Quảng cáo
Biti's: Cách

CPI LÀ GÌ? Ý NGHĨA VÀ CÁCH TÍNH CHỈ SỐ GIÁ TIÊU DÙNG CPI ĐƠN GIẢN

Kinh Tế Học Cập nhật 27 tháng 11

Chúng ta thường xuyên nghe nhắc đến chỉ số CPI trong những chương trình tin tức, báo chí về kinh tế. Đây là một chỉ số quan trọng và được quan tâm bởi những nhà kinh tế nói riêng và đối với cả một quốc gia nói chung. Vậy CPI là gì và có tầm ảnh hưởng như thế nào với nền kinh tế, hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé!

thumb.png

CPI là gì?

cpi-la-gi.png

Chỉ số giá tiêu dùng - Consumer Price Index (hay viết tắt là CPI) là chỉ số mức giá tiêu thụ trung bình cho giỏ hàng hóa hay dịch vụ của một người. Chỉ số biểu hiện sự thay đổi về giá cả của hàng hóa, dịch vụ theo thời gian có đơn vị tính là phần trăm.

CPI được sử dụng để đo lường giá cả trong các lĩnh vực thực phẩm và đồ uống, nhà ở, quần áo, phương tiện vận chuyển, dịch vụ y tế, giáo dục và truyền thông, hàng hóa, giải trí và các dịch vụ khác.

Ý nghĩa của chỉ số CPI

y-nghia-cpi.png

Chỉ số giá tiêu dùng như một quy chuẩn biểu hiện tương đối mức độ biến động của giá bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng trong sinh hoạt của người dân. Bởi vậy, những nhà kinh tế dựa vào CPI để theo dõi sự thay đổi chi phí sinh hoạt của người dân qua từng tháng, từng năm. Chỉ số tiêu dùng tăng cao đồng nghĩa với việc mức giá trung bình của hàng hóa, dịch vụ tăng. Và ngược lại, giá trung bình của hàng hóa và dịch vụ giảm thì chỉ số CPI giảm.

Ngoài ra, sự biến động của CPI còn có thể gây ra lạm phát hoặc giảm phát. Từ đó làm suy sụp cả một nền kinh tế, gây ra tình trạng suy thoái toàn cầu và thất nghiệp trên diện rộng, kéo theo nhiều tệ nạn xã hội. Và khi giá cả tăng tới mức không thể kiểm soát nổi thì lạm phát sẽ trở thành siêu lạm phát.

                     >>>Bạn sẽ quan tâm: Đầu tư gì khi lạm phát là tốt nhất

Cách tính chỉ số giá tiêu dùng CPI

cach-tinh-cpi.png

- Cố định giỏ hàng: Thông qua việc khảo sát và nghiên cứu thị trường sẽ xác định được giá trị của hàng hóa và dịch vụ tiêu biểu, thiết yếu người dùng thường xuyên chi trả.

- Xác định giá cả: Sau khi xác định được những sản phẩm, giá trị của mỗi hàng hóa sẽ được thống kê trong một thời gian cố định.

- Tính chi phí mua giỏ hàng hóa/ dịch vụ: Dựa vào bảng thống kê giá, chúng ta tính tổng số tiền phải chi trả cho một giỏ hàng hoặc dịch vụ bằng công thức: số lượng hàng hóa x giá cả của từng loại hàng hoá rồi sau đó cộng lại.

- Tính chỉ số giá tiêu dùng CPI cho các năm dựa theo công thức:

chi-so-gia-tieu-dung.jpg

- Tính chỉ số lạm phát theo thời kỳ:

chi-so-lam-phat.jpg

- Ví dụ minh họa:

vi-du-minh-hoa.jpg

Các vấn đề đặt ra khi tính toán chỉ số CPI

cac-van-de-khi-tinh-cpi.png

- Chỉ số CPI có khả năng phản ánh cao hơn thực tế: Trong thực tế với sự xuất hiện nhiều sản phẩm trên cùng một mặt hàng, việc cố định giỏ hàng hóa hoặc dịch vụ sẽ không được chính xác. Nếu hàng hóa hay dịch vụ trong giỏ hàng cố định có xu hướng tăng, người tiêu dùng sẽ nhanh chóng thay đổi sản phẩm khác với mức giá thấp hơn. Và dẫn đến chỉ số CPI sẽ phản ánh cao hơn so với thực tế.

