Quảng cáo
Biti's: Cách

Sử dụng ChatGPT để xây dựng thương hiệu, phát triển web cho dự án kinh doanh: Chi tiết đầy đủ từ A-Z

Tài liệu EK Cập nhật 05 tháng 04

ChatGPT là một công cụ đang được nhiều người sử dụng để phục vụ cho công việc. Bạn có biết ChatGPT có thể xây dựng thương hiệu, phát triển web phục vụ cho quá trình kinh doanh không? Trong bài viết đăng tải trên Ebaqdesign, chuyên gia Arek Dvornechcuck đã giới thiệu cách sử dụng ChatGPT cho chiến lược và phát triển thương hiệu, bài viết giúp người đọc có thể ứng dụng một cách dễ dàng vào dự án của mình.

Hãy tưởng tượng rằng, bạn và cộng sự đang bắt đầu xây dựng một thương hiệu quần áo mới, chuyên về các mẫu áo phông chất lượng tốt nhất dành cho giới trẻ hiện nay. Để làm được điều đó, trước hết bạn cần phải có một cái tên mang tính thương hiệu và một số chiến lược như: tính cách thương hiệu, giọng điệu và nhiều yếu tố khác. Bạn cũng sẽ cần xây dựng chân dung khách hàng và thành lập một website cho thương hiệu của mình.

Bên cạnh đó, bạn cũng cần phải thực hiện một số chiến lược tiếp thị, tạo nội dung cho các trang mạng xã hội hoặc blog, website và thực hiện nghiên cứu các từ khóa. Để thực hiện những điều này, bạn có thể tìm hiểu về ChatGPT để thực hiện các ý tưởng mà bạn đang có.

1. Sử dụng ChatGPT để đặt tên thương hiệu

Bạn có thể tìm kiếm ý tưởng tên thương hiệu một cách dễ dàng qua sự giúp đỡ của ChatGPT. Theo đó, hãy yêu cầu ChatGPT cung cấp các ý tưởng về một thương hiệu bán áo phông. Để chat GPT gợi ý được những cái tên độc đáo, chính xác với yêu cầu của bạn, nên đặt câu hỏi cho chat GPT kèm với các chuyên gia trong ngành xây dựng thương hiệu. Bạn có thể yêu cầu ChatGPT đóng vai trò là một chuyên gia, hoặc yêu cầu ChatGPT cung cấp một số loại tên nhất định để nhận được kết quả/ý tưởng tốt hơn và chính xác hơn để phù hợp với những gì mà bạn đang tìm kiếm. Vì ChatGPT đã được đào tạo với tất cả dữ liệu đó, vì vậy ChatGPT có thể hoạt động gần như thể bạn đã thuê những chuyên gia này.

Khi ChatGPT đưa ra câu trả lời, bạn chỉ cần thu nhập nhiều ý tưởng (khoảng 10 đến 15 ý tưởng) để kiểm tra tính khả dụng của nhãn hiệu và tên miền cũng như cách xử lý phương tiện truyền thông xã hội, nhưng bạn cũng nên lưu ý rằng sẽ có một vài ý tưởng sẽ bị lấy mất.

Ví dụ về cách yêu cầu ChatGPT đặt tên cho thương hiệu như sau:

Arek Dvornechcuck đã đặt câu hỏi với ChatGPT: “Tôi đang bắt đầu một thương hiệu quần áo mới bán áo phông cho các nhà thiết kế đồ họa. Hãy cho tôi 5 ý tưởng cho một tên thương hiệu theo Alexandra Watkins, Brad Flowers, và Jeremy Miller được trình bày trong một bảng.”

Bằng cách đó, Arek Dvornechcuck đã có 15 ý tưởng đặt tên cho thương hiệu của mình và Arek Dvornechcuck khá hài lòng với cái tên “ Artful Tees ”. Vì vậy, qua ví dụ này, bạn hãy thực hiện điều đó ngay cho thương hiệu của mình.

