Bất cứ doanh nghiệp nào cũng mong muốn doanh số bán hàng ngày một gia tăng, đây cũng chính là những trăn trở của hầu hết các nhà quản lý. Vậy, làm thế nào để tăng doanh số bán hàng hiệu quả cho doanh nghiệp? Dưới đây là một số thông tin tham khảo và những ví dụ thực tế về bí quyết tăng doanh số bán hàng dễ áp dụng.
Doanh số bán hàng là toàn bộ số lượng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp được bán ra, được tính trong một khoảng thời gian nhất định, phản ánh khả năng bán sản phẩm, dịch vụ của công ty để tạo ra lợi nhuận.
Doanh số được tính theo phương pháp: Nhân tổng hàng hóa hoặc dịch vụ đã bán với giá trên một đơn vị. Số tiền thu được chưa trừ đi các chi phí khác (thuế, khấu hao,…).
Doanh số bán hàng là toàn bộ số lượng sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp được bán ra
Lấy ví dụ về doanh số để phân biệt với doanh thu như sau:
Công ty A trong tháng 5 bán được 1000 sản phẩm áo thun. Giá của mỗi sản phẩm là 70.000đ / 1 áo. Vậy tổng doanh số bán hàng trong tháng 5 của công ty A là 1000 x 70.000đ = 70.000.000đ
Công ty A trong tháng 5 bán được 1000 sản phẩm áo thun. Giá của mỗi sản phẩm là 70.000đ / 1 áo. Chi phí chiết khấu cho đại lý là 10% trên tổng doanh số bán hàng. Vậy doanh thu của công ty A trong tháng 5 là 1000 x 70.000đ – 1000 x 70.000đ x 10%= 63.000.000đ.
Như vậy, tăng doanh số bán hàng tức là tăng số lượng sản phẩm được bán ra, tăng khả năng bán sản phẩm và dịch vụ ra thị trường. Một công ty có doanh số bán hàng tăng tức sản phẩm của họ được thị trường đón nhận ngày càng nhiều.
>>> Xem thêm: Sự khác nhau cơ bản giữa doanh số và doanh thu bán hàng
Việc áp dụng chiết khấu đúng thời điểm là một chiến lược tiếp thị hiệu quả để tăng cường động lực mua sắm của khách hàng. Khi được cung cấp những ưu đãi hấp dẫn, khách hàng thường sẽ dễ dàng hơn trong việc quyết định mua sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp. Từ đó, khách hàng sẽ mua hàng nhanh hơn, sản phẩm sẽ được tiêu thụ nhanh chóng hơn, đồng nghĩa với việc tăng doanh số và giảm tồn kho của doanh nghiệp.
Ngoài ra, đưa ra chiết khấu đúng thời điểm cũng có thể giúp tạo ra ấn tượng tốt với khách hàng và thu hút sự quan tâm của họ đến sản phẩm và thương hiệu của doanh nghiệp. Điều này có thể làm tăng khả năng khách hàng trở nên trung thành với thương hiệu của doanh nghiệp và mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp trong tương lai.
Khách hàng thường sẽ đánh giá cao việc mà doanh nghiệp sẽ lắng nghe và sẵn sàng nói chuyện với họ. Dù là dạng khảo sát, đánh giá hay thậm chí là đề xuất cho người khác, khách hàng đều muốn truyền đạt suy nghĩ về trải nghiệm mua sắm của họ. Điều này sẽ mang lại nhiều lợi thế cho các doanh nghiệp. Ngoài ra, khách hàng đã mua sẽ không chỉ giới thiệu sản phẩm/dịch vụ cho nhiều khách hàng tiềm năng khác mà còn có thể phát hiện những sai sót trong quá trình bán hàng của doanh nghiệp này.
Việc thiết lập nhiều kênh giao tiếp với khách hàng sẽ giúp cho doanh nghiệp có thể nhận được tin tức miễn phí và lời khuyên miễn phí để cải thiện hoạt động kinh doanh của mình. Các doanh nghiệp lấy phản hồi từ khách hàng, nghiên cứu và thực hiện các thay đổi để đảm bảo trải nghiệm khách hàng tích cực.
>>> Xem thêm: Nhu cầu của khách hàng thể hiện qua những mặt nào?
Một trong những cách để tăng doanh số bán hàng mà các doanh nghiệp sử dụng là tạo động lực cho khách hàng của họ mua hàng. Vào các dịp lễ lớn như Giáng sinh hay Sinh nhật, Tết…, việc kích thích khách hàng mua sắm giúp gia tăng doanh thu của các nhà bán lẻ. Ngành bán lẻ trên toàn thế giới tạo ra các sự kiện mua sắm như Black Friday hay Cyber Monday để thúc đẩy doanh số bán hàng và khuyến khích người tiêu dùng mua sắm.
