Thị trường kinh doanh mở quán cafe hiện nay phát triển khá mạnh. Nhưng ở một khía cạnh khác vẫn có nhiều quán cafe được mở ra không thể phát triển được. Vậy thì làm sao để có thể mở quán cafe hiệu quả, ít rủi ro? Đừng lo, bài viết này sẽ giới thiệu cho bạn 8 bước mở quán cafe hiệu quả, ít rủi ro mà bạn có thể tham khảo.
Nghiên cứu thị trường chính là bước đầu tiên trong việc xây dựng kế hoạch 8 bước mở quán cafe hiệu quả, ít rủi ro mà bạn cần quan tâm. Để làm được điều này, bạn có thể thuê agency hoặc bạn có thể tự mình làm việc này bằng cách tiến hành khảo sát online (Google biểu mẫu hoặc FaceBook) hoặc offline đê có thể thu thập thông tin cần thiết.
Công việc nghiên cứu này sẽ tập trung vào hai nhóm đối tượng sau:
- Đối thủ cạnh tranh: đây sẽ là yếu tố đầu tiên mà bạn cần phân tích trong 8 bước mở quán cafe hiệu quả, ít rủi ro. Để có thể phân tích đối thủ cạnh tranh thì bạn cần trả lời những câu hỏi sau:
+ Đồ uống mà họ đang bán là gì?
+ Giá thành của những loại đồ uống đó?
+ Địa điểm quán của đối thủ bạn nằm ở vị trí nào?
+ Điểm mạnh và điểm yếu của họ?
+ Những điều mà khách hàng chưa hài lòng về quán của họ?
- Khách hàng mục tiêu: tiếp tục với những bước có trong 8 bước mở quán cafe hiệu quả, ít rủi ro là phân tích khách hàng mục tiêu. Để có được tệp khách hàng mục tiêu, bạn cần xác định được những yếu tố dưới đây:
+ Nhân khẩu học (độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp, thu nhập, nơi ở)
+ Thói quen sử dụng cafe (mức độ sử dụng)
+ Họ sẽ chú ý tới quán cafe của bạn bằng điều gì?
Sau khi đã xác định được thị trường, đối thủ cạnh tranh cũng như khách hàng tiềm năng, bạn sẽ nắm được trọng tâm để có thể tiếp tục chuẩn bị 8 bước mở quán cafe hiệu quả, ít rủi ro phù hợp nhất, hạn chế về định hướng phát triển.
Nghiên cứu thị trường giúp bạn kinh doanh tốt hơn
>>> Tham gia cộng đồng kinh doanh lớn nhất Việt Nam: Vietnam Business News
Lên chiến lược hay lập bảng kế hoạch sẽ giúp bạn xác định rõ hơn về định hướng của mình trong 8 bước mở quán cafe hiệu quả, ít rủi ro. Ngoài ra nó sẽ giúp bạn theo dõi được công việc của từng giai đoạn để bạn xác định được mục tiêu ở giai đoạn này đã hoàn thành hay chưa.
Vì vậy bảng kế hoạch chi tiết sẽ bao gồm hai hạng mục dưới đây:
- Kế hoạch kinh doanh: bảng kế hoạch kinh doanh sẽ giúp bạn xây dựng được chiến lược phát triển quán cafe, chúng sẽ được áp dụng theo từng giai đoạn để có một hướng đi rõ ràng hơn, xây dựng được phương án tối ưu công việc, ngân sách, hạng mục và kiểm soát công việc dễ dàng hơn.
- Vốn và dòng tiền đầu tư: vấn đề quan trọng nhất trong mở quán cafe chính là chi phí, vì vậy bạn cần phải tính được mức vốn mà bạn đầu tư ban đầu và những chi phí hoạt động của quán cho tới khi thu được lợi nhuận, ngoài ra bạn cần phải dự trù chi phí cho rủi ro. Việc này bạn cần học hỏi kinh nghiệm từ những người đi trước hoặc chuyên gia tài chính.
Để có thể lựa chọn điểm mở quán cafe phù hợp bạn cần xem xét các tiêu chí sau:
- Phù hợp với số vốn đầu tư: bạn nên để chi phí này chiếm khoảng 20% trong tổng chi phí đầu tư.
- Phù hợp với đối tượng khách hàng mục tiêu: lựa chọn địa điểm kinh doanh còn phù thuộc vào đối tượng khách hàng mà bạn nhắm đến. Đối với khách hàng trung niên thì bạn sẽ chọn địa điểm yên tĩnh không cần thuê quán mặt đường. Nếu đối tượng của bạn là học sinh, sinh viên thì bạn ưu tiên chọn những nơi gần trường.
