Quảng cáo
Biti's: Cách

NỢ CÔNG LÀ GÌ? BẠN ĐÃ THỰC SỰ HIỂU HẾT VỀ NỢ CÔNG

Kinh Tế Học Cập nhật 11 tháng 11

Nợ công là gì? Bạn đã thực sự hiểu hết về nợ công? Trong quá trình quản lý kinh tế, xã hội có những giai đoạn nhà nước cần phải huy động nguồn vốn từ các cá nhân tổ chức cả trong và ngoài nước. Các khoản vay này được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau nhưng nhìn chung vẫn là vì mục tiêu phát triển nền kinh tế nước nhà. Các khoản vay này còn được gọi là nợ công. Vậy nợ công là gì? Nợ công mang lại lợi ích gì? Nó có tiêu cực không?…Tất cả đều sẽ được giải đáp trong bài viết này.

Nợ công là gì? Bản chất của nợ công và mục đích của việc huy động nợ công

Trong nợ công có xuất hiện nợ chính phủ, vậy nợ chính phủ ở đây là gì? Nợ chính phủ là khoản tiền mà chính phủ thuộc các cấp đi vay nhằm xử lý tình trạng thâm hụt ngân sách, để ngân sách tài chính nhà nước được cân bằng.

Thực chất, nợ công xuất hiện từ nhu cầu chi tiêu của chính phủ quá lớn, khi vượt quá mức ngân sách chính phủ bắt buộc phải đi vay để bù đắp thâm hụt ngân sách này. Và lúc này, nhà nước sẽ phải tăng thuế lên để người dân nộp thuế nhiều hơn và lúc này khả năng hoàn nợ của chính phủ dễ dàng được thanh toán. Nói một cách đơn giản dễ hiểu thì nợ công có mối quan hệ tỷ lệ thuận với mức thuế, khi nợ công càng nhiều thì mức thuế phải nộp càng cao.

Mục tiêu của việc huy động nợ công là sử dụng trong việc phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích chung: Khi nợ công được huy động đồng nghĩa rằng đây là khoản vay được sử dụng cho mục đích chung của cả một quốc gia chứ không riêng một cá nhân nào. Vì thế các khoản vay phải được sử dụng một cách hợp lý nhằm  phục vụ cho việc cân bằng ngân sách, phát triển kinh tế nước nhà.

Nợ công là khoản nợ gắn với trách nhiệm trả nợ của Nhà nước: Bởi vì cơ quan nhà nước là người vay do đó cơ quan nhà nước sẽ phải có trách nhiệm thanh toán khoản vay này.

 

Nợ công là khoản nợ gắn với trách nhiệm trả nợ của Nhà nước

Nợ công được quản lý với quy trình chặt chẽ cung sự tham gia của cơ quan nhà nước có thẩm quyền: Việc quản lý nợ công phải đảm bảo được khả năng trả nợ của đơn vị sử dụng vốn vay, đảm bảo cán cân thanh toán vĩ mô, an ninh tài chính quốc gia và thực hiện được mục tiêu khi sử dụng vốn.

Phương thức vay nợ công

Có rất nhiều phương thức huy động vốn từ nhân dân, và chính phủ có thể vay từ các tổ chức quốc tế như: Quỹ tiền tệ quốc tế, ngân hàng thế giới, phát hành trái phiếu. Tuy nhiên riêng đối với việc chính phủ phát hành trái phiếu thì phát hành trái phiếu bằng nội tệ sẽ ít rủi ro hơn so với phát hành trái phiếu bằng ngoại tệ. Bởi vì khi phát hành trái phiếu chính phủ nội tệ thì chính phủ có thể tăng thuế hoặc in thêm nội tệ để việc thanh toán khoản vay trở lên dễ dàng hơn. Còn khi phát hành trái phiếu ngoại tệ có thể có trường hợp khan hiếm ngoại tệ hoặc chênh lệch tỷ giá hối đoái…

Phương thức vay nợ công

Về thời hạn, nợ công có các thời hạn: Ngắn hạn là dưới 1 năm, trung hạn là dưới 10 năm và dài hạn là trên 10 năm

Nợ công mang lại lợi ích gì?

Các lợi ích mà nợ công mang lại đó là:

  • Các khoản nợ công sẽ có sức ảnh hưởng nhất định làm gia tăng nguồn lực cho nhà nước. Lúc này, khi nguồn vốn được tăng cường thì nhà nước có điều kiện tốt hơn để phát triển cơ sở hạ tầng,  đầu tư đồng bộ….
  • Nợ công cũng chính là hình thức huy động nguồn tài chính nhàn rỗi của nhân dân. Những khoản tiền nhàn rỗi này sẽ được sử dụng cho những mục đích chính đáng để đầu tư, phát triển cho đất nước.
  • Đối với các khoản vay từ các tổ chức nước ngoài, Nhà nước có thể tận dụng nguồn vốn ưu đãi của các tổ chức quốc tế theo hình thức hợp tác kinh tế song phương hoặc đa phương.

Nợ công có tác động tiêu cực?

Bên cạnh những lợi ích thì nợ công cũng có những tác động tiêu cực như:

  • Nhà nước sẽ gia tăng áp lực về trách nhiệm hoàn trả nợ công và nợ công có thể sẽ trở thànhxấu nếu như năng lực quản lý tài chính của đất nước đó yếu kém.
  • Nếu như không quản lý chặt chẽ các nguồn vay thì sẽ rất dễ xảy ra tình trạng tham nhũng, thất thoát lãng phí.
  • Nếu các khoản vay không được sử dụng hợp lý, đầu tư đúng chỗ thì sẽ rất dễ gây đến tình trạng thâm hụt ngân sách, nợ chồng nợ, hiệu ứng domino…

Trên đây là toàn bộ những kiến thức về nợ công. Nợ công có thể mang đến nhiều lợi ích về kinh tế, xã hội, tổ chức, cá nhân nhưng cũng không thiếu những tiêu cực mà nó gây ra. Nếu như công tác quản lý tài chính của nhà nước thiếu chặt chẽ thì có thể sẽ gây ra nhiều hệ lụy khôn lường khiến cán cân ngân sách không cân bằng, đời sống nhân dân không được cải thiện, đất nước kém phát triển.