Quảng cáo
Biti's: Cách

Doanh số bán hàng là gì? Sự khác nhau giữa doanh số bán hàng và doanh thu bán hàng

Kinh doanh Cập nhật 01 tháng 03

Trong kinh doanh, doanh số, doanh thu, lợi nhuận, chi phí là những khái niệm mà các nhà quản lý phải ghi nhớ để đưa ra chiến lược phù hợp cho từng giai đoạn của thị trường. Trong đó, tăng doanh số và doanh thu luôn là mục tiêu hàng đầu của các doanh nghiệp. Nhưng không phải ai cũng có thể phân biệt được giữa doanh số và doanh thu. Nếu bạn đang gặp thắc mắc tương tự, hãy xem qua bài viết dưới đây để được giải đáp.

Doanh số bán hàng là gì?

Doanh số bán hàng là tất cả số lượng sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp được bán ra trong một khoảng thời gian nhất định. Để có thể xác định được doanh số, các doanh nghiệp sẽ tính tổng tất cả tiền thu được và chưa thu được (các đơn chưa thanh toán hoặc bán qua đại lý ký gửi,..).

Doanh số bán hàng của một công ty chỉ tính đến dòng tiền trực tiếp liên quan tới việc xử lý việc bán hàng hóa hoặc dịch vụ của mình và nó được coi là một hợp con con của tổng doanh thu mà một doanh nghiệp tạo ra. Doanh số có thể vào gồm cả doanh số tiền bán hàng và doanh thu, nhưng doanh số không hoàn toàn thuộc vào doanh thu.

doanh số bán hàng và doanh thu bán hàng

Tất cả các sản phẩm/dịch vụ được bán ra đều là doanh số bán hàng

Công thức tính doanh số

Công thức để tính doanh số rất đơn giản: Doanh số - đơn giá x sản lượng

Để có thể hiểu rõ hơn về công thức này, bạn hãy cách tính doanh số bán hàng thông qua ví dụ sau: Cửa hàng A kinh doanh về bánh kẹo, bán một cái bánh ngọt với giá 9.000 đồng/cái ra thị trường. Chỉ riêng tính trong ngày 09/01/2023 thì cửa hàng đã bán được 100 cái bánh cùng loại, khi đó doanh số của cửa hàng sẽ được xác định là:

Doanh số bán bánh ngọt: 9000 x 100 = 900.000 đồng

Như vậy, chỉ trong một ngày thì doanh số bán hàng của cửa hàng A đã là 900.000 đồng.

>>> Tham gia cộng đồng kinh doanh lớn nhất Việt Nam: Vietnam Business News

Sự khác nhau giữa doanh số bán hàng và doanh thu bán hàng

Hiện nay vẫn có nhiều người đang bị nhầm lẫn giữa doanh số và doanh thu. Thậm chí, nhiều người cho rằng hai khái niệm là một, vậy doanh số và doanh thu khác nhau ở đặc điểm nào? Bạn hãy xem qua bảng mô tả dưới đây để có thể hiểu được doanh số bán hàng và doanh thu bán hàng khác nhau như thế nào nhé.

Nội dung Doanh số Doanh thu
Khái niệm Số tiền mà một công ty tạo ra trong một khoảng thời gian bằng cách cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ của mình cho khách hàng. Tổng thu nhập mà một công ty kiếm được trong một khoảng thời gian cụ thể.
Phương pháp tính toán Nhân tổng hàng hóa hoặc dịch vụ đã bán với giá trên một đơn vị. Số tiền thu được chưa trừ đi các chi phí khác (thuế, khấu hao,…). Lấy doanh số cộng với tất cả các khoản thu nhập khác (đầu tư, bán tài sản, tiền bản quyền, tiền lãi,…) và trừ đi các khoản chi phí khác (thuế, khấu hao,…).

Phản ánh

 
Khả năng bán hàng hóa và dịch vụ của một công ty để tạo ra lợi nhuận.     Khả năng tạo tiền của một công ty bằng cách phân bổ các nguồn lực của mình để tối đa hóa lợi nhuận.
Vị trí trong báo cáo tài chính Dòng đầu tiên     Dòng cuối cùng
Ví dụ Công ty X trong tháng 5 bán được 5000 sản phẩm áo thun. Giá của mỗi sản phẩm là 50.000đ / 1 áo. Vậy tổng doanh số bán hàng trong tháng 5 của công ty X là 5000 x 50.000đ = 250.000.000đ Công ty X trong tháng 5 bán được 5000 sản phẩm áo thun. Giá của mỗi sản phẩm là 50.000đ / 1 áo. Chi phí chiết khấu cho đại lý là 5% trên tổng doanh số bán hàng. Vậy doanh thu của công ty X trong tháng 5 là 5000 x 50.000đ – 5000 x 50.000đ x 5%= 237.500.000đ.

