows và mở rộng đồ họa cho MS - DOS. Ngày 26/2/1986, Microsoft đã dời trụ sở chính tới Redmond, tới tháng 3 cùng năm, công ty đã chuyển sang loại hình cổ phần khiến cổ phiếu gia tăng nhanh chóng giúp cho ban lãnh đạo công ty vươn lên thành các tỷ phú và triệu phú. Ngày 02/04/1987, Microsoft tiếp tục phát hành phiên bản OS/2 và giới hạn chỉ được bán cho các nhà xuất bản gốc OEM. 

Trong năm 1990, Microsoft liên tục cho ra mắt bộ ứng dụng văn phòng Microsoft Office  với chức năng riêng biệt như Microsoft Word và Microsoft Excel, tiếp đến là cho ra đời Windows 3.0 với giao diện đồ họa tương tác người máy nâng cao chế độ bảo vệ của bộ vi xử lý Intel.

Giai đoạn 1995 - 2005: Internet và kỷ nguyên 32-bit thế hệ mới

Ngày 26/05/1995, Microsoft xác định lại mục tiêu của mình và tiến hành mở rộng dòng sản phẩm mới liên quan đến mạng máy tính cũng như World Wide Web. Tới ngày 24/08/1995 công ty tung ra Windows 95 - HĐH đa nhiệm, hoàn thiện giao diện người dùng với nút Start (bắt đầu) tương thích với 32 bit và cung cấp giao diện Win32 API tương tự NT. Đến năm 1996, Microsoft phát hành Windows CE 1.0 rẽ nhánh vào thị trường mới. 

Bill Gates giới thiệu hệ điều hành Windows 95 - HĐH đa nhiệm

Bill Gates giới thiệu hệ điều hành Windows 95 - HĐH đa nhiệm

Ngày 13/01/2000 Bill gates bàn giao lại vị trí CEO cho Steve Ballmer và cũng trong giai đoạn này Microsoft đã cùng với nhiều công ty thành lập Liên minh Tín nhiệm Nền tảng Điện toán. Ngày 25/10/2001, Microsoft tiếp tục tung ra Windows XP và gia nhập thị trường game trong lúc Sony và Nintendo đang chiếm ưu thế vào năm sau đó. 

Giai đoạn từ 2007 đến nay

Tháng 1 năm 2007, Microsoft tiếp tục phát hành Microsoft Office 2007 và phiên bản tiếp theo Windows -Vista. Tới ngày 27/06/2008, Bill Gates đã quyết định nghỉ hưu và vẫn giữ vị trí cố vấn kỹ thuật của công ty sau đó không lâu Microsoft đã bắt đầu mở cửa hàng bán lẻ mang thương hiệu Microsoft vào ngày 12/02/2009. Tới năm 2010, Microsoft cải tiến hệ điều hành di động Windows mobile. Ngày 04/09/2012, phát hành Windows Server 2012 và chỉ một tháng sau đó lại phát hành hệ điều hành Windows 8. Ngày 29/03/2013, Microsoft ra mắt bảng điều khiển Xbox One. Và với sự thay đổi CEO từ Steve Ballmer sang Satya Nadella và John W. Thompson thay thế chức chủ tịch của Bill Gates thì tới năm 2015 Microsoft đã mua lại thiết bị và dịch vụ của Nokia với giá 7,2 tỷ USD vào ngày 25/04; công bố phát hàng bảng trắng tương tác vào ngày 21/01 và phát hành Windows 10 vào ngày 29/07. Đến ngày 01/03/2016, Microsoft công bố sáp nhập bộ phận PC và Xbox. Ngày 20/02/2019, Microsoft Corp cung cấp dịch vụ bảo mật mạng Account Guard cho người tiêu dùng.

Các sản phẩm nền tảng và dịch vụ của Microsoft

Hệ điều hành Microsoft

Hệ điều hành là phần mềm cơ bản giúp máy tính hoạt động. Do đó, sản phẩm hệ điều hành đầu tiên của Microsoft, được phát hành với tư cách là một công ty mới thành lập vào năm 1980, là một phiên bản Unix có tên là Xenix. Hệ điều hành này sau đó được sử dụng làm nền tảng cho trình xử lý văn bản đa công cụ đầu tiên của Microsoft, tiền thân của Microsoft Word.

