Quảng cáo
Biti's: Cách

Vì sao FED quyền lực nhất trong giới tài chính ?

Kinh doanh Cập nhật 14 tháng 11

FED là một thuật ngữ phổ biến trong cộng đồng quan tâm đến đầu tư và tài chính. Mọi lần khi FED tăng lãi suất, điều này tạo ra tác động đáng kể đối với thị trường toàn cầu. Vậy thì FED là tổ chức hay cá nhân nào có khả năng thay đổi như vậy, và vì sao FED quyền lực nhất trong giới tài chính?

FED là gì?

FED (Federal Reserve System) là Cục Dự trữ Liên bang, được thành lập vào năm 1913. Mục tiêu duy trì các chính sách tiền tệ nhằm ổn định, và  hỗ trợ linh hoạt cho nền kinh tế Hoa Kỳ. Cho đến thời điểm hiện tại, FED được coi là tổ chức tài chính có quyền lực nhất trên toàn cầu. Là nơi duy nhất có thẩm quyền in tiền đô la Mỹ (US dollar), vì vậy đóng vai trò quan trọng trong việc định hình và điều chỉnh chính sách tiền tệ. Trong quá trình điều chỉnh chính sách tiền tệ, FED sử dụng các yếu tố như lãi suất, và lượng cung tiền để ảnh hưởng đến thị trường, và cộng đồng nhà đầu tư.Ngoài ra, FED hoạt động độc lập, và không phụ thuộc vào chính phủ Hoa Kỳ. Đó là lý do vì sao FED quyền lực nhất trong giới tài chính

FED là gì?

FED là gì? (Ảnh minh hoạ)

Vai trò của FED

- Thực hiện các chính sách tiền tệ quốc gia bằng cách ảnh hưởng đến các yếu tố liên quan đến tiền tệ. Thúc đẩy tín dụng để tối đa hóa việc làm, duy trì ổn định giá cả hàng hóa và điều chỉnh lãi suất dài hạn một cách hợp lý.

- Fed có vai trò giám sát và quy định các tổ chức ngân hàng trên toàn cầu để đảm bảo rằng hệ thống tài chính và ngân hàng luôn đảm bảo an toàn, ổn định, và giúp bảo vệ quyền tín dụng của người dân.

- Chịu trách nhiệm duy trì sự ổn định của nền kinh tế, ngăn chặn nguy cơ lạm phát quá mức và kiểm soát các rủi ro hệ thống có thể xuất hiện trên thị trường tài chính.

- Ngoài ra, FED còn cung cấp những dịch vụ về kinh tế tài chính cho những tổ chức quản lý tài sản có giá trị.

Cơ cấu  hoạt động của FED 

FED sẽ hoạt động theo cơ cấu sau:

Hội đồng Thống đốc sẽ đưa ra những định hướng về hoạt động. Sau đó, Ủy ban thị trường mở (FMOC)dựa trên đó để đưa ra những chính sách. Tiếp theo ngân hàng dự trữ liên bang sẽ là nơi thực thi các chính sách đó.

Vì sao FED quyền lực nhất trong giới tài chính

FED có quyền lực phi thường trong việc định hình bức tranh tài chính thế giới. Vì đây là tổ chức duy nhất trên toàn cầu có thẩm quyền phát hành đồng dollar Mỹ. Và có quyết định trực tiếp tác động đến thị trường bán lẻ, chứng khoán, bất động sản, và nhiều lĩnh vực khác. Sau đây là 3 công cụ chủ chốt vì sao FED quyền lực nhất trong giới tài chính.

Vì sao FED lại nắm giữ vị thế mạnh mẽ nhất trong giới tài chính

Vì sao FED lại nắm giữ vị thế mạnh mẽ nhất trong giới tài chính (Ảnh minh hoạ)

- FED vừa là nơi in tiền, cũng vừa là người cho vay. Những quyết định của FED về lãi suất sẽ  ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn tiền tín dụng. Còn với các tín dụng doanh nghiệp hay cá nhân vay bao nhiêu, FED sẽ bơm ra cho nền kinh tế đúng với số lượng đó. Việc bơm nhiều hay ít cũng sẽ kéo theo hàng loạt ảnh hưởng về lạm phát, giá cả tiêu dùng, thị trường nhà đất, hay chứng khoán.

