Quảng cáo
Biti's: Cách

NGANG GIÁ SỨC MUA TƯƠNG ĐỐI ( RELATIVE PURCHASING POWER PARYTI - RPPP) LÀ GÌ ?

Kinh Tế Học Cập nhật 14 tháng 01
Ngang giá sức mua tương đối (tiếng Anh: Relative Purchasing Power Parity. viết tắt: RPPP) là một sự mở rộng của lí thuyết ngang giá sức mua truyền thống và nó bao gồm cả những thay đổi trong lạm phát theo thời gian. 
Ngang giá sức mua tương đối (Relative Purchasing Power Parity - RPPP) là gì? - Ảnh 1.

(Hình minh họa: MBA Mondays)

Ngang giá sức mua tương đối

Khái niệm

Ngang giá sức mua tương đối trong tiếng Anh là Relative Purchasing Power Parity, viết tắt là RPPP.

Ngang giá sức mua tương đối (RPPP) là một sự mở rộng của lí thuyết ngang giá sức mua (PPP) truyền thống và nó bao gồm cả những thay đổi trong lạm phát theo thời gian.

Sức mua là sức mạnh của tiền thể hiện qua số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ mà một đơn vị có thể mua và có thể giảm do lạm phát. RPPP cho thấy rằng các quốc gia có tỉ lệ lạm phát cao hơn sẽ có đồng tiền bị mất giá. 

Theo RPPP, sự khác biệt giữa tỉ lệ lạm phát của hai quốc gia và giá hàng hóa sẽ thúc đẩy những thay đổi trong tỉ giá hối đoán giữa hai nước. RPPP mở rộng quan điểm về PPP và bổ sung cho lí thuyết ngang giá sức mua tuyệt đối (Absolute purchasing power parity - APPP). Khái niệm APPP nói rằng, tỷ giá hối đoái giữa hai quốc gia sẽ bằng với tỉ lệ các mức giá cho hai quốc gia đó. 

RPPP có công thức:

S1 / S2 = (1 + IA) / (1 + IB)

Trong đó: 

S1 = tỷ giá giữa tiền tệ nước A và nước B ban đầu

S2 = tỷ giá giữa tiền tệ nước A và nước B tương lai

IA = tỉ lệ lạm phát của nước A

IB = tỉ lệ lạm phát của nước B

Ngang giá sức mua theo lí thuyết

Ngang giá sức mua (PPP) là ý kiến cho rằng hàng hóa ở một quốc gia sẽ có giá tương đương ở một quốc gia khác, khi tỉ giá hối đoái của họ được áp dụng. Theo lí thuyết này, hai loại tiền tệ ngang bằng nhau khi một rổ hàng hóa trên thị trường có giá trị như nhau ở cả hai quốc gia.

Việc so sánh giá của các mặt hàng giống hệt nhau tại các quốc gia khác nhau sẽ xác định tỉ lệ PPP. 

Tuy nhiên, để có một so sánh chính xác là điều rất khó khăn vì những khác biệt về chất lượng sản phẩm, thái độ của người tiêu dùng và điều kiện kinh tế ở mỗi quốc gia. Ngoài ra, PPP là một khái niệm lí thuyết có thể không đúng trong thế giới thực, đặc biệt là trong ngắn hạn. 

RPPP về cơ bản là một hình thức linh động của PPP, vì nó liên quan đến sự thay đổi tỉ lệ lạm phát của hai quốc gia với sự thay đổi trong tỷ giá hối đoái của họ. Lí thuyết cho rằng, lạm phát sẽ làm giảm sức mua thực sự của đồng tiền của một quốc gia. Do đó, nếu một quốc gia có tỉ lệ lạm phát hàng năm là 10%, thì đồng tiền của quốc gia đó sẽ có thể mua được ít hơn 10% hàng hóa thực vào cuối một năm. 

RPPP cũng bổ sung cho lí thuyết ngang giá sức mua tuyệt đối. Khái niệm này xuất phát từ một ý tưởng cơ bản được gọi là qui luật một giá. Lí thuyết này nói rằng chi phí thực của hàng hóa phải giống nhau trên tất cả các quốc gia sau khi xét đến tỷ giá hối đoái. 

Ví dụ về ngang giá sức mua tương đối

Giả sử trong năm tới, lạm phát khiến giá trung bình cho hàng hóa ở Mỹ tăng 3%. Trong cùng thời gian, giá cho các sản phẩm ở Mexico tăng 6%. Có thể nói rằng, Mexico đã có lạm phát cao hơn Mỹ vì giá ở đó đã tăng nhanh hơn 3 điểm. 

Theo khái niệm RPPP, sự khác biệt ba điểm đó sẽ dẫn đến sự thay đổi 3 điểm trong tỷ giá hối đoái giữa Mỹ và Mexico. Vì vậy, có thể hi vọng đồng peso Mexico mất giá với tỉ lệ 3% mỗi năm hoặc đồng đô la Mỹ nên tăng giá ở mức 3% mỗi năm.

(Theo Investopedia)