Quảng cáo
Biti's: Cách

[Từ A - Z] Tập đoàn Hyundai - Một trong những đế chế sản xuất ô tô của thế giới

Chuyện kinh doanh Cập nhật 28 tháng 02

Khi nhắc đến công ty nào sản xuất ô tô lớn nhất tại Hàn Quốc, chúng ta không thể không nhắc đến tập đoàn Hyundai. Được thành lập vào năm 1967 bởi ông Chung Ju Young, người đã gắn liền với câu nói “Không bao giờ thất bại, tất cả chỉ là thử thách”. Dưới sự điều hành của chủ tịch tập đoàn Hyundai - Chung Ju Young thời bấy giờ, tập đoàn Hyundai đã hình thành và phát triển vượt bậc. Vào năm 2022, tập đoàn Hyundai là công ty sản xuất ô tô lớn thứ 3 trên Thế Giới.

Ý chí và quyết tâm của chủ tịch tập đoàn Hyundai Chung Ju-yung

Ông Chung Ju-Yung sinh ngày 25/11/1915 tại Asan thuộc Tongchon (CHDCND Triều Tiên), ông là con cả trong một gia đình nghèo 8 người con. Trình độ học vấn của ông chỉ dừng lại ở bậc tiểu học, khi cha của Chung Ju-Yung cho ông nghỉ học và có mong muốn con mình trở thành một nông dân giỏi.

Trong cuốn hồi ký của mình, ông Chung Ju-Yung đã chia sẻ: “Ngay từ nhỏ, ngày nào cũng vậy, cứ đúng 4 giờ sáng là cha đánh thức tôi dậy và dẫn ra đồng. Đến nơi thì mặt trời cũng vừa ló dạng. Thế là tôi bắt đầu ngày làm ruộng vất vả ngoài đồng mà chẳng lúc nào ngơi nghỉ. Tuy chỉ là cảm nhận của một đứa trẻ nhưng tôi cũng hiểu được nghề nông chẳng mang lại bao nhiêu lợi ích so với công sức cực nhọc bỏ ra. Tôi thở dài và tự hỏi, chẳng lẻ cả đời mình sẽ sống cuộc sống thế này” - ông đã chia sẻ nỗi lòng của mình thông qua cuốn sách.

Tập đoàn Hyundai

Ông Chung Ju-yung và câu nói gắn liền với ông

Vì không chịu đựng được cuộc sống cam cam chịu, khổ cực nên ông Chung đã trốn nhà và đi xuống miền nam để tìm một hướng đi cho tương lai của mình. Lần đầu tiên trốn nhà cùng với một người bạn, phải lên thành phố ở một nơi khá xa nên ông phải đi xin cơm để bắt đầu cuộc sống mới.

Vận may đã mỉm cười với ông cùng người bạn của mình, họ đã được nhận làm công nhân xây dựng đường xe lửa Bình Nhưỡng-Gowon. Ý đồ gom góp tiền để đi Seoul thực hiện chưa được bao lâu thì cha của ông đã tìm thấy và đưa về nhà.

Mặc dù trở về nhà nhưng ông vẫn bực tức trong lòng:” Những đồng tiền quý giá mà mình làm được chẳng là bao nhưng đó chính là công sức của chính mình. Nếu có thể cho mình tiếp tục công việc thì mình có đủ tự tin để khám phá cái thế giới mới mẻ và rộng lớn bao la này”.

Tiếp tục trốn nhà lần thứ 2, ông đã bị một người đàn ông lừa hết tiền vì ông tin rằng gã đàn ông đó sẽ kiếm cho ông một công việc trong khách hàng ở Seoul. Hành trình trốn nhà lần thứ 2 của ông chỉ trải qua trong vòng 10 ngày và sau đó ông bị một người họ hàng đưa về.

