Quảng cáo
Biti's: Cách

B2C LÀ GÌ? CÁC MÔ HÌNH B2C PHỔ BIẾN NHẤT TẠI VIỆT NAM

Kinh Tế Học Cập nhật 19 tháng 11

B2C là gì? Các mô hình kinh doanh B2C phổ biến tại Việt Nam

B2C thực chất rất phổ biến và chúng ta có thể bắt gặp mô hình này ở bất cứ đâu tại Việt Nam. Hiện nay, B2C được phát triển và mở rộng ở khắp các lĩnh vực hoạt động kinh doanh. Vậy, B2C là gì? Có những mô hình B2C phổ biến nào? EK sẽ cung cấp cho các bạn một số thông tin về mô hình B2C trong nội dung bài viết dưới đây. Cùng theo dõi nhé!

Mô hình kinh doanh B2C là gì?

B2C là viết tắt của từ gì? B2C là viết tắt của thuật ngữ tiếng anh Business to Customer, mô tả hoạt động trao đổi, mua bán hàng hóa giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng cuối cùng. Nói cách khác, B2C là mô hình chuyên về lĩnh vực bán lẻ. Cơ chế của B2C khá đơn giản, doanh nghiệp trực tiếp bán hàng hóa/ dịch vụ cho cá nhân tiêu dùng.

Để hiểu rõ hơn về B2C, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về một số đặc điểm của mô hình này:

  • Doanh nghiệp hoạt động theo mô hình B2C sẽ có những tương tác, tư vấn và tiếp cận trực tiếp với khách hàng.
  • Một số hoạt động B2C truyền thống có thể kể đến là: cửa hàng tạp hóa, siêu thị, chợ, trung tâm thương mại… Bên cạnh đó, B2C trong lĩnh vực thương mại điện tử sẽ thông qua các kênh như chợ điện tử, shop bán hàng online…
  • B2C cung cấp tất cả các loại hàng hóa, dịch vụ (trừ các mặt hàng cấm) tới tay người tiêu dùng.
  • Các chiến lược marketing phù hợp để giữ chân và mở rộng đối tượng khách hàng đóng vai trò quan trọng trong mô hình B2C.

 

Lợi ích mà B2C mang lại là gì?

Vậy, khi áp dụng mô hình B2C, doanh nghiệp/ người bán sẽ có được những lợi ích gì?

  • Đầu tiên, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy rằng, mô hình B2C giúp tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp. Các chi phí ở đây liên quan đến nhân lực, điện nước, chi phí thuê mặt bằng…
  • Đối tượng khách hàng mục tiêu rộng: Điều này thể hiện rõ ràng nhất khi bạn bán hàng online. Chúng kết nối khách hàng trên cả nước thậm chí toàn cầu.
  • Rút ngắn khoảng cách giữa người mua và người bán: Thông qua các cuộc trao đổi trực tiếp, người bán sẽ hiểu được về các nhu cầu và mong muốn của khách hàng.
  • Chu kỳ bán hàng ngắn: Chu kỳ ngắn đồng nghĩa với việc quay vòng vốn nhanh, bạn sẽ thấy được lợi nhuận ngay trước mắt. Bằng cách này, bạn không cần phải bỏ ra một số vốn quá lớn nhưng vẫn có thể kinh doanh. Tất nhiên, hãy lựa chọn mặt hàng phù hợp với khả năng tài chính của mình nhé.  

Các mô hình B2C phổ biến tại Việt Nam

Với mỗi một mặt hàng sẽ có một mô hình B2C phù hợp. Dưới đây, chúng tôi sẽ tổng hợp lại 5 mô hình B2C phổ biến như sau:

Mô hình Business to Customer – Người bán hàng trực tiếp

Đây là mô hình B2C phổ biến nhất tại Việt Nam. Thực chất, mô hình này đã ra đời từ rất lâu, xuất phát điểm chính là những hoạt động trao đổi, giao dịch giữa người mua và người bán. Ngày nay, B2C theo hình thức này được hiểu là các nhà bán lẻ trực tuyến. Nhà cung cấp ở đây có thể là doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ hoặc chỉ đơn giản là phiên bản trực tuyến của các cửa hàng tạp hóa. 

mô hình b2c

Mô hình người bán hàng trực tiếp

B2C trung gian qua các kênh trực tuyến

Trung gian qua các kênh trực tuyến nở rộ vào khoảng 5 năm trở lại đây và chính thức bùng nổ trong thời gian dịch covid diễn biến phức tạp. Chúng ta nói như vậy là hoàn toàn có cơ sở. Hãy nhìn cách Shopee, Lazada và Tiki tạo ra lợi nhuận khủng. Có thể nói, so với hình thức B2C truyền thống thì B2C trung gian đang dần chiếm ưu thế hơn hẳn và tương lai rất có thể sẽ thay thế phần lớn mô hình người bán hàng trực tiếp. 

