Quảng cáo
Biti's: Cách

SERIES CÁC KHÁI NIỆM VÀ THUẬT NGỮ CƠ BẢN TRONG CHỨNG KHOÁN

Kinh Tế Học Cập nhật 18 tháng 09

PHẦN 2: CÁC LOẠI CỔ PHIẾU

* Cổ phiếu quỹ

Là cổ phiếu được chính Công ty mua lại cổ phiếu của chính mình từ các Cổ đông đã góp vốn vào Công ty trên thị trường. Trên Thị trường Chứng khoán thì Công ty Niêm yết thường thực hiện mua lại Cổ phiếu dựa trên 2 Mục đích chính sau:

Củng cố lòng tin Nhà đầu tư: Khi Giá Cổ phiếu rơi rất sâu đến mức độ Ban lãnh đạo Công ty tin rằng đã rơi quá Giá trị thực của Công ty mình và Thị trường đã phản ứng thái quá. Lúc này hoặc là cá nhân Ban lãnh đạo tự đứng ra Mua Cổ phiếu trên Thị trường đã củng cố lòng tin với Đại chúng hoặc chính Công ty Niêm yết đó đứng ra mua lại Cổ phiếu của chính mình. Thông thường thì jọ là những Cổ đông Nội bộ và rất hiểu Công ty mình nên hành động như vậy được coi là Cam kết mạnh mẽ nhất thay vì chỉ lên đính chính “mồm” là “Công ty Tôi không sao, vẫn hoạt động tốt, … “.

Thu hồi lại Cổ phiếu Ưu đãi của Cán bộ Nhân viên nghỉ việc trước Thời hạn hợp đồng lao động: 1 trong những mục đích chính khi lên sàn Chứng khoán là thay đổi cách quản trị của Công ty theo hướng chuẩn hóa Đại chúng và Phát hành Cổ phiếu Ưu đãi cho Cán bộ Nhân viên (viết tắt 4 chữ cái đầu của Tiếng Anh là Employee Stock Ownership Plan – ESOP) là 1 Chương trình quan trọng trong vấn đề Quản trị mà 1 Công ty chưa lên sàn không thể thực hiện được.

Bản chất của cổ phiếu quỹ: là một hình thức tăng/giảm vốn điều lệ. Như đã phân tích Cổ phiếu Quỹ là gì ở trên thì có thể hiểu đây là Cổ phiếu được Công ty Niêm yết mua lại Cổ phiếu của chính mình. Tức là làm thu hẹp số lượng Cổ đông hiện có của Công ty và việc mua lại này sẽ làm Số lượng Cổ phiếu Đang Lưu hành giảm xuống so với trước đó. Điều đó cũng có nghĩa bản chất của việc Mua lại Cổ phiếu chính là 1 hình thức làm giảm Vốn Điều lệ. Tuy nhiên điểm khác cơ bản ở đây là Công ty Niêm yết đó không cần phải thay đổi lại Giấy Đăng ký Kinh doanh do thay đổi Vốn điều lệ Danh nghĩa, qua đó giúp giảm bớt nhiều thủ tục liên quan. Ngược lại khi cần có Nhà đầu tư muốn mua lại số Cổ phiếu này thì Công ty cũng có thể sẵn sàng bán lại để tăng vốn điều lệ mà cũng không cần phải thay đổi Giấy Đăng ký Kinh doanh do Vốn Điều lệ Danh nghĩa vẫn vậy.

* Cổ phiếu niêm yết

Cổ phiếu niêm yết là số cổ phiếu của các doanh nghiệp đã được niêm yết trên các sàn giao dịch chứng khoán. Theo đó, nhà đầu tư sẽ bỏ tiền để mua cổ phiếu của một công ty thông qua sàn giao dịch và thu về lợi nhuận khi cổ phiếu đó tăng giá. Tuy nhiên, để có được lợi nhuận cao, người đầu tư phải nghiên cứu kỹ giá trị cổ phiếu, đầu tư vào các công ty có tiềm năng phát triển tốt và phải là người có kỹ năng cũng như kinh nghiệm đầu tư chứng khoán.