Tầm quan trọng của doanh số trong doanh nghiệp

Đối với các doanh nghiệp đang hoạt động trên thị trường hiện nay, doanh số là vô cùng quan trọng, mang nhiều ý nghĩa, những thông tin dưới đây sẽ nêu cụ thể từng ý nghĩa của doanh số bán hàng.

doanh số bán hàng và doanh thu bán hàng

Doanh số luôn có một vai trò quan trọng trong sự phát triển của doanh nghiệp

Đánh giá hiệu quả kinh doanh

Doanh số đến từ nhiều nguồn khác nhau và những nhà lãnh đạo doanh nghiệp đều có một chiến lược cụ thể cho từng kênh bán hàng. Từ kết quả của doanh số sau khi thực hiện chiến lược, doanh nghiệp có thể đánh giá chiến lược đó có thực sự hiệu quả không, và cách khắc phục rủi ro (doanh số giảm) ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty.

Quản lý dòng tiền

Quản lý dòng tiền là một yếu tố quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Bộ phận bán hàng là bộ phận tác động lớn nhất đến sự phát triển của dòng tiền. Mỗi doanh nghiệp đều có mục tiêu là tạo ra được dòng tiền dương (số tiền nhận vào > số tiền chi ra). Mà cách duy nhất để giải quyết vấn đề này là tăng doanh số bán hàng của doanh nghiệp.

Xây dựng lòng trung thành của khách hàng

Khách hàng chỉ thừa nhận sản phẩm, dịch vụ của thương hiệu khi họ nhìn thấy sự phát triển của công ty bạn, cụ thể thông qua doanh số mà bạn đã tạo ra. Từ đó, công ty sẽ nhận được những đánh giá chân thực từ chính khách hàng đã trải nghiệm và họ sẽ bắt đầu giới thiệu thương hiệu của bạn với những người thân xung quanh họ.

Bạn chỉ xây dựng được lòng trung thành và mối quan hệ với khách hàng khi bạn đã có một doanh số và doanh thu hàng tháng tốt. Điều này sẽ cải thiện trực tiếp phạm vi tiếp cận và sự phát triển của thương hiệu.

doanh số bán hàng và doanh thu bán hàng

Mỗi doanh nghiệp đều cần phải xây dựng lòng trung thành với khách hàng

>>> Xem thêm: Thị phần là gì? Cách gia tăng thị phần cho doanh nghiệp

Thúc đẩy doanh nghiệp phát triển

Nếu công ty đạt được hiệu quả bán hàng tốt, tất cả nhân viên cũng sẽ cảm thấy rất vui, và họ sẽ có động lực hơn để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Lợi ích họ nhận được không chỉ thể hiện ở số tiền chiết khấu khi đạt KPI mà còn ở những phần thưởng tinh thần.

Vì vậy, khi lực lượng lao động đông đảo của bạn hài lòng với doanh số bán hàng và tốc độ tăng trưởng của công ty, điều đó phản ánh những gì họ đang phục vụ người tiêu dùng. Điều này tạo ra một môi trường và văn hóa doanh nghiệp tuyệt vời, thúc đẩy sự phát triển tích cực của tất cả nhân viên.

Cách gia tăng doanh số cho doanh nghiệp

Để tăng doanh số cho doanh nghiệp của bạn trong hoạt động kinh doanh, bạn đừng bỏ qua những bí quyết dưới đây.

Chiết khấu đúng thời điểm

Để tăng hiệu quả doanh số bán hàng, bạn nên áp dụng các chính sách giảm giá niêm yết với một tỷ lệ phần trăm thường xuyên. Việc làm này sẽ thúc đẩy hành vi mua hàng của khách hàng, đặc biệt là những khách hàng sỉ và đại lý bán hàng.

