Quảng cáo
Biti's: Cách

Khái niệm về bản vị tiền tệ và những chế độ của bản vị tiền tệ trong lịch sử

Kinh doanh Cập nhật 20 tháng 11

Chúng ta đã quá quen với khái niệm về tiền tệ. Khi nhắc đến chúng, ta thường nghĩ ngay đến các tổ chức quản lý tiền tệ hiện nay. Vậy bản vị tiền tệ là gì, hãy cùng đọc hết bài viết để biết bản vị tiền tệ, và những chế độ bản vị tiền tệ trong lịch sử nhé.

Bản vị tiền tệ là gì?

Bản vị tiền tệ là yếu tố cốt lõi trong hệ thống tiền tệ của một quốc gia, đóng vai trò quyết định trong việc định giá đồng tiền. Bản vị tiền tệ có thể được xác định bằng ngoại tệ, sức sản xuất trong nước hay một kim loại. Có thể hiểu bản vị tiền tệ là nền tảng cho giá trị của đồng tiền.

Đơn vị tiền tệ là đại diện cho từng quốc gia, ở Việt Nam đơn vị tiền tệ là "đồng", ở Mỹ sẽ có “dollar”. Hay nước Nhật thì đơn vị tiền tệ là “jpy”, còn Hàn Quốc là “won”.

Công cụ lưu thông tiền tệ sẽ bao gồm phương tiện thanh toán như tiền giấy, tiền xu, tiền tín dụng. Hoặc các phương tiện khác cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình lưu thông, cũng như giao dịch tài chính.

Bản vị tiền tệ

Bản vị tiền tệ (Ảnh minh hoạ)

Những chế độ bản vị tiền tệ trong lịch sử

Chế độ đơn kim bản vị

Chế độ đơn kim bản vị là loại hình tiền tệ mà chỉ sử dụng duy nhất một kim loại như vàng hoặc bạc, có thể tự do được đúc thành đồng tiền. Chúng có khả năng được chấp nhận mà không có hạn chế. Tự do đúc tiền, đồng nghĩa với việc bất kỳ người dân nào cũng có thể chuyển đổi kim loại thành đồng tiền thông qua việc đưa chúng đến nơi sản xuất tiền.

Với chế độ đơn kim bản vị này có khả năng chấp nhận không có hạn. Việc này đồng nghĩa với việc người dân của quốc gia đó phải chấp nhận tiền kim loại này theo quy định, bất kể số lượng chúng có. Nếu một quốc gia sử dụng bạc làm kim loại cơ sở, hình thức này được gọi là đơn kim bản vị bạc. nước nào sử dụng vàng làm kim loại cơ sở, thì được gọi là đơn kim bản vị vàng.

Lúc đầu, nhiều quốc gia sử dụng bạc làm đơn vị cơ sở để đúc tiền, vì kim loại bạc lúc đó có nhiều hơn vàng. Giai đoạn này vàng có giá đắt đỏ, và có số lượng ít nên chưa thông dụng, đến sau này việc đúc vàng thành tiền trở nên phổ biến hơn do phát hiện được nhiều mỏ.

Chế độ lưỡng kim bản vị

Chế độ lưỡng kim bản vị là một hình thức tiền tệ sử dụng hai loại kim loại (vàng và bạc) để đúc thành đồng tiền. Chúng được chấp nhận mà không có hạn chế, và có quy định về giá trị pháp định giữa hai loại tiền tệ này.

Ví dụ trong quy định về giá trị của 2 kim loại ở nước Pháp vào năm 1914, quy định giá trị chính thức của 1 gram vàng bằng giá trị chính thức của 15,5 gram bạc. Chế độ lưỡng kim bản vị đã gây ra nhiều biến động cho  nền kinh tế vì 2 kim loại này có sự biến động về giá trên thị trường.

Năm 1792, nước Mỹ đã dùng chế độ lưỡng kim bản vị này, trong khoảng thời gian 42 năm sau, giá bạc bị giảm sút, và tỷ lệ chính thức giữa 2 kim loại này là 1 vàng = 15 bạc. Một thời gian sau, đồng tiền vàng đã không còn xuất hiện nữa, chỉ còn lại đồng tiền bạc có giá trị thấp hơn.

Bản vị tiền tệ: Chế độ lưỡng kim bản vị

Bản vị tiền tệ: Chế độ lưỡng kim bản vị (Ảnh minh hoạ)

Vào những năm 1848 và 1851, sản lượng vàng được phát hiện ở California và Australia. Đó cũng là lý do dẫn tới giá trị vàng bị giảm, giá trị bạc tăng, và dần không còn xuất hiện trên thị trường nữa. 

Năm 1867, sản lượng bạc tăng, và tiếp tục vòng tuần hoàn là giá trị bạc giảm, và chúng đã gây ra nhiều khó khăn với những quốc gia áp dụng chế độ lưỡng kim bản vị. Vì vậy mà các nước đã bãi bỏ chế độ này, và chuyển sang chế độ vàng.

Chế độ vàng biến thể

Cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, vàng làm bản vị tiền tệ chính. Cùng lúc đó, tiền giấy trở nên phổ biến, và chúng có thể hoán đổi cho nhau. Vì vậy mà đồng tiền vàng trở nên ít dần. Điều đó đã làm cho Châu Âu thay đổi từ bản vị vàng ban đầu sang một số hình thức khác như bản vị tiền vàng, bản vị vàng thoi, và bản vị hối đoái vàng.

Bản vị tiền vàng (tiếng anh là gold specie standard) là hệ thống chuyển đổi tiền giấy khả hoán thành vàng theo định nghĩa chính thức. Đối với bản vị vàng thoi, hay gọi là kim định bản vị (gold bullion standard), chúng yêu cầu một lượng tiền giấy nhất định để đổi thành vàng, và không tự do chuyển đổi trực tiếp.