*Chú thích: Alexandra Watkins: Tác giả cuốn sách “ Xin chào, tên tôi thật tuyệt ”. Ngoài ra Arek còn giới thiệu thêm hai chuyên gia về đặt tên thương hiệu, bạn có thể tham khảo: Brad Flowers: Tác giả cuốn sách: “ The Naming Book ”; Jeremy Miller: Nhà chiến lược thương hiệu và tác giả bán chạy nhất của “ Tên thương hiệu mới ,” một cuốn sách tuyệt vời khác về cách đặt tên thương hiệu.

chatgpt xây dựng thương hiệu

chatgpt xây dựng thương hiệu

Câu hỏi của Arek Dvornechcuck và câu trả lời của ChatGPT về đặt tên thương hiệu

>>> Xem thêm: ChatGPT là gì? Ảnh hưởng gì đến SEO và Marketing?

2. Sử dụng ChatGPT để định hình tính cách thương hiệu

Để có thể xây dựng một chiến lược thương hiệu hiệu quả và phù hợp, bạn có thể yêu cầu ChatGPT gợi ý và triển khai nhiều yếu tố khác nhau, nhưng cơ bản nhất, bạn nên xác định tính cách thương hiệu và giọng điệu của mình.

ChatGPT có khả năng ghi nhớ những gì người dùng đã nói trước đó trong cuộc trò chuyện, vì vậy bạn có thể tiếp tục cuộc trò chuyện như thể bạn đang nói chuyện với một người. Tuy nhiên, nếu mỗi lần bạn bắt đầu một cuộc trò chuyện mới, bạn sẽ muốn cung cấp cho nó một số ngữ cảnh để nhận được kết quả chính xác hơn.

Arek Dvornechcuck đã ví dụ về yêu cầu ChatGPT cho tính cách/giọng nói của thương hiệu: “Thương hiệu mới của tôi, Artful Tees, sẽ bán áo phông cho các nhà thiết kế. Bạn có thể giúp tôi phát triển tính cách thương hiệu và giọng điệu cho thương hiệu này không? Trình bày những điều này trong một bảng.”

Câu hỏi của Arek khá đầy đủ thông tin và chuẩn xác. Bạn có thể đi sâu hơn về tìm ra tính cách, giọng điệu cho thương hiệu của mình, nhiệm vụ của bạn là chỉ cần mô tả chi tiết hơn về sản phẩm/dịch vụ và đối tượng mục tiêu của mình.

Và bạn hãy nhớ rằng sẽ có nhiều phương pháp, cách thức tiếp thị/thương hiệu khác nhau mà bạn có thể sử dụng để cung cấp lời nhắc của mình. Arek Dvornechcuck cũng đã giới thiệu các chuyên gia xây dựng tính cách thương hiệu hàng đầu, để chat GPT có thể đóng vai chuyên gia và đưa ra câu trả lời xác đáng. Cụ thể Arek Dvornechcuck đã đưa ra những chuyên gia trong ngành xây dựng thương hiệu như:

- Margaret Hartwell: tác giả cuốn sách “ Các nguyên mẫu trong xây dựng thương hiệu ”.

- Jennifer Aaker : được biết đến với việc phát triển 5 khía cạnh của tính cách thương hiệu.

- Jakob Nielsen : được biết đến với việc phát triển 4 khía cạnh của giọng nói.

chatgpt xây dựng thương hiệu

chatgpt xây dựng thương hiệu

Câu hỏi của Arek Dvornechcuck và câu trả lời của ChatGPT về xây dựng tính cách thương hiệu

3. Sử dụng ChatGPT để phác thảo chân dung khách hàng

Một bước rất quan trọng khác trong quy trình chiến lược thương hiệu của bạn là xác định rõ ràng đối tượng khách hàng của mình và tạo hồ sơ khách hàng. Hãy yêu cầu  ChatGPT phát triển chân dung khách hàng, cụ thể Arek Dvornechcuck đã đưa ra câu hỏi như sau: “Theo Anne Miltenburg, bạn có thể giúp tôi phát triển tính cách khách hàng cho thương hiệu của mình không? Tên thương hiệu của tôi là Artful Tees và chúng tôi đang bán áo phông cho các nhà thiết kế đồ họa.”