- Không phản ánh được sự xuất hiện của các mặt hàng mới: Trong một thị trường mở như hiện nay, các công ty thường xuyên cho ra mắt sản phẩm dành cho nhiều phân khúc khách hàng, cũng như có sự cạnh tranh về giá với đối thủ. Tuy vậy, khi tính toán chỉ số giá tiêu dùng, chúng ta buộc phải cố định giả hàng hóa/ dịch vụ và không thể cập nhật thêm những sản phẩm mới. Vì thế lúc này, chỉ số CPI không phản ánh kịp thời sự xuất hiện của những mặt hàng mới, lượng mua cao.

- Không phản ánh được sự thay đổi của chất lượng hàng hóa: Trong trường hợp sản phẩm trong giỏ cố định có xu hướng tăng giá đồng thời chất lượng hàng cũng tăng theo tỉ lệ thuận hoặc tăng vượt mức giá thành, thì sản phẩm đó không được xét vào sản phẩm tăng. Đối với thị trường khó tính như hiện nay, chất lượng sản phẩm được các công ty chú trọng và thường xuyên cải thiện và nâng cao. Vì lý do này, khi tính toán CPI chúng ta sẽ gặp phải tình trạng phóng đại mức giá và không phản ánh được sự thay đổi của chất lượng hàng hóa.

                  >>> Bạn sẽ quan tâm: KIEN THỨC LẠM PHÁT A-Z

Tác động của CPI đến nền kinh tế

tac-dong-cua-cpi.png

Khi chỉ số CPI giảm đồng nghĩa với giá trị giỏ hàng hóa cố định (hay giá cả hàng hóa/ dịch vụ) giảm. Khi đó, chúng ta hiểu rằng nếu thu nhập của người dân không đổi, thì họ sẽ có cơ hội cải thiện mức sống, và nâng cao chất lượng đời sống hằng ngày.

Ngược lại, khi chỉ số tiêu dùng tăng cao sẽ phản ánh rằng giá cả sản phẩm đang có xu hướng tăng. Điều này ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống sinh hoạt của người dân. Họ phải chi trả nhiều hơn cho việc mua sắm nhu yếu phẩm, trong khi mức thu nhập thì không được cải thiện.

Một số hạn chế của chỉ số CPI

han-che.png

Chỉ số CPI không áp dụng cho tất cả các nhóm dân cư, mà chỉ dựa trên nhu cầu chi tiêu cho một giỏ hàng hóa cố định ở vùng thành thị. Do đó, CPI không biểu thị đúng về giá hàng hóa tại một số vùng nông thôn và khu vực miền núi. Và vì nhu cầu mỗi vùng miền, khu vực dân cư hoàn toàn khác nhau, thế nên việc phản ánh mức giá tiêu thụ của một hoặc một vài khu vực không là chỉ số khách quan để đánh giá chung cho cả một quốc gia.

Bên cạnh đó, CPI chỉ tập trung vào nhu cầu mua sắm của một cá thể nên sẽ có rất nhiều hạn chế do mỗi người nhu cầu mua hàng sẽ khác nhau. Tăng hay giảm giá cả đều bị tác động khá mạnh bởi môi trường xung quanh, nhưng CPI lại không đề cập đến vấn đề này. Ví dụ như khi xảy ra thiên tai hoặc dịch bệnh, một số mặt hàng nhu yếu phẩm trở nên rất hiếm hoi. Và do cung không đáp ứng đủ cầu nên giá thành buộc phải tăng và thay đổi liên tục.

 

             >>> Xem thêm: Phân biệt các loại thuế

            >>> Tham gia cộng đồng kinh doanh: Vietnam Business News