Quảng cáo
Biti's: Cách

THANH KHOẢN LÀ GÌ? Ý NGHĨA CỦA THANH KHOẢN TRONG CHỨNG KHOÁN

Kinh Tế Học Cập nhật 06 tháng 01

Thanh khoản là sự mua đi và bán lại của một tài sản. Đây là thuật ngữ được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành trong lĩnh vực tài chính. Tính thanh khoản còn mang một ý nghĩa khác tuỳ theo thời điểm, nhưng nó chỉ liên quan đến một thứ: tiền mặt.

1. Thanh khoản là gì? Ý nghĩa của tính thanh khoản

Ý nghĩa của tính thanh khoản Thanh khoản là nghĩa tiếng Việt khi phiên âm ra của từ gốc tiếng Anh Liquidity (nghĩa gốc là tính nhớt) . Tính thanh khoản trong ngành tài chính thường dùng để mô tả sự luân chuyển của một sản phẩm/tài sản nào đó được mua/bán trên thị trường khi giá thị trường của nó không bị thay đổi nhiều. Nói một cách dễ hiểu hơn, tính thanh khoản là khái niệm đề cập đến sự chuyển đổi sang tiền mặt của một loại tài sản hoặc sản phẩm.

              >>> Tham gia cộng đồng kinh doanh: Vietnam Business News

Ý nghĩa của tính thanh khoản: Đánh giá được tình hình thanh khoản của tài sản sẽ giúp các nhà cung cấp, nhà đầu tư, ngân hàng và doanh nghiệp có nhiều ích lợi sau:

Ý nghĩa đối với doanh nghiệp: 

Đánh giá được tính thanh khoản của doanh nghiệp thì ban lãnh đạo sẽ nhìn ra rõ những khó khăn và có hướng giải quyết thích hợp.

Tính thanh khoản giúp doanh nghiệp nhận thức rõ những nguy cơ tiềm tàng và có hướng xử lý phù hợp, qua đó đảm bảo thanh toán các khoản nợ đúng kỳ hạn và giữ vững lòng tin trong mắt nhà đầu tư, cổ đông.

Ban giám đốc sẽ đưa được ra những giải pháp quản lý thích hợp nhằm tối ưu hoá nguồn vốn, đảm bảo tính thanh khoản và nâng cao dòng tiền ổn định, linh hoạt. Ngoài các giải pháp quản trị kết hợp do ban giám đốc đề ra nhằm tối ưu hoá nguồn lực tài chính thì tính thanh khoản của doanh nghiệp cũng được nâng cao. T

rong bối cảnh tình hình doanh nghiệp trở lên khó khăn thì việc nhận biết được tính thanh khoản sẽ giúp cải thiện và mở ra cơ hội mới cho đầu tư nâng cao dòng tiền hiệu quả.

 

Ý nghĩa đối với nhà đầu tư, chủ nợ của doanh nghiệp, ngân hàng:

Đánh giá được tình hình thanh khoản của 1 doanh nghiệp sẽ giúp nhà đầu tư, bên cho vay có thể nhận diện được rủi ro về mặt thanh khoản, từ đó có thể cân nhắc và đưa ra quyết định đầu tư, cho vay đúng đắn.

Với các doanh nghiệp đang có nợ ngân hàng, phải thanh lý tài sản để chi trả cho khoản nợ, ngân hàng có thể giúp doanh nghiệp bằng hình thức cho thế chấp tài sản.

2. Xếp loại tài sản theo tính thanh khoản

Trong nghiệp vụ kế toán, người ta xếp loại tài theo tính thanh khoản từ cao – thấp thành 5 loại như sau:

Tiền mặt: loại tài sản có tính thanh khoản cao nhất

- Đầu tư ngắn hạn

- Khoản phải thu

- Ứng trước ngắn hạn

- Hàng tồn kho

Trong đó, tiền mặt là loại có tính thanh khoản cao nhất, luôn luôn được dùng để thanh toán, lưu thông, tích trữ trực tiếp. Hàng tồn kho là loại tài sản có tính thanh khoản thấp nhất do phải trải qua 2 giai đoạn phân phối và tiêu thụ sau đó chuyển thành khoản phải thu, sau 1 thời gian mới được chuyển thành tiền mặt.