Ông đã chấp nhận trở lại làm nông dân vì ông cảm thấy có lỗi khi đã làm cha đau lòng, nhưng tâm trí của ông vẫn hướng về Seoul, ý chí thoát khỏi cảnh nghèo khổ của ông vẫn không hề thay đổi.

Tập đoàn Hyundai

Cuốn sách tự truyện chính tay ông Chung Ju-Yung viết

Và ông đã có một ý tưởng táo bạo, ông đã trộm 70 won bán bò của bố để lên Seoul học kế toán. Tuy nhiên, học được hai tháng thì bất ngờ cha ông lại xuất hiện, nhưng lần này cha của ông không giận cũng không mắng, cha ông chỉ nói vài câu:

“Con phải nhớ con là một thằng nhà quê học hết cấp 1, ở Seoul người ta học hết trường cao đẳng còn thất nghiệp đầy cả đống. Cha già rồi, con là con trưởng con phải giúp cha, con mà bỏ mặc thì cả nhà sẽ thành bầy ăn mày”.

Lời nói của cha như cứa vào trong lòng ông Chung Ju-Yung, hình ảnh mẹ và các em hiện lên trước mắt, nỗi buồn ngập tràn và ông đã khóc, ông cũng đã thất bại trong chuyến đi lần này.

Sau ba lần lên Seoul khôn không thành công, ông vẫn không từ bỏ giấc mơ thoát khỏi cái nghèo khổ tại vùng quê heo hút và khắc nghiệt ấy. Ông đã nhớ đến câu chuyện về con ếch xanh muốn nhảy lên cành cây liễu, nhưng vì cành cây cao quá nó không chạm đến được và thất bại. Nhưng ếch xanh không nản chí, nó tiếp tục nhảy 10 lần, 20 lần 30 lần.. và nó đã thành công. Chung Ju-Yung đã tự nhủ:”Lẽ nào mình không bằng một con ếch xanh”.

Nhưng cuối cùng, may mắn cũng đã cảm phục trước sự kiên trì của ông, Trong lần thứ 4 trốn nhà đi ông đã xin được một chân khuân vác tại công trình xây dựng trường học Bosung (ĐH Hàn Quốc bây giờ). Sau đó nhờ vào sự cần cù siêng năng của mình, từ một kẻ không dính tui, vào năm 22 tuổi ông đã có trong tay mình một cửa hàng phân phối gạo lớn.

Đây chính là câu chuyện nói về ý chí của ông. Không ai nghĩ rằng một chủ tịch tập đoàn Hyundai lớn mạnh lại có cuộc sống lúc nhỏ không được suôn sẻ. Qua nội dung trên, chúng ta hãy xem sự thành công của ông Chung Ju-Yung - Chủ tịch tập đoàn Hyundai để làm hình mẫu cho sự cố gắng và mong muốn đạt được thành công của cá nhân mình.

>>> Xem thêm: Cách làm giàu của Elon Musk

Quá trình hình thành và phát triển tập đoàn Hyundai

Ông Chu Ju Young là một người luôn có ý chí vươn lên để thoát khỏi cảnh nông dân cơ hàn. Với bản chất của một người siêng năng, chịu khó và ham học hỏi ông đã chấp nhận làm bất cứ việc gì để học hỏi kinh nghiệm cho bản thân.

Sau chiến tranh Thế Giới thứ II (năm 1974). ông Chung Ju-Yung đã sáng lập ra Công ty xây dựng và cơ khí Hyundai. Ông đã bắt tay vào công cuộc kiến lập Hyundai bằng các thỏa thuận với chính phủ thống nhất Hàn Quốc lúc bấy giờ, công ty đã chịu trách nhiệm xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng và giao thông cho đất nước.

Tập đoàn Hyundai

Tập đoàn Hyundai vẫn đang rất phát triển về ngành ô tô

Cho tới năm 1967, tập đoàn ô tô Hyundai chính thức xuất hiện. Sau một năm, công ty đã nhanh chóng hợp tác và ký kết hợp đồng liên doanh hai năm về chia sẻ công nghệ lắp ráp với Ford vào năm 1968, và đã cho sản phẩm đầu tiên ra mắt là chiếc xe mang nhãn hiệu Cortina.