*Chú thích:  Anne Miltenburg là chuyên gia chiến lược thương hiệu và là tác giả của cuốn sách “ Thương hiệu thay đổi ”. Ngoài có hai chuyên gia về chân dung khách hàng mà bạn cũng có thể tham khảo đó là Dave Gray và Alex Osterwalder.

Trong ví dụ trên, Arek Dvornechcuck cũng đã giải thích vì sao mình sử dụng cái tên Anne Miltenburg, vì anh ấy đã đọc cuốn sách “Thương hiệu thay đổi” và anh ấy đã thích khuôn khổ phát triển chân dung khách hàng của Anne Miltenburg, bởi chúng có nhiều điều cơ bản mà doanh nghiệp cần.

Bạn có thể sử dụng gợi ý này để xây dựng chân dung khách hàng cho thương hiệu của mình, ngoài ra bạn cũng có thể thử các chuyên gia khác vì họ sẽ có cách làm khác nhau và hướng đi chân dung khách hàng cũng sẽ khác nhau. Việc của bạn là tìm ra một chân dung khách hàng phù hợp nhất với sản phẩm của thương hiệu mình.

Nhưng ở bất kì trường hợp nào, điều quan trọng nhất là bạn phải hiểu rõ mình đang bán hàng cho ai, vì vậy những thông tin về chân dung khách hàng sẽ rất có ích cho việc thực hiện các chiến lược tiếp thị sau này.

chatgpt xây dựng thương hiệu

chatgpt xây dựng thương hiệu

Câu hỏi của Arek Dvornechcuck và câu trả lời của ChatGPT về xây dựng chân dung KH

>>> Xem thêm: Hướng dẫn cách làm tiếp thị liên kết từ con số 0

4. Sử dụng ChatGPT cho chiến lược tiếp thị

Một trong những yếu tố quan trọng trong việc xây dựng chiến lược thương hiệu của bạn đó là định vị và xây dựng kế hoạch tiếp thị của bạn. Bạn cần tìm hiểu sâu hơn về phân khúc và khám phá các đối tượng khác nhau cũng như nhu cầu sử dụng sản phẩm hiện tại của khách hàng, điều này sẽ giúp bạn phát triển thông điệp phù hợp để thu hút những khách hàng đó.

Bạn có thể sử dụng ChatGPT để làm việc bằng việc nhờ vào phân tích mà ChatGPT đưa ra, từ đó bạn sẽ hiểu rõ hơn về nhu cầu hiện tại của khách hàng là gì (sự thoải mái, chất lượng, giá trị nghệ thuật..), dựa vào những yếu tố này bạn có thể thực hiện tiếp thị ngay trên trang web của mình hoặc là trong quảng cáo.

Arek Dvornechcuck cũng đã ví dụ về sử dụng ChatGPT xây dựng chiến lược tiếp thị: ”Bạn có thể giúp tôi sử dụng mô hình tiếp thị STP cho thương hiệu quần áo mới của tôi có tên Artful tees - chuyên bán áo phông cho các nhà thiết kế đồ họa không?”

Đối với ví dụ này, Arek Dvornechcuck đã sử dụng mô hình tiếp thị STP và yêu cầu ChatGPT trình bày kết quả dưới dạng bảng. Có nhiều khuôn khổ tiếp thị khác nhau mà bạn có thể sử dụng, vì vậy, cuối cùng, bạn sử dụng khuôn khổ nào là tùy thuộc vào bạn.

*Chú thích: Mô hình tiếp thị STP: cách tiếp cận ba bước để nhắm mục tiêu các phân khúc khách hàng cụ thể bằng cách xác định nhu cầu của họ và phát triển các chiến lược tiếp thị phù hợp.

Ngoài ra bạn có thể thực hiện chiến lược tiếp thị thông qua hai mô hình sau:

- Phân tích SWOT: công cụ hoạch định chiến lược, giúp xác định: điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ.