3. Tính thanh khoản trong chứng khoán

Ngoài 5 loại tài sản được nêu ở phần trên, thì chứng khoán cũng là một loại tài sản có tính thanh khoản Tính thanh khoản trong chứng khoán chỉ ra khả năng chuyển đổi từ tiền mặt sang chứng khoán và ngược lại từ chứng khoán sang tiền mặt.

Tính thanh khoản trong chứng khoán

Thanh khoản trong chứng khoán cao thì sẽ thu hút nhiều nhà đầu tư

Khái niệm thanh khoản trong chứng khoán

Tính thanh khoản của chứng khoán là những chứng khoán đã có sẵn trên thị trường. Chứng khoán được mua và bán rất dễ dàng, giá của chứng khoán cũng có tính ổn định, đặc biệt còn có khả năng cao giúp phục hồi nguồn vốn đầu tư nguyên thủy. 

Khả năng thanh khoản của chứng khoán chính là một trong những đặc điểm hấp dẫn đối với các nhà đầu tư, bởi họ có thể chuyển đổi chứng khoán thành tiền mặt bất kỳ lúc nào họ muốn.

Rủi ro thanh khoản chứng khoán

Bất kỳ hình thức đầu tư nào cũng đều tiềm ẩn rủi ro, đối với thị trường chứng khoán, nhà đầu tư nên xem xét tới khả năng bán lại trước khi đáo hạn để tái tạo nguồn vốn đầu tư ban đầu. Nếu một sản phẩm chứng khoán có khả năng tái tạo kém, tức là khó tìm được người mua hoặc phải bán thấp hơn giá mua, nhà đầu tư sẽ phải gánh chịu những tổn thất tài chính – điều này chính là rủi ro.

Rủi ro thanh khoản chứng khoán

Những rủi ro thanh khoản mà nhà đầu tư có thể gặp phải

Nói một cách chi tiết hơn, thanh khoản trong chứng khoán được đo lường bằng 2 tiêu chí: thời gian và chi phí chuyển đổi thành tiền mặt. Khi nhà đầu tư mất nhiều thời gian và chi phí để có thể thu hồi vốn đầu tư thì đó là rủi ro

Yếu tố ảnh hưởng tới thanh khoản trong chứng khoán

Có một vài nhân tố là nguyên nhân ảnh hưởng tới tính thanh khoản của chứng khoán nhà đầu tư cần biết để giúp xem xét được mức độ thanh khoản của cổ phiếu trong tương lai:

Có một mối liên quan chặt chẽ giữa chỉ số P/E và tính thanh khoản của chứng khoán. P/E thể hiện kết quả kinh doanh và tình hình tài chính của doanh nghiệp. Những cổ phiếu giao dịch sôi động nhất chính là những cổ phiếu P/E cao hơn mức trung bình của thị trường. 

Các chính sách, quy định của Nhà nước cũng có tác động tới tính thanh khoản. Nếu chính sách giúp nền kinh tế có cơ sở phát triển tốt, thì tính thanh khoản sẽ cao. Ngược lại, nếu chính sách hạn chế hoặc làm thị trường chứng khoán lao dốc thì tính thanh khoản sẽ giảm.

Tâm lý của nhà đầu tư cũng là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới tính thanh khoản. Các nhà đầu tư được chia thành các phân khúc như đầu tư ngắn, trung và dài hạn. Đại đa số nhà đầu tư ngắn hạn sẽ chịu nhiều biến động và phụ thuộc vào thị trường, từ đó cũng ảnh hưởng tới tính thanh khoản của chứng khoán. 

>>>Xem thêm: TOP 10 QUỸ ĐẦU TƯ UY TÍN VÀ LỚN NHẤT VIỆT NAM

4. Bẫy thanh khoản là gì?

Bẫy thanh khoản là hiện tượng xảy ra khi Ngân hàng Trung ương ra quyết định kích thích kinh tế bằng việc bơm tiền nhưng không thành công do cầu tiền trên thị trường không có. Trong tình huống này, lãi suất hạ thấp gần mức 0 khiến mọi người có xu hướng để tiền mặt tiết kiệm nhiều hơn là đầu tư. Nền kinh tế rơi vào suy thoái do chính sách tiền tệ mở rộng mất đi tác dụng mong muốn. Bẫy thanh khoản trong tiếng Anh gọi là Liquidity Trap.

