Trong bối cảnh đất nước đang hội nhập mạnh mẽ với nền kinh tế thế giới thì cụm từ khởi nghiệp ngày càng nhận nhiều sự quan tâm từ các bạn trẻ có đam mê kinh doanh. Tuy nhiên, chính sự non nớt và thiếu kinh nghiệm đã khiến Startup gặp khó khăn và mắc các sai lầm. Vậy nên, trong bài viết dưới đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về khái niệm khởi nghiệp và những kiến thức khởi nghiệp mà Startup nên biết nhé.
Khởi nghiệp là hành động bắt đầu một nghề nghiệp, mà hình thức thường thấy đó là thành lập một doanh nghiệp mà tại đó bạn là người quản lý, người sáng lập hoặc đồng sáng lập. Khởi nghiệp có thể là quá trình bạn tạo ra một lĩnh vực hoạt động mới giúp bạn tạo ra công việc và thu nhập cho mình.
Khởi nghiệp giúp bạn tạo ra công việc và thu nhập cho chính mình
Khái niệm “khởi nghiệp” đã xuất hiện từ rất lâu trên thế giới trong khi khái niệm “Startup” chỉ mới xuất hiện gần đây và 2 khái niệm này hoàn toàn khác nhau nhưng vẫn có rất nhiều người nhầm lẫn khi sử dụng 2 khái niệm này thay thế nhau. Vậy 2 khái niệm này khác nhau như thế nào?
Khởi nghiệp là thuật ngữ chỉ về những công ty đang trong giai đoạn bắt đầu kinh doanh
>>> Tham gia cộng đồng kinh doanh lớn nhất Việt Nam: Vietnam Business News
“Khởi nghiệp” là động từ chỉ về việc bắt đầu hoạt động kinh doanh ở một lĩnh vực nào đó với hình thức là thành lập doanh nghiệp còn “Startup” là một danh từ, chỉ một nhóm người hay công ty cùng nhau làm một việc chưa chắc chắn kết quả có thành công hay không. Nói cách khác, Startup là một loại hình được lựa chọn để khởi nghiệp.
Đây là loại hình khởi nghiệp dành cho những người sống vì đam mê và thú vui cá nhân, vừa làm vừa hưởng. Mục tiêu khởi nghiệp của họ chỉ nhằm kiếm thêm chi phí trả cho các sở thích của họ, ví dụ như: Nếu bạn có đam mê về lướt ván thì bạn có thể mở một cửa hàng cho thuê đồ lướt ván hoặc dịch vụ dạy lướt ván tại một bờ biển xinh đẹp.
Khởi nghiệp kinh doanh nhỏ được tạo dựng không phải để mở rộng hay thay đổi quy mô mà nhằm mục tiêu nuôi sống bản thân và gia đình của chủ sở hữu. Ví dụ cho hình thức này là mở các cửa hàng đồ gia dụng, thực phẩm, tiệm làm tóc, đại lý du lịch,...
Đây là những dự án khởi nghiệp cho những người dám mạo hiểm. Họ là những người tin tưởng bản thân mình có tầm nhìn có thể thay đổi thế giới, mục tiêu của họ ngoại trừ việc hưởng lợi nhuận còn quyết tâm tạo ra công ty có giá trị, có chỗ đứng vững mạnh. Một khi tìm ra sản phẩm hay mô hình kinh doanh phù hợp, họ sẽ tập trung kêu gọi đầu tư và mở rộng để đẩy nhanh tiến độ.
Khởi nghiệp giúp định hướng phát triển công việc kinh doanh
Đây là loại hình khởi nghiệp nuôi lớn ý tưởng rồi bán lại cho các bên kinh doanh lớn hơn. Chi phí khởi nghiệp cho loại hình này chủ yếu là yêu cầu sự giúp đỡ của các nhà đầu tư bên ngoài và có thể giảm bớt thời gian khi đưa sản phẩm ra thị trường.
Với sự tiến bộ của công nghệ sẽ kèm theo là sự thay đổi khẩu vị của khách hàng, đây chính là tác nhân gây sức ép lên các công ty bắt buộc họ phải đưa ra các chính sách mới, có sản phẩm và khách hàng mới ở các thị trường mới. Do đó, đa phần các công ty lớn hiện nay đều chuyển hướng phát triển sang hình thái duy trì và tung các sản phẩm phụ bên cạnh sản phẩm chính.
Khác với dự án khởi nghiệp phía trên, mục tiêu của loại hình khởi nghiệp này là biến thế giới thành một nơi tốt đẹp hơn. Những kiểu dự án này có thể thuộc dạng phi lợi nhuận hoặc chỉ thu về lợi nhuận nhược tiểu bởi những doanh nhân trong lĩnh vực này là những người sở hữu lòng nhiệt tình và nguồn nhiệt huyết vô tận.