- Mật đồ người dân qua lại đông, nên chọn địa điểm gần nhiều công ty, cơ quan làm việc, trường học hay các trung tâm mua sắm.
- Có chỗ để xe rộng rãi và thuận tiện.
- Lựa chọn mặt bằng phù hợp với quán cafe của bạn: Nếu như bạn mở quán cafe theo mô hình take-away thì mặt bằng cho quán của bạn không cần phải quá rộng. Nếu bạn chọn mô hình cafe sân vườn thì nên chọn địa điểm rộng rãi, thoáng mát, vị trí phải tránh xa những cung đường lớn. Mô hình Vintage thì bạn nên chọn những nơi gần trường học, quán cafe sách thị chọn địa điểm trong ngõ để tránh tiếng ồn xe cộ.
Bạn cần lựa chọn những địa điểm phù hợp với đối tượng khách hàng mục tiêu
>>> Xem thêm: Kinh nghiệm mở quán cafe với số vốn dưới 50 triệu
Một nước trong 8 bước mở quán cafe hiệu quả, ít rủi ro là bạn cần phải đăng ký kinh doanh để mở quán cafe hợp pháp. Giấy tờ bạn cần chuẩn bị khi đăng ký kinh doanh sẽ bao gồm:
- Giấy phép đăng ký kinh doanh.
- Giấy chứng nhận đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
- Giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy.
Những giấy tờ này bạn phải lên cơ quan chức năng tại địa phương nơi mở quán để được hướng dẫn quy trình đăng ký thủ tục xin cấp.
Với một quán cafe mới mở thì sẽ không cần quá nhiều nhân viên. Nhưng quán cafe đó phải đáp ứng được những nhân viên sau: nhân viên pha chế, phục vụ và thu ngân. Có thể tuyển thêm quản lý nếu như mô hình quán cafe của bạn lớn.
Đối với mỗi nhân viên thì sẽ có những yêu cầu khác nhau:
- Nhân viên phục vụ: yêu cầu sự nhanh nhẹn, chuyên nghiệp, nhiệt tình.
- Nhân viên pha chế: có kỹ năng và kiến thức về pha chế.
- Nhân viên thu ngân: có tính trung thực, có trách nhiệm đối với công việc.
Đây cũng là một bước quan trọng trong 8 bước mở quán cafe hiệu quả, ít rủi ro. Bởi vì khách hàng có quay trở quán lần hai hay không phụ thuộc rất nhiều vào nhân viên.
Bạn cần xây dựng menu dựa trên sở thích và nhu cầu của nhóm đối tượng khách hàng mục tiêu, bạn cần tìm hiểu những loại đồ uống xu hướng hiện nay và đưa ra mức giá phù hợp nhưng đảm bảo phần lợi nhuận. Đặc biệt bạn cần phải tìm kiếm nguồn cung cấp nguyên liệu uy tín và chất lượng.
Đối với trang thiết bị của quán, bạn cần chuẩn các trang thiết bị sau:
- Máy pha chế: bạn cần chuẩn bị máy pha cafe, máy xay sinh tố, máy ép hoa quả, máy xay cafe, máy đo định lượng, máy đun nước nóng, máy đánh kem, bình ủ trà, máy xay đá, máy lọc nước, máy đánh trứng…
- Dụng cụ pha chế: bình lắc pha chế, đồ bào, ca đánh sữa…
- Dụng cụ phụ: dụng cụ đánh bọt, đồ lọc, bình đong rượu phin pha cafe, que khuấy, bình lắc..
- Vật dụng tích trữ: tủ lạnh, tủ đông, kệ đựng đồ, khay, hộp, túi đựng và màng bọc thực phẩm, thùng đá nhựa.
- Vật dụng phục vụ: ly, cốc, chén, đĩa, khay bưng đồ, tạp dề, khăn lau vệ sinh, giấy ăn, menu, giá treo, túi đường nhỏ pha, đồng phục, …
- Nội thất và trang trí: Bàn ghế; quầy pha chế; tủ trưng bày; biển hiệu; đèn led; đèn tạo hiệu ứng; lọ hoa; kệ sách; đèn đốt nến; tranh ảnh; đồng hồ; chuông gió; hệ thống âm thanh.
- Nhóm dụng cụ vệ sinh quán: máy khử mùi; thùng rác; khăn lau,...
- Nhóm công cụ quản lý quán: Két đựng tiền; máy bán hàng; máy order; máy quẹt thẻ; máy thanh toán; máy in tem.
