Nợ chính phủ, còn gọi là Nợ công hoặc Nợ quốc gia, là tổng giá trị các khoản tiền mà chính phủ thuộc mọi cấp từ trung ương đến địa phương đi vay. Việc đi vay này là nhằm tài trợ cho các khoản thâm hụt ngân sách nên nói cách khác, nợ chính phủ là thâm hụt ngân sách luỹ kế đến một thời điểm nào đó. Để dễ hình dung quy mô của nợ chính phủ, người ta thường đo xem khoản nợ này bằng bao nhiêu phần trăm so với Tổng sản phẩm quốc nội (GDP).
Nợ chính phủ thường được phân loại như sau:
- Nợ trong nước (các khoản vay từ người cho vay trong nước) và nợ nước ngoài (các khoản vay từ người cho vay ngoài nước).
- Nợ ngắn hạn (từ 1 năm trở xuống), nợ trung hạn (từ trên 1 năm đến 10 năm) và nợ dài hạn (trên 10 năm).
>>> Xem thêm: GIẢI THÍCH BIẾN ĐỘNG GIÁ CHỨNG KHOÁN, BẤT ĐỘNG SẢN,…
- Phát hành trái phiếu chính phủ
Chính phủ có thể phát hành Trái phiếu chính phủ để vay từ các tổ chức, cá nhân. Trái phiếu chính phủ phát hành bằng nội tệ được coi là không có rủi ro tín dụng vì Chính phủ có thể tăng thuế thậm chí in thêm tiền để thanh toán cả gốc lẫn lãi khi đáo hạn. Trái phiếu chính phủ phát hành bằng ngoại tệ (thường là các ngoại tệ mạnh có cầu lớn) có rủi ro tín dụng cao hơn so với khi phát hành bằng nội tệ vì chính phủ có thể không có đủ ngoại tệ để thanh toán và ngoài ra còn có rủi ro về tỷ giá hối đoái.
- Vay trực tiếp
Chính phủ cũng có thể vay tiền trực tiếp từ các ngân hàng thương mại, các thể chế siêu quốc gia (ví dụ: Quỹ Tiền tệ Quốc tế)… Hình thức này thường được Chính phủ của các nước có độ tin cậy tín dụng thấp áp dụng vì khi đó khả năng vay nợ bằng hình thức phát hành trái phiếu chính phủ của họ không cao.
Xem thêm: MỐI QUAN HỆ GIỮA GIÁ DẦU, VÀNG VÀ ĐÔ LA
Các lợi ích mà nợ công mang lại đó là:
Bên cạnh những lợi ích thì nợ công cũng có những tác động tiêu cực như:
Trên đây là toàn bộ những kiến thức về nợ công. Nợ công có thể mang đến nhiều lợi ích về kinh tế, xã hội, tổ chức, cá nhân nhưng cũng không thiếu những tiêu cực mà nó gây ra. Nếu như công tác quản lý tài chính của nhà nước thiếu chặt chẽ thì có thể sẽ gây ra nhiều hệ lụy khôn lường khiến cán cân ngân sách không cân bằng, đời sống nhân dân không được cải thiện, đất nước kém phát triển.
Khi một đất nước không thể trả nợ đúng hạn, nước đó rơi vào trạng thái “vỡ nợ” – tức là phá sản trên quy mô quốc gia. Tuy nhiên, vỡ nợ trên phạm vi quốc gia khác biệt rất nhiều so với việc 1 công ty vỡ nợ bởi các chủ nợ không thể dễ dàng tịch thu tài sản của quốc gia như tịch thu tài sản của một công ty. Năm 2012, một con tàu của Argentina đã bị Ghana giữ lại trong 10 tuần nhưng đó chỉ là trường hợp cá biệt.
Vỡ nợ gây ra nhiều hậu quả tiêu cực cho các quốc gia, đặc biệt khi đất nước đó vỡ nợ theo cách bất ngờ và gây ra tình trạng hỗn loạn. Người tiết kiệm và nhà đầu tư trong nước (dự đoán rằng đồng nội tệ sẽ giảm giá mạnh) sẽ ồ ạt rút tiền khỏi các tài khoản ngân hàng và chuyển ra nước ngoài. Để ngăn chặn tình trạng này, chính phủ phải đóng cửa các ngân hàng và áp đặt các biện pháp kiểm soát dòng vốn.
Tồi tệ hơn là phản ứng của thị trường vốn quốc tế. Lợi suất trái phiếu sẽ tăng mạnh hoặc thậm chí quốc gia đó bị mất khả năng huy động vốn. Các tổ chức xếp hạng tín dụng cũng cảnh báo về việc đầu tư vào quốc gia này.
Cho tới nay vẫn chưa có luật quốc tế hoặc tòa án quốc tế quy định các trường hợp quốc gia vỡ nợ.
Để lấy lại uy tín trên thị trường nợ quốc tế, các nước vỡ nợ thường tái cấu trúc các khoản nợ thay vì một lựa chọn đơn giản là từ chối trả nợ. Tuy nhiên, giải pháp chiết khấu – tức là cắt giảm giá trị ban đầu của trái phiếu – có thể khiến các trái chủ chịu nhiều thiệt hại hơn. Sau vụ vỡ nợ 81 tỷ USD năm 2011, Argentina đưa ra giải pháp trả cho các trái chủ 1/3 số nợ và trên thực tế 93% trong số này đã được giải quyết. Tuy nhiên, số nợ còn lại được nắm giữ bởi các quỹ kền kền và một số nhà đầu tư khác vẫn chưa được giải quyết. Các trái chủ này đang đòi Argentina 1,3 tỷ USD chưa tính đến lãi.
Trong một số trường hợp, con nợ có thể chọn cách tái cấu trúc khoản nợ bằng cách kéo dài thời gian trả nợ. Cách này khiến giá trị hiện tại của trái phiếu giảm xuống và do đó cũng không phải không gây rủi ro cho nhà đầu tư.
>>> Xem thêm: Lạm phát cao, Bất động sản sẽ tăng giá hay giảm giá?
(Tổng hợp)