Tập đoàn Apple, đế chế công nghệ hàng đầu thế giới với các sản phẩm luôn chiếm phần lớn trên thị trường hiện nay. Giá trị thương hiệu của Apple luôn đứng top đầu trên toàn cầu và tạo được những dấu ấn riêng mà không một doanh nghiệp nào có thể bắt chước. Hãy cùng tìm hiểu hành trình trở thành đế chế công nghệ lớn nhất của Tập đoàn Apple nhé.
Vào những năm 1970, mọi người thường khó tiếp cận với máy tính vì chúng rất cồng kềnh và khó sử dụng. Với mong muốn mọi người có thể sử dụng máy tính, Steve Jobs cùng Steve Wozniak quyết tâm tạo ra chiếc máy tính nhỏ gọn dễ dùng.
Ngày 1/4/1976, Apple chính thức ra đời dưới sự thành lập của Steve Jobs, Steve Wozniak và Ronald Wayne. Tuy nhiên, sau đó Ronald Wayne bán cổ phần của mình cho 2 người còn lại với giá 800 USD và rời đi. Được biết, Logo đầu tiên là do chính Wayne vẽ bằng bút mực với hình ảnh Isaac Newton ngồi đọc sách dưới gốc cây táo cùng dòng thương hiệu xung quanh.
Chiếc máy tính đầu tiên - Apple I chính thức ra mắt vào ngày 11/4/1976 với giá là 666USD. Sau đó 1 năm thì chiếc máy tính Apple II ra đời và cũng là chiếc máy tính đầu tiên in logo quả táo cắn dở nổi tiếng. Năm 1980, Apple III ra đời, đây là chiếc máy tính dành riêng cho các doanh nghiệp, với sự ủng hộ nhiệt, doanh số bán hàng của Apple bùng nổ với khoảng 177 triệu đô. Nhưng điều này là không đủ đối với Steve Jobs, ông quyết định làm nên một cuộc cải cách cho các sản phẩm của Apple và dẫn tới thảm hải với sự ra đời của Lisa vào năm 1983 khi các phần mềm của sản phẩm này không được tối ưu nhưng lại bán giá cao ngất ngưởng.
Chiếc máy tính đầu tiên - Apple I được bán với giá là 666USD
>>> Tham gia cộng đồng kinh doanh lớn nhất Việt Nam: Vietnam Business News
Không bỏ cuộc, ông bắt đầu với dự án thứ hai là chiếc máy tính Apple Macintosh, đây là sản phẩm đánh dấu bước ngoặt của Apple khi được công nhận là mẫu máy tính thân thiện với người dùng nhất lúc bấy giờ. Và cũng trong khoảng thời gian này, John Sculley (CEO của Pepsi) đã trở thành CEO mới của Apple.
Năm 1985, mâu thuẫn giữa Steve Jobs và Sculley nổ ra, Steve Jobs đã quyết định bán hết cổ phiếu của mình và rời đi tiếp tục xây dựng công ty mới là NeXT. Và sau đó Steve Wozniak cũng rời đi để theo đuổi con đường sự nghiệp riêng với lý do ông không cảm thấy Apple đang dần đi sai hướng.
Với sự ra đi của 2 đồng sáng lập, John Sculley trở thành người “lèo lái con thuyền” Apple Inc. Mặc dù thời gian đầu mọi thứ có vẻ khả quan nhưng dần dần những thất bại liên tiếp đã khiến cho ban hội đồng sa thải John Sculley vào đầu năm 1993. Và lúc này Microsoft đang “làm mưa làm gió” trong thị trường máy tính.
Để có thể quay lại đường đua, vào năm 1996 Apple đã quyết định mua lại NeXT để phát triển hệ điều hành OS và năm 1997 Steve Jobs chính thức trở thành CEO của Apple.
Trở lại Apple khi Apple đang gặp khủng hoảng cực nghiêm trọng, chính Steve Jobs đã chèo lái Apple qua các khó khăn để trở thành đế chế công nghệ hàng đầu như hôm nay.
Tháng 8 năm 1998, Apple đã chính thức ra mắt iMac. Đây là sự hợp tác giữa Jobs và tài năng mới Jonathan Ive và là mẫu máy tính đầu tiên được thiết kế nhiều màu sắc như vậy. iMac chính là bước đột phá cần thiết lúc đó giúp cho Apple bán 800.000 máy trong 5 tháng đầu tiên.