* Cổ phiếu chưa niêm yết (OTC)

Cổ phiếu chưa niêm yết, thuật ngữ tiếng Anh: Over-the-counter, viết tắt là OTC, là những cổ phiếu đã được phát hành nhưng chưa niêm yết và giao dịch tại các sàn giao dịch chứng khoán. Loại này thường lãi nhiều mà rủi ro cũng nhiều. Thêm nữa, khi mua bán trên thị trường cổ phiếu chưa niêm yết thì nguyên tắc tin tưởng lẫn nhau là vô cùng quan trọng. Nên tìm hiểu cẩn thận những thông tin về người bán như nơi ở, chỗ làm việc để tránh bị lừa.

Cổ phiếu OTC được chia làm 3 loại:

Cổ phiếu ưu đãi: Cổ phiếu ưu đãi còn có tên gọi khác là cổ phiếu hạn chế chuyển nhượng. Đây là dạng cổ phiếu được phát hành bởi một công ty và bán cho cán bộ, công nhân viên trong chính công ty đó. Công nhân viên sẽ được mua cổ phiếu ưu đãi với giá chỉ có 60% so với giá đấu bình quân khi công ty đấu giá. Tuy nhiên, cổ phiếu ưu đãi phải sau 3 năm mới được giao dịch chuyển nhượng và sang tên. Gía của cổ phiếu ưu đãi cũng tháp hơn từ 10-15 giá so với các loại cổ phiếu thông thường khác đang lưu hành. Nếu có người muốn mua cổ phiếu thì phải đợi tới khi công ty cho phép thì mới được làm những thủ tục để chuyển nhượng sang tên. Tuy khá khó khăn về mặt chuyển nhượng nhưng đây là dạng cổ phiếu cho lợi nhuận khá cao, thích hợp với những người có nguồn ngân sách lớn cũng như có dự định đầu tư trong thời gian dài.

Cổ phiếu trực tiếp: Đây là dạng cổ phiếu mà người mua được trực tiếp đi đấu giá và không phải phụ thuộc vào bất kỳ một tổ chức hay công ty chứng khoán nào. Cổ phiếu trực tiếp là loại cổ phiếu được chuyển nhượng tự do, giao dịch cũng dễ dàng, thuận lợi vô cùng. Chỉ cần chờ khoảng 3-4 tháng sau khi công ty đấu giá để được cấp sổ đỏ là có thể thực hiện giao dịch và sang tên chuyển nhượng thoải mái. Tuy nhiên, nếu trong thời gian chờ lấy sổ mà giá cổ phiếu muốn mua tăng lên nhanh chóng thì nên thương lượng với người bán. Tốt nhất là trả thêm tiền cọc từ 10% lên 40-50% để đảm bảo người bán không hủy hợp đồng.

Cổ phiếu ủy thác: Cổ phiếu ủy thác sinh ra khi một công ty phát hành cổ phiếu nhưng không tự mình làm mà nhờ một công ty chứng khoán tư vấn cũng như phát hành. Công ty chứng khoán này cũng sẽ đứng ra thay mặt nhà đầu tư đi đấu giá. Tuy nhiên, nếu như vậy thì công ty sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào công ty chứng khoán. Thêm nữa, nhà đầu tư cũng sẽ phải trả một khoản phí cho công ty chứng khoán, chẳng hạn như phí ủy thác đầu tư, phí quản lý cổ phiếu hằng năm, phí chuyển nhượng sang tên… Khi mua bán cổ phiếu thì người mua lẫn người bán cũng cần tới công ty chứng khoán thụ ủy thác để xác nhận và được thực hiện quyền chuyển nhượng sang tên. Trước đó thì người bán phải trả hết các loại phí cho công ty này thì mới được sang tên.