Sau đó tập đoàn Hyundai đã nhận được sự hỗ trợ công nghệ từ Mitsubishi (Nhật Bản), mẫu xe mà tập đoàn Hyundai đã tự tay lắp ráp và thiết kế đã được tung ra thị trường vào năm 1975 mang tên Pony.

Vào năm 1986, tập đoàn Hyundai đã có mặt trên thị trường Mỹ cùng với mẫu xe Excel. Sau thời gian 7 tháng, mẫu xe thuộc cỡ nhỏ này đã có sự thành công ngoài sức tưởng tượng với hơn 100.000 chiếc xe được tiêu thụ.

Vào năm 1988, tập đoàn Hyundai đã sản xuất các mẫu xe sử dụng công nghệ do chính tập đoàn sản xuất và chiếc Sonata chính là thành quả đầu tiên sau cuộc cải cách này. Tuy nhiên, hiệu quả của mẫu xe này đem lại chưa được cao, nó đã không gây tiếng vang lớn trên thị trường vì sức bền và độ tin cậy còn thấp.

Bắt đầu năm 1990, tập đoàn Hyundai bắt đầu tích cực đầu tư, cải tiến lại công nghệ và thiết của mình trên thị trường Mỹ. Việc này đã giúp tập đoàn Hyundai lấy lại vị thế của mình và nhanh chóng lọt vào top 10 nhà sản xuất ô tô lớn nhất trên Thế Giới vào thời gian đó.

Các nhà máy của tập đoàn Hyundai tại nước ngoài

Với sự phát triển ngành ô tô, tập đoàn Hyundai đã bắt đầu mở các nhà máy sản xuất ô tô ở nhiều quốc gia khác nhau. Từ Bắc Mỹ sang Nam Mỹ và nhiều khu vực khác. Điều này cho thấy tập đoàn Hyundai đang ở trên đỉnh cao của mình. Và hãy cùng tôi tìm hiểu các nhà máy của tập đoàn Hyundai tại nước ngoài nhé.

Tập đoàn Hyundai

Nhà máy Hyundai tại Hàn Quốc

Hoa Kỳ

Vào tháng 5 năm 2005, Hyundai Motor đã mở một giá máy ở Alabama trị giá 1,1 tỷ USD. Đây chính là cơ sở sản xuất ô tô đầu tiên của công ty Hyundai tại Bắc Mỹ, sở hữu cho mình công nghệ tiên tiến nhất.

Nhà máy có tên Hyundai Motor Manufacturing Alabama (HMMA), có công suất tối đa 300.000 xe/năm, bắt đầu hoạt động vào năm 2006 với việc sản xuất chiếc Sedan Sonata. Vào mùa xuân năm 2006 nhà máy cũng đã bắt đầu sản xuất xe thể thao đa dụng Santa Fe.

Chỉ trong vòng một năm, HMMA đã đạt vị trí thứ 10 về chất lượng sản phẩm trong số 37 nhà máy có mặt tại Bắc Mỹ. Trong năm 2008, HMMA đã được bình chọn là nhà máy sản xuất có năng suất nhất ở Bắc Mỹ trong loại SUV hạng trung, theo mô hình Santa Fe.

Nhà máy HMMA chỉ mất 22,6 giờ để hoàn thành một chiếc Santa Fe, một trong những chiếc SUV bán chạy nhất của Hyundai. Hiện tại, Santa Fe cũng đang được sản xuất tại nhà máy của Kia Motor Manufacturing ở West Point. Hiện tại, HMMA sản xuất Sonata và Elantra hoàn toàn mới.