- Hỗn hợp tiếp thị 7Ps: một khuôn khổ tiếp thị bao gồm sản phẩm, giá cả, khuyến mãi, địa điểm, con người, quy trình và bằng chứng vật chất.

chatgpt xây dựng thương hiệu

chatgpt xây dựng thương hiệu

Câu hỏi của Arek Dvornechcuck và câu trả lời của ChatGPT về chiến lược tiếp thị

5. Dùng ChatGPT để xây dựng trang web

Mỗi thương hiệu hay một công ty, doanh nghiệp ngày này cần phải có một Website riêng. Việc xây dựng một Website hiện nay sẽ là rất dễ dàng vì đã có các công cụ như Webflow , Squarespace , WordPress hoặc Shopify cho việc xây dựng và thiết kế website cho thương hiệu của bạn.

Điểm hay của những trình tạo trang web này là bạn thậm chí không phải thiết kế trang web của mình từ đầu, bạn chỉ cần mua một chủ đề cao cấp rồi tùy chỉnh theo nhu cầu của mình. Cuối cùng, bạn cần xây dựng nội dung phù hợp, các thông điệp, tiêu đề và mô tả, đây là phần tốn nhiều thời gian nhất trong quy trình thiết kế và xây dựng Website, nhưng điều đó sẽ không làm khó bạn nữa vì ChatGPT sẽ hỗ trợ bạn.

Ví dụ mà Arek Dvornechcuck đưa ra yêu cầu ChatGPT sao chép trang web: “Bạn có thể giúp tôi sử dụng khung StoryBrand của Donald Miller để tạo bản sao cho trang chủ của một thương hiệu quần áo mới tên là Artful Tees bán áo phông cho các nhà thiết kế đồ họa không? Trình bày điều này trong một bảng.”

*Chú thích: Donald Miller: tác giả của cuốn sách bán chạy nhất StoryBrand (và nhiều cuốn sách khác về kể chuyện/tiếp thị). Bạn có thể tham khảo các chuyên gia dưới đây để thực hiện sao chép trang web: 

- Robert W. Bly: tác giả của cuốn sách bán chạy nhất “ The Copywriters Handbook ” (Robert đã có mặt trên podcast của tôi ).

- AIDA (Chú ý, Quan tâm, Mong muốn, Hành động)

- PAS (Vấn đề, Kích động, Giải pháp)

- FAB (Tính năng, Ưu điểm, Lợi ích)

Arek Dvornechcuck đã chọn khung StoryBand bởi vì anh ấy muốn tham khảo tác phẩm của Donald Miller, vì ông ấy là tác giả của nhiều cuốn sách bán chạy nhất về kể chuyện, nội dung tiếp thị, và  Arek Dvornechcuck đặc biệt thích khung StoryBrand.

Bằng cách trên, Arek Dvornechcucki có thể có được những ý tưởng sao chép tuyệt vời mà Arek Dvornechcuck có thể sử dụng ngay lập tức. Theo Arek Dvornechcuck, ChatGPT đã viết cho một lời giới thiệu mẫu, lời kêu gọi hành động chính xác cũng như những ý tưởng tuyệt vời khác cho các tiêu đề và đoạn văn để đưa vào trang web.

 

chatgpt xây dựng thương hiệu

chatgpt xây dựng thương hiệu

Câu hỏi của Arek Dvornechcuck và câu trả lời của ChatGPT về xây dựng, sao chép Website

>>> Xem thêm: Những kiến thức khởi nghiệp đắt giá nhất Startup không thể bỏ qua

6. Sử dụng ChatGPT để tạo nội dung

Sau khi bạn đã nắm được hầu hết những nội dung và thông tin cơ bản về website, bạn chỉ cần kết hợp những thứ này lại với nhau (hoặc bạn có thể thuê một người chuyên về website để có thể xây dựng trang web cho bạn).