Bẫy thanh khoản là gì?

Nhà đầu tư nên lưu ý về những bẫy thanh khoản trong chứng khoán

Nhận diện bẫy thanh khoản như thế nào?

Để nhận diện được bẫy thanh khoản thường dựa vào 3 dấu hiệu sau:

Lãi suất danh nghĩa tiến gần hoặc bằng 0: Khi lãi suất quá thấp trong một thời gian, nhà đầu tư sẽ đánh giá rằng lãi suất không thể tăng lên, do vậy họ có xu hướng chuyển sang  nắm giữ tiền mặt hơn là đầu tư hoặc mua trái phiếu.

Chính sách tiền tệ không có hiệu quả: Các chính sách nới lỏng tiền tệ hoặc bơm tiền cho nền kinh tế của Ngân hàng nhà nước cũng không cải thiện được tình hình. Do người dân hoặc doanh nghiệp không có niềm tin và nhu cầu để gia tăng các khoản vay trong bối cảnh suy thoái kinh tế dù lãi suất đang thấp và các ngân hàng thương mại cũng không muốn tăng nợ xấu.

Giảm phát xảy ra: Khi xuất hiện bẫy thanh khoản, lãi suất danh nghĩa tiến dần về 0, nguồn cung tiền không thể chuyển thành nguồn cho đầu tư. Chính sách tiền tệ mất đi tác dụng vốn có, người dân trở nên thận trọng hơn trong việc chi tiêu. Lúc này, lượng cầu trong kinh tế cũng giảm, dẫn tới hiện tượng giảm phát.

Phương pháp tránh rủi ro thanh khoản trong chứng khoán

Những rủi ro có thể xảy ra trong thị trường chứng khoán đã được đề cập tới ở phần trên của bài viết, để giảm thiểu những rủi ro thanh khoản trong chứng khoán nhà đầu tư cần tìm hiểu kĩ các phương thức đầu tư an toàn và lựa chọn phù hợp.

Đa dạng hóa danh mục: Không nên bỏ hết trứng vào một giỏ là lời khuyên mà mọi nhà đầu tư cần thuộc nằm lòng. Nhà đầu tư nên chọn nhiều cổ phiếu của các công ty thuộc các ngành khác nhau để giảm rủi ro.

Nên đầu tư dài hạn: Khác với những nhà đầu tư theo trường phái đầu cơ, với các nhà đầu tư chuyên nghiệp thì đây là phương pháp được ưu tiên lựa chọn. Nhà đầu tư cần tích lũy kiến thức, kiên nhẫn và dám mạo hiểm, tránh để cảm xúc chi phối để theo đuổi mục tiêu dài hạn. 

Tuân thủ nguyên tắc, kỷ luật: Mỗi một nhà đầu tư nên tạo cho mình một bộ nguyên tắc riêng và tuân thủ nghiêm túc để tránh lỗ.

Theo dõi thông tin và biến động thị trường: Luôn theo dõi thông tin, biến động của thị trường chứng khoán cũng như biến động của thị trường kinh tế để tránh những rủi ro liên quan hệ thống mang lại. Biến động thị trường diễn ra thường xuyên và không thể dự đoán, vì vậy đừng quên cập nhật để có được quyết định kịp thời.

Tính thanh khoản là một trong những vấn đề thực sự quan trọng trong lĩnh vực tài chính nói riêng và chứng khoán nói chung. Nhà đầu tư cần nắm được kiến thức và biết cách phân tích để phòng ngừa rủi ro khi tham gia đầu tư chứng khoán.

>>>Xem thêm: ĐẦU CƠ LÀ GÌ? ĐIỂM KHÁC BIỆT GIỮA ĐẦU TƯ VÀ ĐẦU CƠ