Hệ điều hành thành công đầu tiên của Microsoft là MS-DOS (hệ điều hành đĩa cứng của Microsoft), được viết cho IBM vào năm 1981 và dựa trên QDOS của lập trình viên máy tính Tim Paterson. Trong thương vụ thế kỷ, Gates đã cấp phép MS-DOS cho IBM nhưng vẫn giữ quyền đối với phần mềm này. Kết quả là Gates đã kiếm được nhiều tiền nhờ Microsoft, công ty đã trở thành nhà cung cấp giá mềm lớn.

Chuột Microsoft

Con chuột đầu tiên của Microsoft được phát hành vào ngày 2 tháng 5 năm 1983 và được thiết kế để sử dụng không chỉ với PC IBM mà còn với bất kỳ máy tính nào chạy MS-DOS.

Windows

Trong năm 1983, thành tựu của Microsoft đã được công bố, hệ điều hành Microsoft Windows với giao diện người dùng đồ họa mới và môi trường đa nhiệm dành cho máy tính IBM.

Năm 1986, công ty lên sàn và thành công đó đã đưa Gates trở thành tỷ phú ở tuổi 31.

Windows 1.0 là phiên bản sử dụng nhiều đồ họa hơn so với MS DOS

Windows 1.0 là phiên bản sử dụng nhiều đồ họa hơn so với MS DOS

Microsoft Office

Năm 1989, một gói phần mềm dành cho bộ sưu tập các chương trình được sử dụng trong Microsoft Office đã được phát hành. Chúng vẫn được sử dụng cho đến ngày nay và bao gồm trình xử lý văn bản, bảng tính, chương trình email, phần mềm thuyết trình kinh doanh,...

Trình duyệt Internet Explorer

Vào tháng 8 năm 1995, Microsoft phát hành Windows 95, bao gồm các công nghệ kết nối Internet như B. Hỗ trợ tích hợp sẵn cho mạng quay số, Giao thức điều khiển truyền dẫn/Giao thức Internet (TCP/IP) và trình duyệt web Internet Explorer 1.0.

Trình duyệt Internet Explorer xuất hiện lần đầu trên bản cập nhật của hệ điều hành Windows 95

Trình duyệt Internet Explorer xuất hiện lần đầu trên bản cập nhật của hệ điều hành Windows 95

Xbox

Năm 2001, Microsoft giới thiệu hệ thống Xbox, thiết bị chơi game đầu tiên của mình. Hiện tại, Xbox đang phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ PlayStation của Sony. Cuối cùng, Microsoft đã phải ngừng cung cấp Xbox ban đầu để chuyển sang các phiên bản mới hơn. Năm 2005, Microsoft phát hành thành công máy chơi game Xbox 360.

Microsoft Surface 

Microsoft lần đầu tiên gia nhập thị trường phần cứng máy tính với việc công bố dòng máy tính Surface vào năm 2012. Kể từ đó, Microsoft đã không ngừng phát triển và tung ra các phiên bản cũng như hệ thống của dòng máy tính này trên toàn thế giới như Surface Pro, Surface Laptop, Surface Go và Surface Book , …

>>> Xem thêm: Từ A - Z Tập đoàn Sam Sung - Hành trình trở thành Cheabol lớn nhất Hàn Quốc 

Chiến lược marketing của Microsoft

Cải tiến sản phẩm liên tục

Là một trong những tập đoàn phần mềm hàng đầu thế giới với hơn 90% máy tính cá nhân trên toàn cầu sử dụng các sản phẩm, Microsoft đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc cách mạng máy tính cá nhân. Công ty đã tiên phong trong việc phát triển và cải tiến hệ điều hành, ứng dụng máy chủ, giải pháp năng suất và thông tin, giải pháp kinh doanh và công cụ phát triển phần mềm.

Microsoft đã có một số sản phẩm tiêu biểu, bao gồm hệ điều hành Windows, ứng dụng Office, Internet Explorer, Edge, Bing, OneDrive, Skype, Teams, Visual Studio, .NET Framework và nhiều sản phẩm khác. Ngoài ra, Microsoft cũng đã mở rộng vào nhiều lĩnh vực khác, bao gồm cả lĩnh vực thiết bị ngoại vi máy tính, hệ thống chơi game Xbox, dịch vụ đám mây Azure và nhiều sản phẩm khác.

Để có vị thế hiện nay trên thị trường, Microsoft đã không ngừng đổi mới và cải tiến sản phẩm của mình. Windows là một trong những sản phẩm đó, được cải tiến qua từng thời kỳ với các phiên bản Windows 1.0, Windows 2, Windows 3.1, Windows 95, Windows 98, Windows 2000, Windows Me, Windows XP, Windows Vista, Windows 7, Windows 8, Windows 8.1, Windows 10 và phiên bản mới nhất hiện nay là Windows 11.