- Dụng cụ khác: Camera; điều hoà; wifi;…
Đầu tư vào thiết bị pha chế cafe sẽ đem đến những thức uống ngon nhất
>>> Xem thêm: Khởi nghiệp nên chọn sản xuất hay thương mại?
Bằng cách quản lý theo quy trình, vai trò và trách nhiệm của mỗi nhân viên sẽ được xác định rõ ràng, giúp tạo ra sự phối hợp hiệu quả giữa các bộ phận và tránh thiếu sót trong quá trình làm việc. Với một quán cafe, các quy trình quan trọng cần xây dựng có thể bao gồm:
- Quy trình phục vụ khách hàng: Xác định các bước cần thực hiện khi phục vụ khách hàng, bao gồm từ khi khách hàng đặt món, chế biến món ăn, pha chế đồ uống, trình bày và thu tiền.
- Quy trình chuẩn bị thức ăn: Quy định các bước cần thực hiện để chuẩn bị các món ăn theo yêu cầu của khách hàng, bao gồm việc lựa chọn nguyên liệu, chế biến, đóng gói và bảo quản thực phẩm.
- Quy trình quản lý kho: Xác định các bước để quản lý và kiểm soát hàng tồn kho, bao gồm việc nhập kho, xuất kho, kiểm kê hàng tồn và đối chiếu số liệu.
- Quy trình quản lý nhân viên: Quy định các bước để quản lý nhân viên, bao gồm tuyển dụng, đào tạo, phân công nhiệm vụ, đánh giá hiệu suất làm việc và xử lý các vấn đề liên quan đến nhân viên.
- Quy trình quản lý tài chính: Xác định các bước để quản lý tài chính, bao gồm quản lý thu chi, lập báo cáo tài chính và kiểm soát ngân sách.
Việc xây dựng và áp dụng các quy trình này sẽ giúp quán cafe của bạn hoạt động hiệu quả hơn, tăng cường sự phối hợp giữa các bộ phận và nâng cao chất lượng dịch vụ.
Để thành công trong lĩnh vực kinh doanh quán cafe, điều đầu tiên bạn cần làm là xác định mục tiêu marketing. Có 2 mục tiêu cơ bản mà một quán cafe cần phải đạt được đó là thu hút khách hàng đến quán và xây dựng thương hiệu. Để đạt được mục tiêu này, bạn có thể sử dụng một số công cụ và nền tảng hỗ trợ đắc lực như sau:
- Thuê đơn vị cung cấp dịch vụ quảng cáo chuyên nghiệp: Nếu bạn có ngân sách cho chiến dịch quảng cáo của mình, việc thuê đơn vị cung cấp dịch vụ quảng cáo chuyên nghiệp sẽ giúp bạn tối ưu chi phí và hiệu quả của chiến dịch.
- Tận dụng mạng xã hội: Mạng xã hội như Facebook, Twitter, Zalo, Youtube, hội nhóm có khách hàng tiềm năng... là những nền tảng quảng cáo hiệu quả và chi phí thấp để quảng bá thương hiệu và các sản phẩm của quán cafe. Bạn có thể chia sẻ hình ảnh và thông tin về thực đơn hấp dẫn của quán đến đông đảo bạn bè và cộng đồng mạng.
- Sử dụng các hình thức marketing miễn phí: Ngoài các hình thức quảng cáo trả tiền, bạn cũng có thể sử dụng các hình thức marketing miễn phí như voucher, phát tờ rơi, tặng quà với khách đưa bạn thân đến quán... để tăng độ phủ thương hiệu và thu hút nhiều khách hàng đến với quán của mình.
Những công cụ và nền tảng này sẽ giúp bạn xây dựng một chiến dịch marketing hiệu quả, tăng doanh số bán hàng và xây dựng được một thương hiệu quán cafe uy tín trong lòng khách hàng.
Khi bắt đầu kinh doanh quán cafe, việc lên kế hoạch là rất quan trọng để đảm bảo thành công và giảm thiểu rủi ro. Nếu bạn làm theo kế hoạch 8 bước mở quán cafe hiệu quả, ít rủi ro này chắc chắn sẽ giúp bạn mở quán cafe đạt được thành công trong thời gian ngắn. Hy vọng những chia sẻ của tôi đã giúp bạn có thêm kiến thức và thông tin hữu ích để chuẩn bị cho việc mở quán cafe của mình.
>>> Xem nhiều bài học kinh doanh, kinh tế hữu ích: Kênh youtube KIEN THUC KINH TE official