Đầu tư tài chính được biết đến là có đa dạng kiến thức, chính vì vậy các nhà đầu tư phải không ngừng học hỏi và bổ sung kiến thức. Một trong những kiến thức mà chúng mình muốn chia sẻ với mọi người về hệ số CAR.
Hệ số an toàn vốn hay được gọi là hệ số CAR (Capital Adequacy Ratio) là tỷ lệ vốn của ngân hàng so với tài sản có trọng số rủi ro và nợ ngắn hạn của ngân hàng. Nó được quyết định bởi những ngân hàng trung ương và các cơ quan quản lý ngân hàng để ngăn việc các ngân hàng thương mại sử dụng đòn bẩy quá mức và mất khả năng thanh toán trong quá trình này.
Nói theo cách khác, hệ số an toàn vốn đo lường lượng vốn của một ngân hàng sở hữu theo tỷ lệ % trên tổng mức tín dụng của ngân hàng đó. Đối với các cơ quan quản lý ngân hàng thực thi tỷ lệ này nhằm đảm bảo kỷ luật tín dụng, bảo vệ người gửi tiền và tạo sự ổn định và hiệu quả trong hệ thống tài chính.
Hệ số CAR là hệ số dùng để xác định năng lực của ngân hàng trong việc đáp ứng các khoản nợ phải trả có thời hạn và những rủi ro khác như rủi ro thị trường, rủi ro tín dụng, rủi ro hoạt động và các rủi ro khác. Hệ số CAR được xem là thước đo lượng vốn sử dụng để hỗ trợ tài sản rủi ro của ngân hàng.
Vốn của ngân hàng đối với các rủi ro của ngân hàng là hình thức đơn giản nhất. Vốn của ngân hàng được ví là “tấm đệm” cho những tổn thất tiềm ẩn. Đồng thời bảo vệ người gửi tiền của ngân hàng hoặc những người cho vay.
>>> Bài được quan tâm: NỢ XẤU ( NPL) LÀ GÌ ? NGUYÊN NHÂN PHÁT SINH VÀ CÁCH PHÂN LOẠI
Để tính hệ số CAR chúng ta sẽ áp dụng công thức:
CAR = (Vốn cấp 1 + vốn cấp 2) / Tài sản có trọng số rủi ro
Trong đó:
Vốn cấp 1 hay còn được gọi là vốn cốt lõi gồm vốn tự có, vốn cổ phần thường, tài sản vô hình, dự phòng doanh thu đã được kiểm toán. Vốn cấp 1 được dùng để xử lý các khoản lỗ và không yêu cầu ngân hàng ngưng hoạt động.
Vốn cấp 1 là vốn có sẵn và nó dễ dàng bù đắp cho những khoản lỗ của ngân hàng và ngân hàng không phải ngừng hoạt động. Ví dụ điểm hình vốn cấp 1 của ngân hàng là vốn cổ phần thường.
Vốn cấp 2 gồm lợi nhuận giữ lại, dự trữ chưa được kiểm toán và dự phòng tổn thất chung. Loại vốn này sẽ hấp thụ các khoản lỗ trong trường hợp công ty ngưng hoạt động hoặc thanh lý.
Vốn cấp 2 là vốn có khả năng chịu lỗ khi ngân hàng gặp khó khăn. Chính vì vậy nó cung cấp mức độ bảo vệ thấp cho người gửi tiền và chủ nợ. Việc sử dụng vốn cấp 2 để xử lý các khoản lỗ khi một ngân hàng mất hết vốn cấp 1.
Tài sản có trọng số rủi ro được dùng để xác định số vốn tối thiểu mà ngân hàng và các tổ chức phải nắm giữ để giảm thiểu rủi ro mất khả năng thanh toán. Yêu cầu về vốn dựa theo những đánh giá rủi ro đối với từng loại tài sản ngân hàng.
Hệ số an toàn vốn rất quan trọng bởi nó được dùng để đảm bảo các ngân hàng có đủ khả năng để hấp thụ một lượng thiệt hại hợp lý trước khi ngân hàng đó vỡ nợ và mất tiền của người gửi tiền.
Đồng thời, hệ số CAR đảm bảo tính hiệu quả và ổn định của hệ thống tài chính của một quốc gia thông qua việc giảm nguy cơ ngân hàng mất khả năng thanh toán. Tóm lại, một ngân hàng có hệ số an toàn cao được xem là an toàn và có khả năng đáp ứng các nghĩa vụ tài chính của ngân hàng.