Windows là nguồn doanh thu khủng của Microsoft

Windows là nguồn doanh thu khủng của Microsoft

Ngoài việc sản xuất các sản phẩm phần mềm, Microsoft cũng đã đầu tư vào nhiều dự án nghiên cứu và phát triển công nghệ, bao gồm trí tuệ nhân tạo, Internet of Things và thực tế ảo. Với nhiều thành tựu đáng kinh ngạc, Microsoft luôn duy trì vị thế của mình trong cuộc cách mạng công nghệ thông tin và đóng góp to lớn vào việc cải thiện cuộc sống của con người.

Chiến dịch truyền thông nổi bật của Microsoft

Microsoft luôn là một trong những tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới và họ rất biết cách quảng bá sản phẩm của mình thông qua các chiến dịch truyền thông nổi bật. Ngay từ khi ra mắt những bản hệ điều hành sơ khai, nhằm mục đích giới thiệu lợi ích của sản phẩm Microsoft đã đẩy mạnh những chiến dịch truyền thông quảng cáo và đã mang lại những phản hồi tích cực từ khách hàng.

Một trong những chiến dịch truyền thông thành công nhất của Microsoft là chiến dịch "I'm a PC", được phát triển bởi Agency Crispin Porter và Bogusky. Trong chiến dịch này, Microsoft đã muốn tạo ra hình ảnh thân thiện, đầy tính nhân văn của mình thông qua việc giới thiệu nhân vật Bill Gates và các câu nói như “Tôi là PC và trước giờ mọi người luôn kiên định về tôi”

Trước khi tung ra quảng cáo chính thức, Microsoft đã rất khôn khéo khi tung ra "quảng cáo nhử" thu hút sự chú ý của khách hàng. Đoạn quảng cáo miêu tả cuộc gặp gỡ tình cờ ở tiệm giày của Jerry Seinfeld và Bill Gates, hai người đã cùng chọn giày, ăn xúc xích và trò chuyện cười đùa với nhau một cách gần gũi và thân thiện. Xem qua thì quảng cáo có vẻ rất đơn giản không quá chú trọng vào các sản phẩm của Microsoft nhưng nếu tinh tế một xíu bạn sẽ nhận thấy rằng thông điệp chính mà Microsoft muốn mang lại là nhân vật Bill Gates đại diện cho một Microsoft luôn thân thiện và đầy tính nhân văn. 

Vài tuần sau đó, Microsoft tiếp tục tung ra một đoạn quảng cáo mang tên "I'm a PC" dài khoảng 1 phút. Đoạn quảng cáo, Microsoft đã phác họa sự hiện diện của PC trong công việc hằng ngày của kiến trúc sư, giáo viên, ca sĩ, nhà thám hiểm đại dương, cậu nhóc học sinh đều sử dụng khẩu hiệu "I'm a PC". Điều này đã chứng tỏ sự mạnh mẽ của Microsoft trước những tập đoàn công nghệ khác đặc biệt là Apple.

Chiến lược kinh doanh của Microsoft – Khác biệt hóa sản phẩm

Hầu hết, các sản phẩm mới ra của microsoft đều khác hoàn toàn với đối thủ cạnh tranh và được sự đánh giá cao của khách hàng. Để làm được điều đó, Microsoft đã mất khá nhiều thời gian để nghiên cứu nhu cầu của khách hàng tiềm năng và đáp ứng tốt các kỳ vọng của khách hàng. Có thể điểm qua những thành tựu lớn như: 

- Windows Phone Store 

- Dịch vụ lưu trữ đám mây SkyDrive

- Mỗi ngày ứng dụng Skype truyền đi 2 tỉ phút hội thoại.

- Chiến lược kinh doanh của Microsoft thành công giúp tập đoàn này bán được hơn 100 triệu bản Windows 8

- Dịch vụ Xbox Live 

- Outlook.com là dịch vụ email phát triển nhanh nhất thế giới

3 nguyên tắc vàng từ CEO Microsoft

Thay đổi văn hóa khi cần thiết

Khi Satya Nadella lên thay Steve Ballmer trở thành CEO của Microsoft vào năm 2014, ông đã đưa ra một sứ mệnh mới cho công ty, thay đổi từ "một chiếc máy tính trên mỗi bàn làm việc của mọi nhà" thành "mang đến cho mỗi cá nhân và tổ chức trên thế giới sức mạnh để đạt được nhiều hơn nữa". Đây là một trong những bước đi táo bạo đầu tiên của Nadella trong quá trình đổi mới văn hoá và chiến lược kinh doanh của Microsoft. Thay vì cố gắng thống lĩnh thị trường, Microsoft tập trung vào khách hàng và khởi nghiệp.