HMMA cũng đã đưa ra cam kết của Hyundai Motor vào thị trường Bắc Mỹ đầy đủ. Từ năm 2001, Hyundai Motor đã đầu tư hơn 200 triệu USD ở Irvine, Calif, một khu thử nghiệm tại Sa Mạc Mojave ở California trị giá 60 triệu USD và một trung tâm kỹ thuật giá trị 117 triệu USD Arbor, Mich.. Hyundai Motor có thể đưa xe từ thiết kế, thử nghiệm và đến sản xuất tại Hoa Kỳ.

>>> Xem thêm: Ông Đoàn Nguyên Đức là ai? Tiểu sử chi tiết

Ấn Độ

Hyundai Motor India (HMI) là một công ty con của Hyundai Motor cũng chính là một nhà sản xuất ô tô lớn thứ 2 tại Ấn ĐỘ. Tập đoàn Hyundai đã khai trường nhà máy này vào tháng 2 năm 2008, một thập niên sau khi nó bắt đầu hoạt động tại nước này.

Tập đoàn Hyundai

Nhà máy Hyundai Motor India tại Ấn Độ

Nhà máy mới có trị giá 1 tỷ USD và đã được xây dựng và hoàn thành trong vòng 13 tháng, tăng gấp đôi công suất của Hyundai Motor tại Ấn Độ lên 600,000 chiếc một năm. Nhà máy mới này nằm gần ở nhà máy đầu tiên của Hyundai và tập trung sản xuất các dòng xe hơi nhỏ và các dòng i10 (hạng A), i20 (hạng B).

Trong năm 2009, Hyundai đã mở một trung tâm R&D trị giá 25 triệu USD tại thành phố HITECH tại Hyderabad, Ấn Độ. Với việc xây dựng cơ sở mới sẽ giúp tập đoàn Hyundai đáp ứng nhanh hơn nữa để thay đổi nhu cầu của khách hàng trên toàn Thế Giới và sẽ đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển của những dòng xe nhỏ gọn.

Trung Quốc

Được thành lập vào năm 2002, công ty ô tô Bắc Kinh Hyundai Motor (BHMC) chính là kết quả của liên doanh giữa Hyundai Motor và Beijing Automotive Holdings. Công ty đã bắt đầu hoạt động bằng việc sản xuất dòng xe Sonata vào cuối năm 2002 và năm 2003.

Doanh thu của công ty vào năm đầu tiên đạt 52.129 đơn vị, làm cho Bắc Kinh Huyndai của Trung Quốc trở thành hãng sản xuất ô tô lớn thứ 13 tại đây. Vào năm 2004, doanh thu đã tăng lên 144.088 xe và tăng lên 233.668 chiếc vào năm 2005. Điều này đã làm cho thương hiệu Hyundai được bán chạy nhất ở Bắc Kinh, Trung Quốc.

Công ty Hyundai Motor (BHMC) đã đạt kỷ lục vượt qua 1 triệu chiếc (sản lượng cộng dồn 5 năm và hai tháng) vào tháng 2 năm 2008. Cùng trong năm 2008, Hyundai đã bổ sung thêm nhà máy thứ hai cho BHMC, tăng gấp đôi công suất lên 600.000 chiếc.

Thổ Nhĩ Kỳ

Hyundai Motor đã bắt đầu hoạt động tại nhà máy Thổ Nhĩ Kỳ, nhà máy nằm ở Tây Bắc Thổ Nhĩ Kỳ, được xây dựng từ tháng 7 năm 1997. Nhà máy Hyundai Assan Otomotiv Sanayi Ve Ticaret (HAOS), được mở rộng vào năm 2006 và bắt đầu sản xuất xe Accent and Matrix. Bắt đầu từ tháng 5 năm 2010, nhà máy cũng đã bắt đầu sản xuất dòng xe i20. Công suất tối đa đạt tới 100.000 chiếc/năm.

