Quảng cáo
Biti's: Cách

TỈ GIÁ HỐI ĐOÁI LÀ GÌ? KHÁI NIỆM TỈ GIÁ HỐI ĐOÁI

Kinh Tế Học Cập nhật 01 tháng 12

Tỷ giá hối đoái là gì? - Để trả lời cho câu hỏi này, Kế toán Đức Minh sẽ chia ra làm hai khái niệm tỷ giá hối đoái và các ví dụ cụ thể để các bạn có thể hiểu được khái niệm này một cách rõ ràng nhất

Các bạn cần hiểu theo hai khái niệm tỷ giá hối đoái khác nhau:

Tỷ giá hối đoái là gì? Khái niệm  tỷ giá hối đoái thứ nhất 

Các phương tiện thanh toán quốc tế được mua và bán trên thị trường hối đoái bằng tiền tệ quốc gia của một nước theo một giá cả nhất định. Vì vậy, giá cả của một đơn vị tiền tệ này thể hiện bằng một số đơn vị tiền tệ nước kia gọi là tỷ giá hối đoái (Đinh Xuân Trình, Đặng Thị Nhàn, 2011).

Ví dụ về khái niệm tỷ giá hối đoái thứ nhất:

Một DN xuất khẩu ở nước Mỹ phải bỏ ra 170.000 USD để mua một TSCĐ có giá là 100.000 GBP từ nước Anh. Như vậy, giá 1 GBP = 1,7 USD, đây được coi là Tỷ giá hối đoái giữa đồng bảng Anh và đồng đôla Mỹ.

 

Ảnh 1: ​​​​​​Tỷ giá hối đoái là gì

Tỷ giá hối đoái là gì? Khái niệm  tỷ giá hối đoái thứ hai

Tỷ giá hối đoái là gì?  Không chỉ theo khái niệm thứ nhất, nó còn được định nghĩa ở một khía cạnh khác, đó là quan hệ so sánh giữa hai lọai tiền tệ của hai nước với nhau theo tiêu chuẩn nào đó (Đinh Xuân Trình, Đặng Thị Nhàn, 2011).

+ Trong chế độ bản vị vàng thì tiền tệ trong lưu thông hoạt động sản xuất kinh doanh là tiền đúc bằng vàng và giấy bạc ngân hàng, nó được tự do đổi ra vàng căn cứ vào hàm lượng vàng của nó. Do vậy, Tỷ giá hối đoái có thể hiểu đơn giản là mối quan hệ so sánh giữa hai đồng tiền vàng của hai nước với nhau hoặc là mối quan hệ so sánh giữa hàm lượng vàng của hai đồng tiền hai nước với nhau.

 

Ảnh 2: ​​​​​​Tỷ giá hối đoái là gì

Ví dụ về khái niệm  tỷ giá hối đoái thứ hai:

Hàm lượng vàng của 1 đô la Mỹ là 0,778621 gam và của 1 bảng Anh là 2,398592 gam , do đó quan hệ so sánh giữa GBP và USD là:

1 GBP = 2,9 USD

 Việc so sánh hàm lượng vàng của hai đơn vị tiền tệ với nhau gọi là ngang giá vàng, hay nói một cách khác, ngang giá vàng của tiền tệ là cơ sở hình thành nên Tỷ giá hối đoái trong chế độ bản vị vàng.

+ Trong chế độ lưu thông tiền giấy thì tiền đúc không còn tồn tại trong lưu thông nữa, giấy bạc ngân hàng không còn tự do đổi ra vàng theo hàm lượng vàng của nó nữa. Do đó, ngang giá vàng không còn là cơ sở hình thành Tỷ giá hối đoái. Theo đó thì việc so sánh hai đồng tiền với nhau được thực hiện bằng so sánh sức mua của hai tiền tệ với nhau - gọi là ngang giá sức mua của tiền tệ.

Ví dụ: 10 tấn lúa loại 2 ở Anh có giá là 1000 GBP, ở Mỹ có giá là 1780 USD. Giả sử Anh và Mỹ có nền kinh tế phát triển như nhau. Suy ra ngang giá sức mua hay 1 GBP = 1,78 USD là Tỷ giá hối đoái giữa đồng bảng Anh và đồng đô la Mỹ.