Marketing là thuật ngữ rất quen thuộc trong giai đoạn hiện nay. Khi công nghệ phát triển, doanh nghiệp có nhiều công cụ hơn để marketing thì dường như, mỗi ngày con người đều tiếp xúc với nhiều hình thức marketing khác nhau. Vậy Marketing là gì? Vai trò của Marketing như thế nào và có mấy loại hình marketing cơ bản? Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn toàn bộ thông tin dễ hiểu nhất về marketing.
Marketing là một hình thức phổ biến giúp kết nối với khách hàng, là nghệ thuật tạo ra giá trị, truyền thông và phân phối những giá trị đó để thu hút khách hàng đến với thương hiệu và đem lại lợi nhuận tối ưu của doanh nghiệp.
Marketer là cụm từ chỉ những người làm việc trong lĩnh vực Marketing, đảm nhận trách nhiệm nghiên cứu, phân tích thị trường và xây dựng chiến lược nhằm đưa ra các chiến thuật sáng tạo để quảng bá các sản phẩm và dịch vụ có giá trị cho khách hàng tiềm năng.
Marketer và nhân viên Marketing giữ vai trò quan trọng trong sự thành công của chiến lược Marketing
Đây là một vai trò quan trọng của Marketing đối với doanh nghiệp, bởi hơn ai hết những người làm Marketing chính là những người nắm rõ các thông tin về sản phẩm nhất và họ có nhiệm vụ giúp khách hàng biết đến những thông tin đó và đưa ra quyết định mua hàng.
Những thông tin khách hàng cần biết khi mua hàng:
- Thông tin chi tiết về sản phẩm, dịch vụ
- Các thông tin như chương trình khuyến mãi, lợi ích kèm theo trước khi khách hàng đưa ra quyết định mua hàng.
Việc có thể duy trì mối quan hệ giữa doanh nghiệp với khách hàng là một điều vô cùng quan trọng, giúp cho doanh nghiệp xây dựng lòng tin của khách hàng và đưa ra những đánh giá cao về sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Để làm được điều đó Marketing chính là chìa khóa chính giúp duy trì sự hiện diện của thương hiệu trong mắt khách hàng.
Thông qua việc cung cấp những thông tin hay kiến thức bằng nhiều kênh truyền thông khác nhau. Marketing sẽ giúp các doanh nghiệp năm giữ mối quan hệ lâu dài với khách hàng và yêu thích sản phẩm, dịch vụ, thương hiệu hơn, thậm chí trở thành những hàng thân thiết trong tương lai.
Marketing là công cụ để cân bằng lợi thế cạnh tranh giữa doanh nghiệp nhỏ và lớn
Nếu như trước đây doanh nghiệp chỉ được tương tác với khách hàng khi họ tới công ty của bạn nhưng như vậy là chưa đủ và khách hàng cần được tương tác nhiều hơn thế. Việc sử dụng Marketing sẽ giúp cho doanh nghiệp tương tác với khách hàng mọi lúc mọi nơi và thông qua nhiều kênh khác nhau. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp tạo dựng được mối quan hệ với khách hàng dần thân thiết hơn.
>>> Xem thêm: 9 bước xây dựng chiến lược thương hiệu dành cho người mới bắt đầu
Mục đích cuối cùng của hoạt động Marketing là nhằm giúp cho doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận. Nhiều người cho rằng để đạt được doanh số tốt thì trước tiên cần có một sản phẩm tốt. Điều này không hẳn là vậy, bởi nếu sản phẩm chất lượng nhưng không một ai biết tới, không ai dùng đến thì việc tăng doanh số là điều không thể.
Ngày nay, để có thể bán hàng bạn cần quảng bá sản phẩm của mình một cách hấp dẫn, thú vị để lại ấn tượng cho khách hàng và họ sẽ bị thuyết phục đồng ý mua sản phẩm của bạn. Đây chính là lý do tại sao lại nói rằng Marketing giúp doanh nghiệp bán hàng tốt hơn.
Ngoài việc tăng doanh số thì hoạt động Marketing còn là một chiến lược quan trọng giúp hoạt động kinh doanh thương mại của doanh nghiệp phát triển và từ đó lượng khách hàng cũng được mở rộng.