* Cổ phiếu được phép phát hành

Khi công ty cổ phần được thành lập, thì được phép phát hành cổ phiếu để huy động vốn. Nhưng luật pháp các nước quy định công ty phải đăng ký tổng số cổ phiếu của công ty và phải ghi trong điều lệ công ty và được gọi là cổ phiếu được phép phát hành' hay cổ phiếu đăng ký. Cổ phiếu được phép phát hành là số lượng cổ phiếu tối đa của một công ty có thể phát hành từ lúc bắt đầu thành lập cũng như trong suốt quá trình hoạt động. Khi cần có sự thay đổi số lượng cổ phiếu được phép phát hành thì phải được đa số cổ đông bỏ phiếu tán thành và phải sửa đổi điều lệ công ty.

* Cổ phiếu đã phát hành

Là cổ phiếu mà công ty được bán ra cho các nhà đầu tư trên thị trường và công ty đã thu về được toàn bộ tiền bán số cổ phiếu đó, nó nhỏ hơn hoặc tối đa là bằng với số cổ phiếu được phép phát hành.

* Cổ phiếu chưa phát hành

Là loại cổ phiếu mà công ty chưa bao giờ bán ra cho các nhà đầu tư trên thị trường. Là loại cổ phiếu mà Công ty có dự định phát hành trên thị trường, bán ra khi có nhu cầu của nhà đầu tư.

* Cổ phiếu đang lưu hành (Shares Outstanding)

Là những cổ phiếu đang được nắm giữ bởi tất cả cổ đông của một công ty, trong đó bao gồm cả khối cổ phần được nắm giữ bởi nhà đầu tư tổ chức và cổ phiếu bị hạn chế chuyển nhượng của ban quản trị và cổ động nội bộ công ty.

Cổ phiếu đang lưu hành được thể hiện trên bản cân đối kế toán của công ty dưới đầu mục "vốn cổ phần". Số lượng cổ phiếu đang lưu hành được dùng để tính toán các chỉ số quan trọng như là vốn hóa thị trường của công ty, thu nhập trên một cổ phần (EPS) và dòng tiền trên mỗi cổ phiếu (CFPS).

Bất kì cổ phiếu đã phát hành (authorized stock) nào được nắm giữ bởi cổ đông của công ty, ngoài cổ phiếu quĩ được nắm giữ bởi chính công ty thì đều được coi là cổ phiếu đang lưu hành.

Số CP đang lưu hành = Số CP đã phát hành - Số CP quỹ

Ta dễ thấy Số lượng Cổ phiếu Đang lưu hành sẽ bằng Số lượng Cổ phiếu đã Phát hành – Số lượng Cổ phiếu Quỹ. Đã Phát hành ở đây được hiểu là cổ đông đã góp vốn đủ nhưng sẽ có 1 phần là đã Niêm yết, phần còn lại có thể là do mới tăng vốn nên chưa kịp làm thủ tục Niêm yết. Ý nghĩa lớn nhất của Số lượng Cổ phiếu Đang lưu hành muốn ám chỉ số vốn thực sự mà các cổ đông đang góp vào Công ty (Số lượng Cổ phiếu x Mệnh giá 10.000 đồng). Nếu nhân Số lượng Cổ phiếu Đang lưu hành với Mệnh giá 10.000 đồng/cổ phiếu thì ta có 1 chỉ tiêu gọi là Vốn điều lệ Điều chỉnh.

* Cổ phiếu ưu đãi

Cổ phiếu ưu đãi là một loại chứng khoán có tính chất giống như cổ phiếu phổ thông (cổ phiếu thường) khi người sở hữu loại cổ phiếu này cũng là cổ đông của công ty. Tuy nhiên, cổ đông nắm giữ loại cổ phiếu này sẽ là cổ đông ưu đãi, có lợi thế nhất định về mặt cổ tức, quyền biểu quyết hay được ưu tiên hơn cổ phiếu thường khi thanh lý tài sản nếu công ty phá sản.

Có các loại cp ưu đãi sau:

CP ưu đãi cổ tức: Cổ phiếu ưu đãi cổ tức là cổ phần được trả cổ tức mức cao hơn so với cổ tức của cổ phần phổ thông (cổ tức được chia hằng năm gồm cổ tức cố định và cổ tức thưởng). Cổ tức cố định không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của công ty. Mức cổ tức cố định cụ thể và phương thức xác định cổ tức thưởng được ghi trên cổ phiếu của cổ phần ưu đãi cổ tức.