Năm 1999, Apple giới thiệu iBook, đây được xem là một phiên bản cấp thấp của iMac
Năm 2001, Apple giới thiệu hệ điều hành Mac OS X, đây là những hệ điều hành do Steve jobs nghiên cứu khi điều hành NeXT. Bằng việc tung ra những thiết bị đồng bộ ở cả phần cứng và phần mềm, Apple đã tạo ra một hướng đi rất riêng. Đến tháng 10 cùng năm, Apple ra mắt thêm máy nghe nhạc iPod
Năm 2003, iPod được xem như là một trung tâm đa phương tiện kỹ thuật số
Năm 2003, Apple ra mắt cửa hàng iTunes Music Store với giá mỗi bài hát là 0,99 USD. Điều này đã biến iPod trở thành một trung tâm đa phương tiện truyền thông kỹ thuật số. Thời điểm đó cũng đã đánh dấu bước nhảy vọt máy nghe nhạc của Apple khi cả iTunes và ipod hỗ trợ người dùng Windows.
Năm 2007, là năm đánh dấu chiến thắng rực rỡ trong lịch sử phát triển của apple khi cho ra đời iPhone. Điều này đã giúp Steve Jobs ghi tên mình vào danh sách các nhà huyền thoại công nghệ và đưa Apple trở thành 1 thương hiệu có giá trị nhất thế giới.
Năm 2011, sau khi Steve Jobs qua đời, Tim Cook được lựa chọn trở thành CEO mới thay thế vị trí của Jobs. Tại thời điểm đó, các nhà đầu tư tại Thung lũng Silicon đã dự đoán hoạt động kinh doanh của Apple sẽ bị chững lại, nhiều khách hàng trung gian lo ngại về tương lai của các sản phẩm được gắn mác Apple. Tuy nhiên, chỉ sau 4 năm nắm quyền điều hành trong tay, Tim Cook đã mang lại những khoản lợi nhuận khổng lồ cho Apple, đưa tập đoàn Apple trở thành công ty công nghệ nghìn tỷ USD.
Tim Cook - Ông vua biến Apple thành đế chế công nghệ toàn cầu
Tập đoàn Apple dưới thời Steve Jobs đã có những sản phẩm có khả năng thay đổi toàn bộ ngành công nghiệp với những bước nhảy vọt nhưng đến thời của Tim Cook thì ngày càng giống với tính cánh của ông, một người đàn ông cẩn thận và khôn khéo. Dưới thời Tim Cook, Tập đoàn Apple xây dựng một đế chế với những sản phẩm, dịch vụ từ những phát minh mang tính cách mạng của người tiền nhiệm. Doanh số bán hàng của Apple tăng vọt trong khi vẫn kiểm soát chi phí hiệu quả nhờ vào việc thu hút khách hàng Trung Quốc thành công. Kể từ khi Tim điều hành Apple doanh thu và lợi nhuận của Apple đều tăng vọt. Đỉnh điểm vào ngày 3/1/2022, Apple đã trở thành doanh nghiệp Mỹ đầu tiên đạt giá trị vốn hóa là 3.000 tỷ USD.
Trụ sở làm việc tỉ đô của Apple được thiết kế dạng tròn nằm ở Cupertino, bang California, Mỹ
Mặc dù Tim Cook không theo đuổi những nỗ lực sáng tạo mà Jobs ủng hộ mà tập trung vào các bước nhỏ hơn để xây dựng một pháo đài xung quanh iPhone như đồng hồ thông minh, AirPods, nhạc hay video nhưng ông đã đưa Apple nhưng ông đã hoàn thành công việc một cách tuyệt vời đúng như lời của Steve Jobs từng nói: “Cook không phải là một nhà sản xuất nhưng là nhà lãnh đạo kiệt xuất. Apple cần một phong cách điều hành mới sau khi mất đi một nhà sáng tạo không thể thay thế”
>>> Xem thêm: Tại sao việc cạnh tranh với iPhone và Apple là vô cùng khó?
Để có thể trở thành tập đoàn công nghệ hàng đầu như bây giờ, Apple đã phải thực hiện rất nhiều chiến lược khác nhau và chiến lược Marketing là chiến lược tiêu biểu đóng góp tạo nên sự thành công của Apple.
Bất kể sản phẩm nào của Apple, thương hiệu cũng sẽ sử dụng hệ điều hành chính hãng là iOS hoặc Mac để gửi thông điệp tới khách hàng rằng sản phẩm của mình vượt trội hơn các đối thủ. Những cách thức mà Apple sử dụng trong chiến lược khác biệt hóa là: Đột phá trong thiết kế; Phát triển hệ điều hành chính hãng; Định giá các sản phẩm của Apple theo chiến lược khác biệt; Phát triển và kết nối cộng đồng người dùng.
Điều này đã giúp những người dùng Apple có thể dễ dàng chia sẻ thông tin, hình ảnh, video và được trải nghiệm những điều khác biệt từ đó trở thành những người dùng trung thành của Apple.
Sản phẩm: Trong các chiến lược kinh doanh, Apple sử dụng chiến lược đa dạng hóa sản phẩm của mình để đem lại hiệu quả cao. Tuy nhiên, các sản phẩm của công ty luôn hướng tới phân khúc thị trường cao cấp. Điểm mạnh ở các sản phẩm của nhà Táo đều có tính sáng tạo, chất lượng cao và độ bền cao. Ngoài ra, để giúp khách hàng được tăng trải nghiệm Apple còn liên tục nâng cấp các sản phẩm và dịch vụ.