Các bước đổi mới của Microsoft dưới sự lãnh đạo của Nadella bao gồm cho phép chạy hệ điều hành đối thủ Linux trên dịch vụ đám mây Windows Azure, ra mắt Microsoft Office cho iPad của Apple, ra mắt ứng dụng cho iPhone và smartphone chạy hệ điều hành Android. Ngoài ra, Microsoft còn bỏ qua Windows 9 để lên thẳng Windows 10, ra mắt Microsoft Surface Book - laptop đầu tiên của Microsoft và kính 3 chiều HoloLens.

Không chỉ thay đổi sứ mệnh và chiến lược kinh doanh, Nadella còn thay đổi văn hoá doanh nghiệp của Microsoft. Đội ngũ nhân viên được khuyến khích tập trung vào các dự án khởi nguồn từ đam mê, và nghĩ về Microsoft không phải như một công ty đã có 42 năm tuổi đời, mà như một công ty chỉ vừa khởi nghiệp.

Với việc tập trung vào khách hàng và khởi nghiệp, Microsoft đã cho thấy rằng việc bám víu một tư duy đã lỗi thời và cứng nhắc có thể là "liều thuốc độc" khiến doanh nghiệp mãi mất đi tính sáng tạo. Với chính sách tiếp cận mới của Nadella, Microsoft đã chứng tỏ rằng việc thay đổi và cải thiện là cần thiết trong mọi hoạt động kinh doanh. Nhưng để trở thành một công ty thành công, không đơn thuần là thay đổi văn hoá hay sứ mệnh, mà còn cần sự chú ý đến khách hàng và sản phẩm của mình.

Satya Nadella - Chủ tịch hội đồng quản trị và tổng giám đốc điều hành của Microsoft

Satya Nadella - Chủ tịch hội đồng quản trị và tổng giám đốc điều hành của Microsoft

Hành động nhanh, suy nghĩ chậm

Tốc độ là yếu tố quan trọng để thành công trong kinh doanh hiện đại. Satya Nadella đã chứng minh rằng ra quyết định nhanh chóng với mức độ tin cậy 80% có thể đưa doanh nghiệp đi trước đối thủ. Ví dụ điển hình là lĩnh vực Cloud Services, một lĩnh vực ban đầu không hoàn toàn chắc chắn, đã trở thành một phần quan trọng trong tổng doanh thu của Microsoft.

Trong thế giới đầy biến động và phức tạp hiện nay, các nhà lãnh đạo cần phải biết đẩy nhanh tốc độ ra quyết định và hành động nhanh chóng để đạt được thành công. Với sự lãnh đạo tuyệt vời của Nadella, Microsoft đã tập trung vào những lĩnh vực mà công ty làm tốt nhất.

“Cái gì cũng học” sẽ đánh bại “Cái gì cũng biết”

Microsoft đã trải qua 10 năm “lạc lối” vào thập niên 2000 đầy thử thách trong việc định hình giá trị của mình và đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ. Tuy nhiên, khi Satya Nadella trở thành CEO của công ty, họ đã quyết định tập trung vào việc học hỏi và thử nghiệm những thay đổi mới để đạt được thành công. Với tư cách là một công ty "học tất cả mọi thứ", Microsoft đang tìm kiếm câu trả lời cho các câu hỏi quan trọng liên quan đến sự sáng tạo và tinh thần học hỏi của mình. Điều này đánh dấu một bước tiến quan trọng trong sự phát triển của Microsoft và sự tôn trọng của họ đối với tinh thần mạo hiểm và thất bại.

Qua bài viết trên, chúng tôi đã gửi đến quý độc giả những thông tin về Tập đoàn Microsoft. Sau chặng đường dài, giờ đây Microsoft đã là “gã khổng lồ” công nghệ và có vị trí vững chắc trên thế giới. Hy vọng rằng, những kiến thức trên đã giải đáp được những thắc mắc của bạn về doanh nghiệp này. 

>>> Xem nhiều bài học kinh doanh, kinh tế hữu ích: Kênh youtube KIEN THUC KINH TE official