Nhiều doanh nghiệp thậm chí còn tạo ra những ngày lễ của riêng mình bằng các chương trình khuyến mãi, giảm giá, ưu đãi đặc biệt để thu hút và khuyến khích khách hàng mua nhiều mặt hàng cùng một lúc. Các doanh nghiệp có thể hưởng lợi từ các ưu đãi được cá nhân hóa để thúc đẩy các giao dịch mua tiếp theo, chẳng hạn như ghi lại ngày sinh nhật của các khách hàng thành viên trung thành và áp dụng giảm giá riêng cho phù hợp.
Một chiến thuật bán hàng khác được nhiều nhà bán lẻ sử dụng là bán chéo các sản phẩm có liên quan. Doanh nghiệp có thể đóng gói các sản phẩm phù hợp và bán với giá hợp lý để thu hút khách hàng. Người tiêu dùng thường bị thu hút bởi các sản phẩm được đóng gói một cách hào nhoáng hoặc các sản phẩm được bán cùng nhau. Bao bì sản phẩm ấn tượng và chiến lược bán chéo sản phẩm giúp doanh nghiệp tăng doanh số bán hàng. Ngoài ra, phương pháp sử dụng hiệu ứng mồi nhử để lôi kéo khách hàng mua thêm sản phẩm/dịch vụ cũng là một phương pháp hay mà bạn có thể tham khảo.
Việc đóng gói thành các túi Makeup dễ thương và bán với giá hợp lý để thu hút phái nữ hơn
Bạn có thể có một chiến lược tiếp thị đã được thử nghiệm thành công trên tất cả các kênh bán hàng. Tuy nhiên, khi các công ty bỏ qua các kênh bán hàng khác vì họ không biết, điều đó có thể ảnh hưởng đến doanh số bán hàng. Các nhà quản lý cần xem lại chiến lược tiếp thị của họ và tìm các cơ hội tiếp thị và đối tượng mới để cải thiện và tăng doanh số bán hàng.
Việc tìm kiếm các kênh mới không yêu cầu công ty phải thay đổi chiến lược tiếp thị hiện tại. Công ty tiếp tục duy trì các kênh và phương thức bán hàng hiện có thông qua chúng.
Thương hiệu là một công cụ quan trọng trong việc xác định sản phẩm của công ty được nhìn nhận như thế nào trên thị trường và trong mắt người tiêu dùng. Chất lượng của hình ảnh thương hiệu ảnh hưởng lớn đến giá của sản phẩm.
Thương hiệu Apple là tập đoàn phần mềm hàng đầu trên thế giới được nhiều người tin dùng
Hơn bao giờ hết, khách hàng quan tâm đến các thuộc tính của thương hiệu và sẵn sàng trả giá cao hơn cho những người bán đáng tin cậy hơn. Xây dựng thành công thương hiệu được coi là một cách tuyệt vời để tăng doanh số kinh doanh và tạo niềm tin cho người tiêu dùng.
Theo một nghiên cứu, khách hàng rất quan tâm đến nhân viên của nhà bán lẻ nơi họ mua sắm. Các công ty nổi tiếng với môi trường làm việc kém sẽ phải chịu thiệt hại vì việc làm hỏng hình ảnh thương hiệu và ảnh hưởng tiêu cực đến trải nghiệm khách hàng của họ. Ngoài ra, nếu không đặt mức lương cạnh tranh và không đưa ra các chính sách thăng tiến cho nhân viên, doanh nghiệp sẽ khó có thể giữ chân và tạo động lực cho nhân viên để họ làm việc tốt hơn. Thực tế cho thấy, việc tạo động lực và cảm hứng cho nhân viên có thể giúp tăng thu nhập và doanh số bán hàng của doanh nghiệp.
Mục đích tạo ra sự khan hiếm cho sản phẩm là cố gắng làm cho nhiều người mong muốn sở hữu nó hơn. Những người đang do dự cũng sẽ cảm thấy họ sẽ bị thiệt nếu không sở hữu sản phẩm đó ngay bây giờ. Điều này được coi là một nghệ thuật tăng doanh số bán hàng đỉnh cao mà không phải công ty nào cũng có thể thực hiện thành công. Để tạo sự khan hiếm cho sản phẩm, điều quan trọng là bạn phải tạo sự hoàn hảo cho sản phẩm của mình từ những hình ảnh sản phẩm được sử dụng trên trang web đến thiết kế hay trang trí trên bao bì. Điều này có tác dụng thu hút khách hàng bởi không chỉ là những hình ảnh bắt mắt, mà nó còn mang tính chất "chân thật" ở kênh bán hàng của bạn.
Sự khan hiếm về số lượng sẽ kéo theo lợi thế về giá cả
Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý rằng sự khan hiếm chỉ làm khách hàng mua sản phẩm tại thời điểm nhất thời. Để giữ chân khách hàng, bạn cần đảm bảo sản phẩm của mình mang lại giá trị cốt lõi, và đáp ứng được những nhu cầu của khách hàng. Nếu sản phẩm của bạn không đáp ứng được những yêu cầu đó, sự khan hiếm sẽ trở thành điều vô nghĩa và khách hàng của bạn sẽ không quay lại mua hàng nữa.