CP ưu đãi biểu quyết: Cổ phiếu ưu đãi biểu quyết là cổ phần có số phiếu biểu quyết nhiều hơn so với cổ phần phổ thông. Số phiếu biểu quyết của cổ phiếu ưu đãi biểu quyết do Điều lệ công ty quy định (thông thường cổ đông phổ thông sẽ có một quyền biểu quyết tương ứng với một cổ phiếu nắm giữ). Tuy nhiên, cổ đông sở hữu cổ phiếu ưu đãi biểu quyết sẽ không được chuyển nhượng cổ phần cho người khác. Chỉ có tổ chức được Chính phủ ủy quyền và cổ đông sáng lập được quyền nắm giữ cổ phiếu ưu đãi biểu quyết. Trong đó, ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập có hiệu lực trong 3 năm kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Sau thời hạn đó, cổ phiếu ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thông.

CP ưu đãi hoàn lại: là cổ phần được công ty hoàn lại vốn góp theo yêu cầu của người sở hữu hoặc theo các điều kiện được ghi tại cổ phiếu của cổ phần ưu đãi hoàn lại. Giống cổ phiếu ưu đãi cổ tức, cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi hoàn lại không có quyền biểu quyết, dự họp Đại hội đồng cổ đông hay đề cử người vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát.

Lợi ích của cổ phiếu ưu đãi:

Đối với nhà đầu tư: Người nắm giữ cổ phiếu ưu đãi được coi là cổ đông ưu đãi của công ty và được hưởng mức cổ tức cao hơn so với cổ phiếu phổ thông và không phụ thuộc vào tình hình hoạt động kinh doanh công ty. Bên cạnh đó, cổ phiếu ưu đãi được nhận lại phần vốn góp trong trường hợp phá sản trước cổ phiếu phổ thông. Ngoài ra, cổ phiếu ưu đãi cũng đem lại quyền biểu quyết cao hơn cổ phiếu phổ thông giúp cho những nhà đầu tư sẽ có tiếng nói lớn hơn trong việc ra quyết định ảnh hưởng tới cơ cấu tổ chức, phương thức hoạt động của công ty. Cổ phiếu ưu đãi cũng có khả năng chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thông. Khi đó, nhà đầu tư có thể tự do chuyển nhượng và kiếm lời trên thị trường chứng khoán trong trường hợp thị giá cổ phiếu đó có xu hướng tích cực.

Đối với công ty cổ phần: Công ty cổ phần có thể thu hút thêm nguồn vốn kinh doanh nhờ phát hành cổ phiếu ưu đãi. Thêm vào đó, công ty cũng có thể mua lại số cổ phần ưu đãi trong trường hợp chi phí vốn sử dụng để chi trả các quyền lợi của loại cổ phiếu này đang ở mức cao.

Rủi ro của cổ phiếu ưu đãi:

Đối với nhà đầu tư: Cổ phiếu ưu đãi không được tự do chuyển nhương nên sẽ hạn chế việc kiếm lợi nhuận nếu giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán có dấu hiệu tăng. Ngoài ra, người nắm giữ cổ phiếu ưu đãi cổ tức hay cổ phiếu ưu đãi hoàn lại sẽ không có quyền biểu quyết như cổ đông thường đối với các chính sách của công ty. Việc phát hành thêm cổ phiếu ưu đãi cũng gây pha loãng cổ phiếu và ảnh hưởng tợi lợi ích của cổ đông.

Đối với công ty cổ phần: Phát hành thêm cổ phiếu ưu đãi làm gia tăng chi phí đối với doanh nghiệp. Ngoài ra, doanh nghiệp phải có trách nhiệm hoàn lại vốn cho cổ đông ưu đãi nếu giải thể hoặc phá sản. Hi vọng bài viết này sẽ đem đến cho các bạn cái nhìn tổng quát về cổ phiếu ưu đãi. Nếu cần tư vấn miễn hay liên hệ với chúng tôi theo đường dẫn dưới đây.

Theo Huy Phan

https://www.investo.vn/kien-thuc/phan-biet-cac-loai-co-phieu/