Quảng cáo
Biti's: Cách

VỐN ĐIỀU LỆ CÔNG TY- Có phải muốn đăng ký bao nhiêu cũng được?

Kinh doanh Cập nhật 15 tháng 06

Vốn điều lệ là tổng số vốn do các thành viên hoặc cổ đông góp hoặc cam kết sẽ góp trong một thời hạn nhất định và được ghi vào điều lệ công ty.

Ví dụ: Có 2 thành viên A và B dự tính thành lập Công ty TNHH ABCD. Thành viên A đăng ký góp vốn là 1,2 tỷ đồng và cam kết góp đủ số tiền này trong thời hạn tối đa 30 ngày kể từ ngày công ty được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Tương tự thành viên B đăng ký góp vốn 800 tr đồng và cam kết góp đủ vốn vào công ty trong thời hạn 25 ngày kể từ ngày công ty được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Như vậy: Hai thành viên A và B đăng ký tổng mức vốn góp vào công ty là 1,200,000,000 đ + 800,000,000 đ = 2,000,000,000 đ.

Khi đó con số 2,000,000,000 đ được gọi là vốn điều lệ của công ty TNHH ABCD

Ý nghĩa của vốn điều lệ công ty:
• Vốn điều lệ công ty cho ta biết đó là tổng mức vốn đầu tư đăng ký ban đầu của tất cả thành viên vào công ty để dự tính hoạt động.

• Vốn điều lệ cho ta biết cơ sở phân chia lợi nhuận của các thành viên theo tỷ lệ % mức vốn mà thành viên đóng góp. Ví dụ: Thành lập công ty X có 2 thành viên A và B góp vốn. Vốn điều lệ công ty đăng ký là 1 tỷ, thành viên A góp 60% vốn điều lệ công ty tương đương 600 triệu, thành viên B góp 40% tương đương 400 triệu. Sau này khi công ty kinh doanh có lợi nhuận 500 triệu, nếu nội bộ không có thỏa thuận gì khác thì tỷ lệ phân chia lợi nhuận sẽ là thành viên A đươc 60% lợi nhuận tương đương 300 triệu, thành viên B được 40% lợi nhuận tương đương 200 triệu.

• Là sự cam kết mức trách nhiệm bằng vật chất của các thành viên với khách hàng, đối tác, cũng như đối với doanh nghiệp tương đương. Tương ứng với tỷ lệ % vốn mà thành viên đó góp vào công ty. Cũng cùng ví dụ như trên. Thành lập công ty X có 2 thành viên A và B góp vốn. Vốn điều lệ công ty đăng ký là 1 tỷ, thành viên A góp 60% vốn điều lệ công ty tương đương 600 triệu, thành viên B góp 40% tương đương 400 triệu.Sau này công ty X kinh doanh bị thua lỗ 1,5 tỷ và bị phá sản. Thì trách nhiệm của mỗi thành viên A, B trong trường hợp này sẽ chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn đã góp. Tức là thành viên A chịu trách nhiệm hữu hạn tối đa số tiền là 600 triệu, thành viên B chịu trách nhiệm hữu hạn số tiền tối đa là 400 triệu. Phần công ty X thua lỗ vượt quá 500 triệu so với số tiền các thành viên cam kết góp ban đầu thì các thành viên không phải chịu trách nhiệm.

• Số vốn góp quyết định mực thuế môn bài công ty phải nộp sau khi hoàn tất quy trình thành lập công ty. Theo quy định hiện hành thuế môn bài được chia thành hai mức:
Mức 1: Vốn điều lệ trên 10 tỷ đồng mức thuế môn bài: 3 triệu đồng /1 năm
Mức 2: Vốn điều lệ từ 10 tỷ đồng trở xuống mức thuế môn bài: 2 triệu đồng/ 1 năm

• Bên cạnh đó, vốn điều lệ cũng là một trong những cơ sở để xác định điều kiện kinh doanh đối với một số ngành, nghề kinh doanh có điều kiện. Ví dụ: Theo quy định tại Nghị định số 76/2015/NĐ-CP ngày 10/9/2015 thì tổ chức, cá nhân kinh doanh bất động sản phải thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp hoặc hợp tác xã theo quy định của pháp luật về hợp tác xã và phải có vốn điều lệ không được thấp hơn 20 tỷ đồng. Hoặc theo quy định tại Khoản 2 Điều 7 Nghị định số 69/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ về điều kiện kinh doanh dịch vụ mua bán nợ thì một trong các điều kiện đối với doanh nghiệp kinh doanh hoạt động mua bán nợ là phải có mức vốn điều lệ tối thiểu là 100 tỷ đồng.

KL: Khi đăng ký vốn điều lệ, cần cân nhắc đến các yếu tố như khả năng tài chính, trách nhiệm pháp lý, quy mô kinh doanh, định hướng phát triển…chứ không thể tùy tiện!

Không có cơ quan nào kiểm tra. Việc đăng ký vốn điều lệ và việc chịu trách nhiệm trước pháp luật về mức vốn điều lệ là vấn đề nội bộ của doanh nghiệp. Doanh nghiệp chỉ cần kinh doanh đúng luật và chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn điều lệ mình đăng ký khi xảy ra các vấn đề liên quan đế giải thể, phá sản thì cần đảm bảo nghĩa vụ với người lao động, đối tác, chủ nợ...