Lợi nhuận ròng không phải là một khái niệm xa lạ trong các doanh nghiệp hiện nay bởi đây là thước đo phản ánh tới hiệu quả hoạt động kinh doanh và phần lợi nhuận của doanh nghiệp chính xác nhất. Vậy lợi nhuận ròng là gì? Cách tăng lợi nhuận ròng như thế nào? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Lợi nhuận ròng (còn có tên gọi khác là lợi nhuận sau thuế, thu nhập ròng, lãi ròng hoặc lãi thuần) là thước đo lợi nhuận sau khi hạch toán tất cả các chi phí và thuế của một liên doanh, tức là lấy tổng thu nhập trừ đi các khoản chi phí, lãi vay và thuế.
Lợi nhuận ròng thường xuất hiện ở lợi nhuận sau thuế và nằm ở dòng gần cuối cùng trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp và ở từng giai đoạn báo cáo sẽ tương ứng với một loại lợi nhuận khác nhau.
Lợi nhuận ròng là chính là lãi thuần của doanh nghiệp
Lợi nhuận ròng cho biết được tổng doanh thu mà các bộ phận mang lại cho doanh nghiệp có lớn hơn tổng chi phí đã chi ra hay không. Khi doanh nghiệp đang sinh lời có nghĩa là lợi nhuận ròng mang giá trị dương còn nếu doanh nghiệp đang làm ăn thua lỗ thì lợi nhuận ròng lại mang giá trị âm. Từ những số liệu đó, các nhà quản trị có thể đưa ra được những hoạt động, chiến lược phù hợp hơn với doanh nghiệp.
Lợi nhuận ròng là phần lợi nhuận cuối cùng mà doanh nghiệp thu về được. Với các doanh nghiệp cổ phần, căn cứ vào khoản tiền này để các cổ đông xem xét liệu có nên tiếp tục duy trì hay thay đổi ban lãnh đạo công ty.
Lãi ròng tác động tới sức khỏe của doanh nghiệp
>>> Tham gia cộng đồng kinh doanh lớn nhất Việt Nam: Vietnam Business News
Lợi nhuận ròng thường là thông số quan trọng để các nhà đầu tư, các nhà giao dịch dựa vào để xem xét khả năng sinh lời của doanh nghiệp trước khi quyết định rót vốn đầu tư vào doanh nghiệp. Nhưng không phải nhà đầu tư nào cũng sẽ chọn doanh nghiệp có lợi nhuận ròng dương để đầu từ mà họ còn nhìn nhận tiềm năng, sản phẩm của doanh nghiệp mới quyết định có nên đầu tư hay không.
Khi doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn, các ngân hàng sẽ quan tâm đến lợi nhuận ròng của doanh nghiệp đó. Đây là chỉ số thể hiện sự tin tưởng của ngân hàng với doanh nghiệp, lợi nhuận ròng càng cao thì khả năng khoản vay càng lớn.
Chi phí hoạt động là chi phí phục vụ cho hoạt động của doanh nghiệp. Đây là yếu tố quyết định trực tiếp đến lợi nhuận ròng. Khi các chi phí đạt con số tối thiểu và các chi phí được tối ưu thì lợi nhuận ròng có cơ hội đạt giá trị tối đa. Ngược lại, nếu không biết cách phân bổ ngân sách và chi tiêu hợp lý sẽ khiến giá trị lợi nhuận ròng bị giảm đi.
Doanh thu của doanh nghiệp bao gồm doanh thu bán từ hoạt động mua bán và cung cấp dịch vụ, doanh thu từ hoạt động tài chính và các hoạt động khác. Đây là yếu tố để tính ra lợi nhuận ròng nhưng doanh thu không quyết định con số cuối cùng để có thể xác định doanh nghiệp có thua lỗ hay không.
Biểu đồ doanh thu và lợi nhuận của một doanh nghiệp
>>> Xem thêm: Lợi nhuận gộp là gì? cách tính lợi nhuận gộp chính xác nhất
Thuế thu nhập của doanh nghiệp được thu theo quy định theo pháp luật nhà nước, không thể tăng giảm theo ý muốn. Các chi phí phát sinh không có đầy đủ chứng từ của doanh nghiệp có thể bị loại khi xác định thu nhập chịu thuế và làm tăng giá trị thuế phải đóng, nên doanh nghiệp cần lưu ý tránh những chi phí phát sinh trong quá trình đóng thuế.
Định giá sản phẩm sao cho cạnh tranh công bằng mà vẫn phải đảm bảo tăng lợi nhuận ròng tốt cho doanh nghiệp, đây luôn là thách thức lớn của các doanh nghiệp. Chỉ cần tăng hoặc giảm giá nhỏ thì cũng sẽ gây ra nhiều tác động đến lợi nhuận ròng. Vậy nên các doanh nghiệp cần lưu ý khi tăng hoặc giảm giá để có thể thu hút và giữ chân khách hàng của mình.
Trong doanh nghiệp, sẽ có những mặt hàng tạo ra lợi nhuận cao và cũng sẽ có những mặt hàng không còn sinh lợi nên doanh nghiệp cần phải phân tích và đánh giá để loại bỏ những mặt hàng không tạo ra lợi nhuận vì chúng sẽ tiêu tốn khá nhiều chi phí nhưng không mang lại lợi ích cho doanh nghiệp và giúp doanh nghiệp tối ưu chi phí tốt hơn.
Việc quản lý cẩn thận các mặt hàng tồn kho sẽ giúp bạn nhận biết sản phẩm nào tăng dòng tiền và cải thiện lợi nhuận ròng cho doanh nghiệp tốt hơn. Từ đó, có thể chọn lọc những sản phẩm nổi bật hơn để cải thiện lợi nhuận ròng của doanh nghiệp.
Hàng tồn kho lâu, không tiêu thụ được giúp doanh nghiệp biết được sản phẩm nào không được thị trường đón nhận
Thường xuyên kiểm tra rà soát các chi phí là việc đơn giản và quan trọng nhất trong kiểm soát lợi nhuận ròng của các doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể giảm giá vốn để giảm chi phí bằng cách thương lượng với các nhà cung cấp giá tốt hơn hoặc hủy các giao dịch không cần thiết.
Qua bài viết trên, chúng ta đã hiểu cơ bản khái niệm, vai trò của lợi nhuận ròng là gì và cách tăng lợi nhuận ròng như thế nào. Có thể thấy, lợi nhuận ròng là chỉ số đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc đánh giá các hoạt động của mỗi doanh nghiệp. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho những bạn đang kinh doanh hoặc có ý định đầu tư kinh doanh trong tương lai.
>>> Xem nhiều bài học kinh doanh, kinh tế hữu ích: Kênh youtube KIEN THUC KINH TE official