Giá: Apple luôn sử dụng các chiến lược định giá sản phẩm một cách phù hợp và hiệu quả với giá trị sản phẩm như: Định giá theo Premium; Định giá theo giá trị; Định giá theo tâm lý khách hàng.
Phân phối: Để phân phối sản phẩm của mình Apple đã sử dụng vô số kênh bán hàng, đáng kể đến như là: Trang Web, bán lẻ theo hình thức trực tuyến của trang web, đại lý công ty, cửa hàng chính của Apple và các cửa hàng bán lẻ,... Có thể nói, mạng lưới phân phối của Apple phủ sóng trên toàn cầu.
Xúc tiến hỗn hợp: Từ lâu thương hiệu Apple được biết đến với các chiến dịch quảng cáo vô cùng thông minh và đem lại hiệu quả cao có thể thu hút số lượng khách hàng lớn trên toàn cầu như là: Các chiến dịch quảng cáo khác biệt và độc đáo; Ít có những chính sách ưu đãi về giá để nhấn mạnh giá trị sản phẩm.
Hiện tại, Apple thu hút khách hàng bằng những sản phẩm có thiết kế đẹp, đồng thời cũng đáp ứng cảm xúc của người mua. Thông điệp mà Apple luôn hướng đến “Think Different” đã cho người dùng thấy rằng thương hiệu này hướng đến sự sáng tạo và luôn tìm cách tạo ra sự kết nối cảm xúc với khách hàng.
“Think Different” - Chiến dịch quảng cáo vĩ đại nhất lịch sử Apple
Apple có thể được xem như một phần của nguyên mẫu The Creator. Cũng giống như những nhà ảo thuật, họ sử dụng sự đổi mới để biến ước mơ thành hiện thực. Apple truyền cảm hứng, giúp khách hàng biến ước mơ thành hiện thực thông qua những sản phẩm đột phá và sáng tạo. Apple muốn cho người dùng thấy rằng họ không chỉ "nghĩ khác" mà còn muốn khách hàng của họ "nghĩ khác".
So với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường các sản phẩm của Apple đang có giá cao hơn nhưng khách hàng của họ vẫn đang sẵn lòng để chi trả để được trải nghiệm. Bởi vì, khách hàng mục mục tiêu mà Apple hướng tới là những người dùng có thu nhập cao nhưng hoàn toàn không có sự nhận định nào về các yếu tố khác nhau như sở thích, đặc điểm nhân khẩu học,...
Hiện nay, nhiều công ty sử dụng giá cả như một yếu tố cạnh tranh, nhưng Apple đã bỏ qua tất cả các cuộc chiến giá cả và kiên định với chiến lược giá của mình.
Dù thu nhập bình quân của người dân Việt Nam thực sự không cao nhưng Việt Nam là một thị trường màu mỡ cho các hãng về công nghệ bởi người tiêu dùng luôn đầu tư cho sản phẩm họ sử dụng. Vì vậy, lượng tiêu thụ các sản phẩm công nghệ tại Việt Nam luôn rất lớn.
Người tiêu dùng Việt đổ xô mua iPhone tại một store của Việt Nam
Không ngoại lệ, iPhone hay các sản phẩm khác của Apple cũng nằm trong số đó, thậm chí luôn dẫn đầu. Chiến lược kinh doanh của Apple tại Việt Nam cũng nằm trong chiến lược toàn cầu của Apple. Mọi hoạt động của Apple đều có thể tiếp cận được với người tiêu dùng Việt Nam, tuy nhiên thị trường này vẫn còn nhiều hạn chế. Trước đây, hoạt động kinh doanh của Apple tại thị trường Việt Nam do bộ phận tại Thái Lan đứng đầu. Và sau này, thị trường Việt Nam vẫn chưa có tên trong bản đồ của Apple. Nói cách khác, thị trường Việt Nam trong cửa hàng của Apple mang tính tự phát hơn. Và đến năm 2014, Apple tách Việt Nam thành thị trường riêng. Tuy nhiên, so với các thị trường khác vẫn còn rất nhỏ.
Để trở thành một đế chế công nghệ lớn mạnh như bây giờ, Tập đoàn Apple đã trải qua biết bao thăng trầm, biến cố cùng thời gian. Apple luôn đi cố gắng đi đầu những công nghệ tiên tiến nhất để khách hàng có thể trải nghiệm công nghệ mới sớm nhất. Hy vọng qua bài viết trên đã chia sẻ với bạn những thông tin hữu ích về hành trình phát triển của Tập đoàn Apple.
>>> Xem nhiều bài học kinh doanh, kinh tế hữu ích: Kênh youtube KIEN THUC KINH TE official