Bản vị hối đoái vàng, hay gọi là kim hoàn bản vị (gold exchange standard), chúng yêu cầu sử dụng một đồng tiền trung gian để chuyển đổi tiền giấy thành vàng. Năm 1925, nước Anh thi hành chế độ bản vị vàng thoi, và nếu muốn đổi tiền giấy lấy vàng thì cần tối thiểu 1500 bảng Anh. Năm 1928, ở nước Pháp cũng thi hành chế độ này và cần ít nhất là 225.000 Franc. 

Bản vị tiền tệ: Chế độ vàng biến thể

Bản vị tiền tệ: Chế độ vàng biến thể (Ảnh minh hoạ)

Việc bỏ bản vị vàng đồng nghĩa chính phủ chấp nhận quy luật cung-cầu trong hình thành giá vàng. Ở Việt Nam, giá vàng thay đổi theo thị trường thế giới và quy luật cung-cầu. Đồng thời với việc mở cửa giao thương và mở rộng quan hệ thương mại quốc tế, giúp quy luật hình thành giá vàng ở Việt Nam có tác động. Sau khi hệ thống bản vị vàng tan rã, nhiều quốc gia chuyển sang hệ thống tỷ giá hối đoái thả nổi có quản lý. Tỷ giá hối đoái thả nổi có quản lý được hiểu là tỷ giá biến động theo mối quan hệ cung cầu trên thị trường và ngân hàng trung ương có can thiệp trên thị trường ngoại hối. (Thị trường ngoại hối là sử dụng một ngoại tệ chuyển đổi tự do để giao dịch)

Chế độ ngoại tệ bản vị

Chế độ ngoại tệ bản vị là  đơn vị tiền tệ của một quốc gia theo một ngoại tệ nhất định, thường là ngoại tệ mạnh. Chế độ này không liên kết với vàng và không có giá cố định chuyển đổi ra vàng. Đó chính là sự khác nhau giữa chế độ ngoại tệ bản vị với chế độ bản vị hối đoái vàng. Chế độ này có sự liên kết giữa những đơn vị tiền tệ với nhau theo giá trị chính thức đã cố định.

Đơn vị ngoại tệ mạnh được sử dụng như một tiêu chuẩn thanh toán trong giao dịch quốc tế. Các quốc gia theo chế độ này thường tích lũy dư ngoại tệ và đầu tư có lãi tại ngân hàng trung gian của quốc gia sử dụng đơn vị tiền tệ bản vị. 

Mặc dù lý thuyết cho phép đổi ngoại tệ theo định nghĩa chính thức, thực tế nhiều quốc gia thực hiện kiểm soát ngoại hối. Chế độ này phát triển nhanh chóng và trở nên phổ biến khi các quốc gia chuyển từ tiền giấy có thể hoán đổi sang sử dụng chế độ ngoại tệ bản vị.

Bản vị tiền tệ: Chế độ vàng biến thể (Ảnh minh hoạ)

Bản vị lương thực

Bản vị lương thực (Food Standard) có vai trò quan trọng trong việc phát triển xã hội và kinh tế. Sự thiết yếu của nguồn lương thực được công nhận rộng rãi, nó rất quan trọng với những nước phải trải qua thời kỳ đói kém.

Nhìn lại quá khứ ở Việt Nam, trong giai đoạn khan hiếm về nguồn lương thực nên chúng được đánh giá cao. Quan điểm về bản vị lương thực này là khi giá trị của đồng tiền được đảm bảo thì giá của lương thực được duy trì ở mức ổn định. Đó cũng chính là lý do tại sao bản vị lương thực được đề xuất bởi nhiều người.

Bản vị lương thực nêu rõ được tầm quan trọng của lương thực, nhưng không ảnh hưởng tích cực đến ngành nông nghiệp. Trên thực tế, giá lương thực được ổn định, hay giảm đi thì những mặt hàng khác (ngoài lương thực) vẫn tăng khi không quản lý kinh tế vĩ mô hợp lý. Điều này như tạo cơ hội lạm phát tiếp tục diễn ra, và tăng.

Một ví dụ như vào năm 1992, mặc dù giá lương thực đã giảm 11% nhưng giá chung tăng đến 13.5%. Điều đó đã chứng minh được rằng trong giai đoạn lạm phát có giá lương thực duy trì ổn định, tức là giá lương thực sẽ thấp hơn những loại hàng khác. Đồng nghĩa là đã tạo sự bất lợi với những sản phẩm nông nghiệp, và cũng làm giảm đi thu nhập của bà con nông dân.

Bản vị hàng hoá

Bản vị hàng hóa (Commodity Standard) là bản vị dùng đơn vị tiền tệ được liên kết với các loại hàng hóa, và đã được áp dụng ở nhiều nước chủ nghĩa xã hội theo mô hình kinh tế được điều phối từ trung ương. Nhờ hệ thống thương nghiệp, và hệ thống giá do nhà nước quản lý và quy định thì tiền sẽ được đảm bảo bằng các loại hàng hoá. Hình thức sử dụng tem phiếu sẽ được thực hiện trong hệ thống bản vị hàng hoá này.

 

Qua bài viết trên đã giúp bạn hiểu về khái niệm của bản vị tiền tệ, và những chế độ của bản vị tiền tệ trong lịch sử. Bạn có thể thấy việc lựa chọn một bản vị tiền tệ không đơn giản chỉ là những vấn đề kỹ thuật, mà còn thể hiện được giá trị quan điểm và chính trị giữa nhà nước với nhân dân.