Để tăng doanh số bán hàng, các chương trình khuyến mãi vào các dịp đặc biệt là rất cần thiết. Tuy nhiên, mỗi đợt khuyến mãi phải tính trên doanh số và lợi nhuận. Giải pháp tốt nhất cho các chương trình khuyến mãi như vậy là ưu đãi phi tiền tệ như “mua 1 tặng 1” thay vì giảm giá sản phẩm. Phương pháp này nhìn chung không có tác động lớn đến doanh thu chung, nhưng nó giúp bạn xử lý hàng tồn kho của công ty và cũng được coi là một giải pháp khá lý tưởng.
>>> Xem thêm: Cách thiết lập chỉ tiêu bán hàng để đạt hiệu quả cao nhất
Một mô hình kinh doanh hiệu quả được xây dựng dựa trên các yếu tố nền tảng trong một chu trình bao gồm: Tìm nguồn cung ứng - Xúc tiến - Chốt đơn hàng - Vận chuyển - Mô hình bán buôn - Quan hệ đối tác. Một lời khuyên hữu ích khác dành cho bạn để tăng doanh số bán hàng trực tuyến là lựa chọn các sản phẩm trực tuyến tiềm năng dựa trên các nguyên tắc sau:
- Bán sản phẩm có giá trị từ 100.000 đến 2 triệu đồng
- Sau khi hoàn thiện hệ thống, bán các sản phẩm tiềm năng và dễ dàng tăng doanh số bán hàng trực tuyến
- Lựa chọn nhà sản xuất/nhà cung cấp chất lượng để bán sản phẩm. Một sản phẩm kém chất lượng khó có thể duy trì lâu dài
- Tìm kiếm những sản phẩm có sự cạnh tranh hợp lý. Bán các sản phẩm khó tìm tại địa phương. Ví dụ như nấm linh chi bonsai hay những sản phẩm hữu ích được nhiều người hỏi nhưng không có nhiều người bán.
- Sản phẩm bạn yêu thích, bạn biết. Hoặc bạn có khả năng làm như làm bánh, làm đồ handmade…
- Chọn các sản phẩm có thể tái sử dụng như quần áo, trang sức, mỹ phẩm, v.v.
Khi nói đến bán hàng online, quảng cáo trên mạng xã hội Facebook là một phương pháp Marketing hiệu quả giúp tăng doanh số bán hàng. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả tối đa, bạn cần chọn thời điểm phù hợp để quảng cáo, tránh lãng phí tiền bạc và công sức. Việc lựa chọn giá quảng cáo cũng cần dựa trên doanh số thực tế của quảng cáo trước đó thay vì tìm kiếm giá rẻ.
Hơn nữa, bạn cần xác định khung giờ phù hợp để quảng bá sản phẩm dựa trên đối tượng khách hàng của mình. Nghiên cứu thói quen online của khách hàng để biết được thời điểm họ truy cập Facebook nhiều nhất và từ đó lựa chọn thời gian phù hợp để quảng cáo. Bằng cách này, bạn có thể tối ưu hóa chi phí quảng cáo và tăng cường doanh số bán hàng online.
Quảng cáo trên mạng xã hội Facebook là một phương pháp Marketing hiệu quả giúp tăng doanh số bán hàng
Seeding là một phương pháp quảng cáo thông qua việc gieo mầm quan điểm trên các diễn đàn hoặc trên các cộng đồng mạng để truyền tải thông điệp tích cực cho thương hiệu và tăng doanh số bán hàng. Điều quan trọng là hướng dẫn khách hàng tương tác với fanpage bằng cách like, share và comment để tạo ra hiệu ứng Marketing tốt nhất.
Xu hướng thị trường luôn thay đổi, do đó, để tối ưu hóa chiến dịch quảng cáo, bạn cần cập nhật và làm mới nó thường xuyên. Bạn không nhất thiết phải thay đổi hoàn toàn chiến dịch quảng cáo, mà có thể sử dụng chiêu bài "bình mới rượu cũ" bằng cách sử dụng ngôn từ linh hoạt để tạo ra sự tò mò và thu hút khách hàng. Việc này sẽ giúp tăng khả năng quan tâm của khách hàng và doanh số bán hàng của bạn cũng sẽ được cải thiện.
Trên đây là toàn bộ thông tin về bí quyết tăng doanh số bán hàng hiệu quả mà chúng tôi muốn giới thiệu tới bạn. Hy vọng rằng bạn có thể tìm thấy những phương pháp phù hợp để áp dụng vào doanh nghiệp của mình.
>>> Xem nhiều bài học kinh doanh, kinh tế hữu ích: Kênh youtube KIEN THUC KINH TE official
>>> Tham gia cộng đồng kinh doanh lớn nhất Việt Nam: Vietnam Business News