Marketing giúp tương tác với khách hàng mọi lúc mọi nơi
Đây là công việc quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp, bởi khi có thương hiệu thì doanh nghiệp sẽ quảng bá sản phẩm dịch vụ đến khách hàng dễ dàng hơn. Khi đó, dù giá dịch vụ của bạn có cao thì khách hàng vẫn sẽ sử dụng vì họ luôn tin tưởng vào thương hiệu và giá trị của thương hiệu.
SEO (viết tắt từ Search Engine Optimization) là quá trình thực hiện việc tối ưu hóa nội dung của trang Web sao cho thứ hạng trang web của bạn sẽ xuất hiện ở các vị trí cao nhất với nội dung hữu ích trên trang kết quả tìm kiếm của Google.
Blog hiện nay không chỉ dành riêng cho cá nhân mà còn là một phương thức Marketing hiệu quả cho doanh nghiệp. Các doanh nghiệp đăng tải những thông tin hữu ích và kiến thức cần thiết về sản phẩm dịch vụ mà doanh nghiệp đang kinh doanh. Từ đó sẽ giúp doanh nghiệp thu hút khách hàng tiềm năng.
Social Media là chiến dịch Marketing giúp doanh nghiệp kết nối với khách hàng thông qua các trang mạng xã hội như Facebook, Instagram, Twitter và Linkedin. sự thành công của các chiến dịch này là tạo được ấn tượng tốt và nâng cao khả năng truyền bá thương hiệu hoặc sản phẩm, dịch vụ tới khách hàng.
Nhiều người vẫn có thói quen mua báo chí, ấn phẩm nên đây vẫn là phương pháp được đánh giá cao. Để đăng nội dung lên các trang này bạn cần phải tài trợ cho bài viết của họ.
>>> Xem thêm: 10 gợi ý giúp thương hiệu cải thiện tương tác trên Facebook trong năm 2023
Brand Marketing (tiếp thị thương hiệu) là lên chiến lược để quảng bá một sản phẩm, dịch vụ đến đối tượng nhất định và công chúng bằng cách tập trung vào xây dựng thương hiệu tốt và khác biệt. Mục tiêu của tiếp thị thương hiệu là xây dựng giá trị thương hiệu – và kết quả là giá trị của công ty.
Hiện nay có 8 loại hình marketing phổ biến
SEM (viết tắt của cụm từ Search Engine Marketing) là phương thức đặt các đường dẫn liên kết trang website giúp hình ảnh của doanh nghiệp được hiện diện nhiều nhất thông qua công cụ tìm kiếm.
Đây là loại hình tương tự Social Media, tuy nhiên hai loại hình này không được gộp lẫn lại với nhau. Việc tạo Video thú vị giúp doanh nghiệp có thể thu hút khách hàng tiềm năng nhanh chóng.
Marketing truyền thống | Marketing hiện đại | |
Giống nhau |
- Đều có chung mục đích là khám phá nhu cầu khách hàng một cách linh hoạt hơn - Giúp hình ảnh và thương hiệu công ty đến gần hơn với khách hàng - Giúp khách hàng có trải nghiệm tuyệt vời |
|
Khác nhau |
- Sản xuất sản phẩm trước khi tìm thị trường - Chỉ tập trung vào sản xuất và bán sản phẩm - Không xác định thị trường mục tiêu và chiến lược thu hút khách hàng - Không có dự báo tương lai |
- Nghiên cứu thị trường và khách hàng trước khi tung sản phẩm - Quan tâm tới cảm nhận của khách hàng - Xác định thị trường mục tiêu và chiến lược thu hút khách hàng - Dự đoán các rủi ro, sự kiện, tình huống trong tương lai. |
Tuy Marketing truyền thống và Marketing hiện đại có những điểm giống và khác nhau nhưng để cung cấp sản phẩm, dịch vụ tốt nhất, Marketer cần phải khéo léo kết hợp 2 loại hình này với nhau để tạo ra kết quả tốt nhất.
Tóm lại, chúng ta có thể hiểu Marketing là một chiến lược hay hành động giúp công ty đạt được mục tiêu tăng doanh số bán hàng, lợi nhuận cho cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức và tăng nhận biết về thương hiệu của họ. Hy vọng rằng, những thông tin trên là những thông tin hữu ích đối với bạn.
>>> Xem nhiều bài học kinh doanh, kinh tế hữu ích: Kênh youtube KIEN THUC KINH TE official