Tuy nhiên, bạn cũng không nên lạm dung việc chiết khấu thường xuyên, làm như thế sẽ khiến khách hàng nhàm chán và khách hàng sẽ nghi ngờ về chất lượng sản phẩm/dịch vụ của công ty.

doanh số bán hàng và doanh thu bán hàng

Đừng nên lạm dụng chiết khấu quá nhiều sẽ bị ảnh hưởng tới công ty

Cung cấp dịch vụ thú vị

Tâm lý của khách hàng luôn yêu thích những sản phẩm miễn phí, họ sẵn sàng mua các mặt hàng mua 2 tặng 1 mặc dù không có nhu cầu. Thông thường, những doanh nghiệp sẽ tung ra những sản phẩm có hàng tặng kèm, hoặc các gói mua 1 tặng 1, mua 2 tặng 1 nhằm để kích thích nhu cầu mua hàng của khách hàng.

Nhiều công ty dịch vụ, họ thậm chí miễn phí vài tháng dùng thử để trải nghiệm dịch vụ, hoặc là đưa thêm những gói bảo trì trong một khoản thời gian nhất định sau khi mua.

Bán hàng chéo (cross-selling) và bán hàng gia tăng (upselling)

Phương pháp bán chéo và bán thêm thường được sử dụng ở nhiều cửa hàng trực tuyến và ngoại tuyến. Bán chéo là nơi người bán gợi ý khách hàng mua các sản phẩm có liên quan. Ví dụ, một khách hàng mua một chậu cây và bạn đề nghị mua thêm chậu cây. Upsell là phương pháp gợi ý khách hàng mua sản phẩm tương tự nhưng có giá trị cao hơn. Thông thường, người bán khuyên nên mua một chiếc máy tính xách tay có cấu hình tốt hơn với giá cao hơn so với lựa chọn ban đầu của khách hàng.

Hai phương pháp này có thể áp dụng cho cả nền tảng kinh doanh trực tuyến và ngoại tuyến. Đối với hình thức kinh doanh trực tiếp, nhân viên bán hàng sẽ thực hiện hoạt động này và có những chiến lược riêng tùy theo từng đối tượng khách hàng khác nhau. Nếu bạn đang kinh doanh trực tuyến, bạn sẽ áp dụng biện pháp này cho trang web bán hàng của riêng mình bằng cách giới thiệu các sản phẩm liên quan trong các trang sản phẩm của bạn hoặc cung cấp các gói kết hợp.

doanh số bán hàng và doanh thu bán hàng

Bạn nên cân nhắc kĩ lựa khi lựa chọn hình thức gia tăng doanh số bán hàng

Tạo sự khan hiếm

Sản phẩm càng hiếm càng dễ thu hút người mua. Đây là lý do tại sao nhiều thương hiệu bán các mặt hàng với số lượng hạn chế. Điều này tạo nên chức năng đặc biệt cho sản phẩm, bởi người dùng có xu hướng rất “không thích” chạm vào sản phẩm, luôn muốn sở hữu một món đồ mà rất ít người sở hữu. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng sản phẩm phải có chất lượng cao và bao bì phải bắt mắt và hấp dẫn để chiến lược này thành công. Ngoài ra, thương nhân nên tạo cảm giác cấp bách để kích thích khách hàng mua càng sớm càng tốt. Ví dụ: chỉ bán trong một khoảng thời gian.

Tăng thêm lợi ích mua hàng

Ngoài giảm giá, bạn có thể cung cấp cho người mua giá trị mới như quà tặng, dịch vụ bổ sung, giao hàng miễn phí hoặc thậm chí là mã giảm giá cho lần mua hàng tiếp theo của họ. Điều này không chỉ khuyến khích mua hàng mà còn tăng sự hài lòng và khả năng hiển thị cho doanh nghiệp.

Hi vọng qua bài viết trên bạn đã hiểu doanh số bán hàng là gì, sự khác biệt giữa doanh số bán hàng và doanh thu bán hàng cũng như cách thúc đẩy doanh số bán hàng hiệu quả. Doanh số bán hàng là một trong những thước đo chính xác nhất quyết định sự thành công của một doanh nghiệp. Vì vậy, để công ty phát triển bền vững, chủ doanh nghiệp cần hiểu rõ kiến ​​thức, tầm quan trọng của bán hàng và chiến lược marketing để gia tăng doanh số bán hàng hiệu quả.

>>> Xem nhiều bài học kinh doanh, kinh tế hữu ích: Kênh youtube KIEN THUC KINH TE official