- Trái phiếu chính phủ là một công cụ tài trợ của chính phủ. FED sẽ đóng vai trò là người cho vay, bằng cách mua lại các trái phiếu để cung cấp nguồn tiền cho chính phủ đầu tư vào cơ sở hạ tầng và trả lương công chức quản lý chính quyền. FED hoạt động độc lập, không có sự can thiệp, hay phụ thuộc chính phủ Hoa Kỳ trong quyền đưa ra quyết định in đô la. 

- FED yêu cầu các ngân hàng nhỏ, hay các ngân hàng dự trữ Liên bang không chi tiêu hết tiền mà phải giữ lại một phần để làm tỷ lệ dự trữ bắt buộc. Mức tỷ lệ này sẽ ảnh hưởng đến chi tiêu của người dân. Giả sử, FED thuộc quyền sở hữu của tất cả mọi người, muốn tiết kiệm thì mỗi người phải có ít tiền, và chi tiêu ít. Và ngược lại, nếu muốn tiết kiệm ít thì mỗi người sẽ có nhiều tiền, và chi tiêu nhiều. 

Tại sao FED có khả năng tác động đến nền kinh tế toàn cầu

FED không chỉ có khả năng in tiền đô la, mà còn có quyền quyết định về việc tăng hay giảm lãi suất tiền tệ.

Đồng đô la Mỹ trở thành đồng tiền chung của thế giới, được sử dụng rộng rãi trong các hệ thống toàn cầu từ Châu Á, châu Âu, Châu Úc và Châu Phi.

Các mặt hàng như dầu, vàng, bạc được định giá bằng đô la Mỹ. Nó thể hiện được vị thế của mình trong thị trường quốc tế.

Cục giữ trữ liên bang Mỹ hiện đang nắm giữ 25% tổng lượng vàng trên thế giới, đây là vàng được gửi hầu hết từ các quốc gia khác.

Vì sao FED lại nắm giữ vị thế quan trong trong giới tài chính và tác động đến nền kinh tế toàn cầu

Vì sao FED lại nắm giữ vị thế quan trong trong giới tài chính và tác động đến nền kinh tế toàn cầu (Ảnh minh hoạ)

Tại sao FED in đô la thì sẽ ảnh hưởng đến các nền kinh tế khác

Bởi vì đô la Mỹ là đồng tiền chung của thế giới, nên các đồng tiền của các quốc gia khác đều được neo giá dựa trên đô la Mỹ. Việc FED tăng hay giảm lượng tiền in ra, thì các quốc gia khác cũng sẽ có xu hướng tăng hay giảm. Việc này là để cân bằng tỷ giá, không làm ảnh hưởng đến việc xuất khẩu của các nước. 

Giả sử khi mua một sản phẩm ở Việt Nam là 5 đồng, sang Mỹ bán 10 đồng tức bằng 1$. Nhưng nếu khi FED in thêm tiền, mà Việt Nam không in, thì giá của sản phẩm lúc này là phải bán là 20 đồng (bằng 2$)  thì bạn mới có lời. Nếu vẫn giữ nguyên giá cũ bạn sẽ bị lỗ, và chi phí sản xuất bằng giá bán là 5 đồng bằng 1$.

 

Qua bài viết này đã giúp cho bạn hình dung rõ hơn bức tranh của FED. FED không phụ thuộc vào chính phủ Hoa Kỳ, cũng là nơi duy nhất in được đô la. Mà đô la Mỹ là đồng tiền chung của thế giới, và các đồng tiền của quốc gia khác neo giá theo. Vì vậy mà đó là lí do vì sao FED quyền lực nhất trong giới tài chính.