Nghiên cứu thị trường sẽ giúp cho Startup có những thông tin quan trọng về lĩnh vực thị trường mà mình hoạt động, giúp bạn có định hướng phát triển kế hoạch kinh doanh trong tương lai. Khi nghiên cứu thị trường cần chú ý:
- Xu hướng thị trường, mức độ cạnh tranh, hấp dẫn, tốc độ tăng trưởng
- Kiểm tra hồ sơ của các đối thủ cạnh tranh và so sánh với doanh nghiệp mình
- Nghiên cứu nhân khẩu học của khách hàng, nghiên cứu vị trí địa lý và các nhóm khách hàng tiềm năng
Một trong những yếu tố quan trọng nhất khi muốn khởi nghiệp đó là phải có nguồn vốn. Nếu bạn không có nhiều vốn khi khởi nghiệp thì bạn có thể giải quyết bằng cách tìm các nhà đầu tư hoặc huy động vốn từ cộng đồng gây quỹ cho dự án. Bởi đây sẽ là nguồn nuôi dưỡng ước mơ của bạn
Việc đăng ký tên thương hiệu, tên doanh nghiệp, logo, sở hữu trí tuệ,... là vấn đề ảnh hưởng đến sự độc quyền trong tương lai của công ty bạn. Sau khi khởi nghiệp và đi vào hoạt động, bạn cần thực hiện đăng ký những vấn đề trên ngay bởi sẽ gặp nguy cơ khi có người ăn cắp và đăng ký nhãn hiệu của bạn trước.
Bạn có thể tìm các nhà đầu tư hoặc huy động vốn từ cộng đồng gây quỹ khi khởi nghiêp
Khi bạn có được ý tưởng khởi nghiệp hoặc tạo ra sản phẩm, dịch vụ chất lượng bạn cần phải thực hiện Marketing quảng cáo sản phẩm để khách hàng có thể biết đến nhiều hơn. Bạn cần xây dựng được một hệ thống các kênh Marketing và bán hàng phù hợp với sản phẩm , dịch vụ của mình. Càng có nhiều khách hàng biết đến thì cơ hội bán hàng sẽ ngày càng cao.
Việc hiểu biết các kiến thức cơ bản trong lĩnh vực mình đang hoạt động là điều rất quan trọng giúp bạn tránh khỏi sự thất bại trong việc thiếu chuyên môn. Vì thế nếu muốn khởi nghiệp trong một lĩnh vực nào đó bạn cần phải có kiến thức về ngành nghề đó. Ví dụ nếu bạn muốn mở shop thời trang thì bạn phải có kiến thức cơ bản về lĩnh vực thời trang.
>>> Xem thêm: 10 ý tưởng kinh doanh vốn nhỏ lãi cao năm 2023
Các ý tưởng khởi nghiệp đều đòi hỏi phải có một quá trình phát triển hợp lý và khoa học để triển khai thực hiện. Đây sẽ là bức tranh toàn cảnh mô tả cụ thể từng giai đoạn phát triển. Trong bản kế hoạch sẽ có các nội dung như mục tiêu, cách tiếp cận vốn và khách hàng, chiến lược quảng bá và tiếp thị, quản lý tài chính,... Việc lập kế hoạch từ ban đầu sẽ giúp cho các Startup không bị mơ hồ và dễ dàng đạt được các mục tiêu đặt ra.
Nhiều chủ Startup thường có thói quen hướng dẫn nhân viên làm nhiều việc khác nhau mọi lúc mọi nơi khi mới bắt đầu ở quy mô nhỏ. Tuy nhiên, điều này ảnh hưởng đến chất lượng công việc và nảy sinh mâu thuẫn khi quy mô startup lớn hơn. Do đó, việc thiết lập một hệ thống quản lý chuyên nghiệp ngay từ đầu là vô cùng cần thiết. Để làm được điều này, Startup cần phân chia phòng, ban, nhiệm vụ phù hợp với từng nhóm nhân sự, đồng thời có quy trình hướng dẫn cụ thể về nội dung, tiêu chí đánh giá, cách thức làm việc và sự phối hợp giữa các bộ phận… Một hệ thống quản lý chuyên nghiệp, bài bản giúp Startup tối ưu hóa năng suất và sử dụng hiệu quả năng lực, sức sáng tạo và tiềm năng của nhân viên.