Business to Customer dựa vào quảng cáo

Sử dụng quảng cáo để thu hút khách hàng vào website bán hàng của mình là đặc thù của mô hình này. Mô hình sử dụng công cụ SEO để tăng thứ hạng tìm kiếm ở Google và thu hút thêm nhiều lượt truy cập miễn phí.

Mô hình kinh doanh B2C dựa trên cộng đồng

Các cộng đồng mạng xã hội được xây dựng trên các sở thích của một nhóm đối tượng khách hàng tiềm năng. Dựa vào yếu tố này mà các nhà kinh doanh tiếp cận được người tiêu dùng, sử dụng các hình thức quảng cáo và tiếp thị phù hợp với mục tiêu. Một số nền tảng xã hội có số lượng người sử dụng nhiều nhất là Facebook, Instagram…

Facebook là nền tảng mạng xã hội mà nhiều nhà kinh doanh B2C muốn khai thác

Mô hình B2C dựa trên tính phí

Mô hình này được xây dựng dựa trên sự trả phí sản phẩm. Bên cạnh đó, người tiêu dùng cũng được trải nghiệm miễn phí một phần dịch vụ. Tuy nhiên, để sử dụng các dịch vụ một cách đầy đủ và cao cấp hơn thì khách hàng cần phải trả phí cho nhà cung cấp. Netflix chính là website nổi tiếng thực hiện theo mô hình này. 

Sự khác biệt giữa mô hình B2C và mô hình B2B

Chắc hẳn, chúng ta đã nhận thấy những khác biệt rõ ràng giữa mô hình B2C và mô hình B2B. Hãy cùng chúng tôi điểm lại một số khía cạnh khác nhau giữa hai mô hình kinh doanh này:

  • Thứ nhất, về đối tượng khách hàng: Khách hàng trên thị trường B2C là người tiêu dùng cuối cùng, là các cá nhân nhỏ lẻ. Trong khí đó, ở thị trường B2B, khách hàng là các doanh nghiệp, tổ chức.
  • Thứ hai, về khối lượng hàng hóa giao dịch: B2C phục vụ các nhu cầu cá nhân nhỏ lẻ nên khối lượng và số lượng hàng hóa ít hơn nhiều so với B2B.
  • Thứ ba, về quy trình mua bán, giao dịch: Mô hình B2C có quy trình đơn giản, người bán đưa hàng, khách hàng trả tiền và nhận hàng. Ở B2B, quy trình giao dịch phức tạp, bao gồm báo giá, đàm phán, ký kết hợp đồng, bàn giao sản phẩm, nghiệm thu, thanh lý…
  • Thứ tư, giá trị hàng hóa, dịch vụ: Do B2C mua bán với khối lượng sản phẩm ít nên giá trị hàng hóa tương đương nhỏ. Ngược lại, B2B khối lượng giao dịch nhiều đồng nghĩa với việc giá trị hàng hóa lớn.
  • Thứ năm, về cách thức tiếp cận khách hàng: B2C có tỷ lệ chuyển đổi cao hơn. B2B lại cần chất lượng sản phẩm và khả năng thuyết phục khách hàng. 
  • Thứ sáu, điều kiện tạo nên uy tín thương hiệu: B2C dựa vào khuyến mại, quảng cáo, tiếp thị. B2B dựa vào mối quan hệ lâu dài, tương hỗ lẫn nhau.

b2c là gì

Sự khách biệt giữa B2C và B2B

Bí quyết để trở thành người bán hàng B2C chuyên nghiệp

Mô hình B2C là giai đoạn cuối cùng đưa sản phẩm tới tay người tiêu dùng. So với thị trường B2B thì B2C có sự cạnh tranh khốc liệt hơn. Chính vì vậy, để trở thành người bán hàng B2C chuyên nghiệp, các bạn cần phải đáp ứng một số tiêu chí tối thiểu sau đây:

  • Saler cần phải có kỹ năng giao tiếp tốt và xử lý kịp thời các tình huống bất ngờ trong quá trình bán hàng. Ngoài ra, thái độ phục vụ của người bán hàng cũng rất quan trọng. Với thái độ niềm nở, thân thiện, bạn sẽ giúp các khách hàng dễ dàng đưa ra quyết định thanh toán hơn.
  • Người bán cần phải có kiến thức và hiểu về các sản phẩm mình đang bán. Điều này sẽ tạo được lòng tin cho khách hàng đồng thời có những tư vấn đúng đắn khi khách hàng có những băn khoăn về việc lựa chọn sản phẩm.
  • Hiểu được tâm lý khách hàng là cách để tạo ra lượng chuyển đổi tốt. Thay vì sử dụng các phương pháp quảng cáo không hiệu quả thì đánh vào tâm lý người mua hàng, chắc chắn, bạn sẽ có được doanh số như mong đợi. 

Đối với một doanh nghiệp thì việc lựa chọn đúng mô hình kinh doanh đóng vai trò vô cùng quan trọng bởi chúng quyết định đến doanh thu và lợi nhuận. Hy vọng bài viết về B2C là gì trên đây của EK sẽ giúp các bạn có thêm những thông tin hữu ích. Chúc các bạn vui vẻ!