Bước tiếp theo là bạn hãy tạo một số nội dung cho mạng xã hội, để xây dựng các kênh social bạn cần thiết kế nội dung bài đăng về sản phẩm và thương hiệu của mình phù hợp trên Instagram và Facebook. Đây chính là bước đầu tiên để bạn bắt đầu xây dựng bộ nhận diện thương hiệu trên hệ thống các kênh social.

Arek Dvornechcuck đã đưa ra ví dụ về yêu cầu ChatGPT tạo nội dung: “Bạn có thể cho tôi 5 ý tưởng cho một bài đăng trên Instagram quảng bá thương hiệu mới Artful Tees của tôi không, chúng tôi bán áo phông cho các nhà thiết kế đồ họa.”

Arek Dvornechcuck đã đánh giá ChatGPT cung cấp các ý tưởng nội dung khá lớn, nhưng rất đơn giản và đúng trọng tâm. Sau khi đã có được ý tưởng, bạn có thể yêu cầu ChatGPT viết cho bạn nội dung cụ thể của từng bài viết.

Để ChatGPT có thể viết được một bài viết hoàn chỉnh thì bạn cần cung cấp trước thông tin mô tả về đối tượng, tính cách thương hiệu của bạn, từ đó bạn có thể tạo ra một nội dung mang phong cách thương hiệu của mình.

chatgpt xây dựng thương hiệu

chatgpt xây dựng thương hiệu

Câu hỏi của Arek Dvornechcuck và câu trả lời của ChatGPT về xây dựng nội dung phù hợp

7. Sử dụng ChatGPT cho SEO On-Page

Bước cuối cùng khi bắt đầu khởi chạy trang web là bạn cần phải thực hiện SEO On-Page ở một số trang. Nghiên cứu SEO là một công việc khá phức tạp và sẽ tốn nhiều thời gian, vì vậy bạn có thể sử dụng ChatGPT để hỗ trợ cá nhân bạn trong quá trình nghiên cứu SEO.

Khi thực hiện nghiên cứu SEO tại ChatGPT, bạn cần trình bày một cách cụ thể nhất, bạn cần cung cấp cho ChatGPT một số thông tin về công ty của bạn và mô tả rõ ràng những gì mà bạn đang cần: từ khóa , tiêu đề và mô tả meta cũng như xây dựng các outline hoặc nội dung theo một cách chuẩn SEO.

Ví dụ mà Arek Dvornechcuck yêu cho ChatGPT về SEO On-Page: “Bạn có thể cung cấp cho tôi 7 từ khóa đuôi dài tốt nhất tương đối dễ xếp hạng cho thương hiệu mới của chúng tôi có tên là Artful Tees, chuyên bán áo phông cho các nhà thiết kế đồ họa không? Trình bày từ khóa, với ý tưởng tiêu đề và mô tả SEO trong một bảng.”

Ở trong ví dụ của Arek Dvornechcuck bạn có thể thấy, anh ấy đã đưa ra cụ thể từng yêu cầu, mô tả đầy đủ về sản phẩm và dịch vụ của mình chi tiết hơn, điều này sẽ cho Arek Dvornechcuck một kết quả chính xác nhất.

chatgpt xây dựng thương hiệu

chatgpt xây dựng thương hiệu

Câu hỏi của Arek Dvornechcuck và câu trả lời của ChatGPT về SEO On-Page cho trang web

Việc xây dựng một chiến lược thương hiệu vững chắc là rất quan trọng cho sự thành công của bất cứ doanh nghiệp nào và bạn có thể sử dụng ChatGPT để hỗ trợ. Vì ChatGPT đã được cung cấp tất cả các kiến thức chuyên môn, sách và các bài báo về chủ đề phát triển thương hiệu, việc của bạn là chỉ cần đưa ra câu hỏi phù hợp nhất.

Theo Ebaqdesign

>>> Xem nhiều bài học kinh doanh, kinh tế hữu ích: Kênh youtube KIEN THUC KINH TE official

>>> Tham gia cộng đồng kinh doanh lớn nhất Việt Nam: Vietnam Business News

Yêu cầu tài liệu

Timeout ! Get new captcha