Cần xây dựng mối quan hệ tốt với khách hàng và đối tác khi khởi nghiệp
Nếu Marketing và bán hàng mang lại giá trị gia tăng về kinh tế thì việc xây dựng và duy trì mối quan hệ với khách hàng, đối tác chính là cơ sở vững chắc cho sự tồn tại và phát triển bền vững của Startup. Lượng khách hàng thường xuyên là điều kiện giúp startup đảm bảo doanh số ổn định trong dài hạn. Hơn nữa, trong bối cảnh xã hội không ngừng phát triển và sự cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt, việc xây dựng nhiều mối quan hệ đối tác là một trong những giải pháp hứa hẹn nhiều lợi ích cho cả hai bên như hợp tác, cùng nhau phát triển… Vì vậy, các startup nên nỗ lực tìm kiếm càng nhiều quan hệ đối tác càng tốt, đầu tiên là thông qua những người quen biết như người thân và bạn bè, sau đó thông qua các sự kiện, hội thảo và nơi gặp gỡ với nhiều công ty và nhà đầu tư nổi tiếng.
Trong tất cả các công việc kỹ năng luôn là yếu tố quan trọng và không thể thiếu, nhất là với các bạn trẻ muốn thực hiện ý tưởng khởi nghiệp. Để thành công, các bạn trẻ phải nỗ lực trau dồi và không ngừng học hỏi những kỹ năng cần thiết như quản lý tài chính, phân tích thị trường, đàm phán, giao tiếp, lãnh đạo, ủy quyền… Những kỹ năng này là bước đệm quan trọng để bạn tự tin định hướng, chèo lái Startup của mình.
“Muốn đi nhanh thì đi một mình, muốn đi xa thì đi cùng nhau” đây là một câu nói rất đúng trong trường hợp này. Trên thực tế, khởi nghiệp không phải là một quá trình dễ dàng và thường tiềm ẩn nhiều rủi ro, vì vậy các startup ban đầu có thể kinh doanh theo nhóm với những người cùng chí hướng để cùng nhau rót vốn và dẫn dắt dự án. Khởi nghiệp cùng đội nhóm không chỉ giúp startup chia sẻ công việc, khơi nguồn năng lượng và trí tuệ mà còn giúp đảm bảo nguyên tắc quản trị khi các quyết định kinh doanh, quản trị doanh nghiệp đều dựa trên quyết định của tập thể. Bên cạnh đó, các startup cũng nên nhờ sự tư vấn của các cá nhân, tổ chức uy tín để có những lời khuyên, chiến lược phù hợp để dự án vận hành tốt và hiệu quả.
Bỏ qua bước phân tích các công ty cạnh tranh là một sai lầm lớn mà các Startup hay mắc phải. Đây là công việc quan trọng giúp startup nhận diện được điểm mạnh, điểm yếu của chiến lược, từ đó có cơ sở so sánh để tìm ra điểm cần cải thiện cho dự án của mình. Bên cạnh đó, các startup phải nỗ lực phát triển, đổi mới sản phẩm để nổi bật trên thị trường, tránh trùng lặp và nâng cao sức cạnh tranh với sản phẩm của đối thủ.
Marketing là yếu tố quan trọng trong quá trình khởi nghiệp
Trong thời đại công nghệ và truyền thông phát triển như vũ bão, marketing là giải pháp cần thiết và khách quan giúp các startup mở rộng phạm vi quảng bá sản phẩm đến khách hàng. Vì vậy, việc triển khai kế hoạch truyền thông từ truyền miệng đến quảng cáo trên các kênh truyền hình, mạng xã hội là một trong những khâu quan trọng không thể bỏ qua. Tuy nhiên, startup nên nhờ tư vấn và cân nhắc lựa chọn hình thức truyền thông phù hợp với ngân sách hiện có. Nếu ngân sách dồi dào, startup có thể thuê các đơn vị chuyên nghiệp thực hiện. Ngược lại, với ngân sách nhỏ, công ty khởi nghiệp có thể sử dụng các nền tảng xã hội để tăng phạm vi tiếp cận sản phẩm của mình.
Vốn là yếu tố quyết định sự sống còn của mọi doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp khởi nghiệp. Khi bắt đầu một dự án khởi nghiệp, các startup cần đầu tư ngân sách cho nhiều hoạt động, nhưng do nguồn thu không ổn định và không có tài sản đảm bảo thì nhà đầu tư và quỹ đầu tư trở thành 2 nơi gọi vốn lý tưởng giúp các Startup giải quyết vấn đề tài chính.
Bài viết trên đã giúp chúng ta hiểu những thông tin cơ bản về khởi nghiệp và những kiến thức khởi nghiệp đắt giá nhất. Nhiều người thắc mắc khởi nghiệp có khó hay không thì câu trả lời chắc chắn là có. Hy vọng rằng, những thông tin trên sẽ giúp bạn có sự chuẩn bị tốt nhất để chắp cánh cho ước mơ của bạn.
>>> Xem nhiều bài học kinh doanh, kinh tế hữu ích: Kênh youtube KIEN THUC KINH TE official