Trong quá trình xoay vòng, tiền của người gửi được ưu tiên hơn so với vốn của ngân hàng. Cũng chính vì vậy người gửi tiền sẽ có thể mất tiền gửi tiết kiệm nếu ngân hàng ghi nhận mức lỗ vượt quá số vốn mà ngân hàng có. Có thể nói hệ số CAR càng cao thì mức độ bảo vệ tài sản của người gửi tiền càng cao.
Đối với các thỏa thuận ngoại bảng, ví dụ như hợp đồng ngoại hối và bảo lãnh cũng có rủi ro tín dụng. Những khoản nợ này được đổi thành các số liệu tương đương về tín dụng và được tính theo tỷ lệ tương tự giống như các khoản dư nợ tín dụng nội bảng. Sau đó những khoản dư nợ tín dụng nội bảng và ngoại bảng sẽ được tổng hợp lại với nhau để có được mức tổng dư nợ tín dụng có trọng số rủi ro.
Tìm hiểu ưu điểm và nhược điểm của CAR
Hệ số an toàn vốn giúp các ngân hàng duy trì vốn dựa trên mức độ rủi ro của các khoản vay. Trường hợp nếu có 2 ngân hàng có cùng quy mô sổ cho vay nhưng mức độ rủi ro danh mục đầu tư khác nhau sẽ được yêu cầu để duy trì vốn ngân hàng tương ứng. Rủi ro càng nhiều thì vốn yêu cầu sẽ càng cao.
Hệ số này cũng giúp nhà đầu tư hiểu được rủi ro tổng thể của sổ chi vay của một ngân hàng.
Nhược điểm lớn của hệ số an toàn vốn là không thể tính được những tổn thất dự kiến có thể làm biến dạng nguồn vốn của ngân hàng trong bất kỳ cuộc khủng hoảng tài chính nào.
Hệ số CAR là thước đo rủi ro đối với các ngân hàng thương mại. Nó giúp các cơ quan quản lý, theo dõi sát sao mức độ rủi ro trong hoạt động cho vay của ngân hàng.
Tính đến hiện tại, tỷ lệ vốn tối thiểu trên tài sản có rủi ro là 8% theo Hiệp ước Basel II và 10.5% theo hiệp ước Basel III. Theo đó tỷ lệ an toàn vốn phải cao trên mức yêu cầu tối thiểu theo Basel II và Basel III.
Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu có vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo rằng các ngân hàng có đủ khả năng bù những khoản lỗ trước khi ngân hàng đó vỡ nợ và làm mất tiền của người gửi.
Ví dụ, ngân hàng XYZ có vốn cấp 1 là 10 triệu USD và vốn cấp 2 là 5 triệu USD. Ngân hàng có các khoản vay đã được tính trọng số và được tính là 50 triệu USD. Với tỷ lệ an toàn vốn của ngân hàng XYZ là 30% ((10 triệu USD + 5 triệu USD) / 50 triệu USD)).
Nhìn chung ngân hàng XYZ có tỷ lệ an toàn vốn cao và được đánh giá là an toàn. Điều này cũng chứng minh ngân hàng XYZ có ít khả năng mất thanh toán nếu có các khoản lỗ bất ngờ.
Hệ số khả năng thanh toán được dùng để đánh giá nợ của bất kỳ công ty nào
Cả 2 tỷ lệ là hệ số an toàn vốn và hệ số khả năng thanh toán đều mang đến những cách để đánh giá nợ của một công ty so với tình hình doanh thu. Đối với hệ số an toàn vốn được sử dụng để đánh giá các ngân hàng. Còn đối với hệ số khả năng thanh toán được sử dụng để đánh giá bất kỳ loại hình công ty nào.
Hệ số khả năng thanh toán được xem là thước đo đánh giá nợ có thể áp dụng cho bất kỳ loại hình công ty nào. Qua đó đánh giá được mức độ khả năng thanh toán các nghĩa vụ tài chính trong ngắn hạn và dài hạn của công ty. Hệ số khả năng thanh toán ở mức dưới 20% đồng nghĩa với khả năng vỡ nợ đang tăng lên.
Các nhà phân tích sẽ khuyên sử dụng hệ số khả năng thanh toán. Vì nó cung cấp cái nhìn toàn diện về tình hình tài chính của một công ty. Hệ số khả năng thanh toán đo lường dòng tiền thực tế chứ không phải thu nhập ròng.
Hệ số khả năng thanh toán sử dụng tốt nhất khi so với những doanh nghiệp tương tự trong cùng ngành. Một số ngành sẽ có xu hướng nợ nhiều hơn so với những ngành khác.
>>> Bài được quan tâm:THANH KHOẢN LÀ GÌ? Ý NGHĨA CỦA THANH KHOẢN TRONG CHỨNG KHOÁN