Tập đoàn Hyundai

Bên trong nhà máy HAOS tại Thổ Nhĩ Kì

Cộng Hòa Séc

Hyundai khởi công xây dựng nhà máy sản xuất tại Nosovice, Cộng hòa Séc vào tháng 4/2007 với chi phí 1,1 tỷ euro. Nhà máy bắt đầu hoạt động từ tháng 11/2008. Hyundai Motor Czech Manufacturing Company (HMMC), một công ty con của Hyundai Motor Corporation tại Seoul, có năng lực sản xuất 300.000 chiếc. Là nhà máy sản xuất các mẫu xe độc ​​quyền đầu tiên của Hyundai tại Châu Âu, i30 và i30 CW (Cross Wagon).

Hyundai đang đầu tư 50 triệu đô la Mỹ vào một trung tâm thiết kế kỹ thuật châu Âu ở Russelsheim, Đức, để thiết kế i30 và xe bất động sản. Nó đã mở một trụ sở bán hàng và tiếp thị mới tại Offenbach, Đức vào năm 2007 để hỗ trợ tốt hơn việc bán hàng tại địa phương. Nhà máy ở Séc là mắt xích cuối cùng trong chuỗi cung ứng của Hyundai, với đầy đủ các tính năng địa phương phục vụ thị trường châu Âu, từ thiết kế và kỹ thuật đến sản xuất, tiếp thị, bán hàng và dịch vụ sau bán hàng.

Nga

Hyundai Motor bắt đầu xây dựng một nhà máy ở St. Petersburg vào tháng 6 năm 2008 để thiết lập cơ sở sản xuất và bán hàng tại Nga, đây sẽ là bước đệm để mở rộng thị trường CIS và Đông Âu.

Hyundai Motor đã đầu tư 500 triệu USD vào Hyundai Motor Manufacturing Russia (HMMR), được chính thức đưa vào sản xuất vào tháng 1 năm 2011. HMMR là nhà sản xuất ô tô có vốn đầu tư nước ngoài đầu tiên ở Nga áp dụng quy trình sản xuất toàn chu kỳ. Đến năm 2012, công suất sản xuất tối đa sẽ đạt 200.000 xe.

Nhà máy bao gồm khu vực lưu trữ và vận chuyển có diện tích khoảng 2 triệu mét vuông mét. Nó có diện tích khoảng 83.000 mét vuông. HMMR hiện đang sản xuất Solaris với thiết kế hấp dẫn hiện đại và các tính năng tiên tiến để đáp ứng điều kiện khí hậu khắc nghiệt của Nga.

Tập đoàn Hyundai

Nhà máy sản xuất ô tô của Hyundai tại Nga

Brazil

Nhà máy thứ bảy ở nước ngoài của Hyundai Motor tại Piracicaba, Sao Paulo, bắt đầu đi vào sản xuất vào tháng 11 năm 2012. Việc đưa nhà máy vào hoạt động sẽ đưa Hyundai Motor vào cái gọi là vòng tròn sản xuất BRIC nói chung.

Hyundai đã đầu tư tổng cộng 600 triệu USD vào Hyundai Motor Brazil (HMB), công ty sản xuất 150.000 xe mỗi năm. Nhà máy chuyên sản xuất xe hatchback của Hyundai.

Đến nay, thương hiệu Hyundai đang hoạt động tại 193 quốc gia với 5.000 đại lý và là một trong 100 thương hiệu giá trị nhất thế giới. Cho đến nay, tập đoàn Hyundai luôn lấy những giá trị lịch sử làm tiền đề cho sự phát triển của công ty. Đặc biệt là ý chí của chủ tịch tập đoàn Hyundai - Chung Ju-Yung.

>>> Xem nhiều bài học kinh doanh, kinh tế hữu ích: Kênh youtube KIEN THUC KINH TE official

>>> Tham gia cộng đồng kinh doanh lớn nhất Việt Nam: Vietnam Business News