Quảng cáo
Biti's: Cách

KIỂM TOÁN NỘI BỘ LÀ GÌ?

Kỹ năng nghề nghiệp Cập nhật 15 tháng 12

Kiểm toán nội bộ đóng vai trò cốt lõi và tất yếu trong mỗi công ty, doanh nghiệp. Thế nhưng để hiểu rõ công việc này phải làm gì và yêu cầu những gì thì không hẳn doanh nghiệp nào cũng có thể nắm được. Chính vì thế hôm nay bọn mình sẽ dẫn dắt các bạn sao cho hiểu rõ khái niệm kiểm toán nội bộ là gì một cách cặn kẽ nhất nhé.

Kiểm toán nội bộ là gì?

Theo chuẩn mực của kiểm toán nội bộ quốc tế IIA đã định nghĩa khái niệm của kiểm toán nội bộ như sau:

Kiểm toán nội bộ là hoạt động đảm bảo, tư vấn độc lập, khách quan với mục đích nhằm gia tăng giá trị và giải quyết tối ưu các hoạt động của tổ chức. Kiểm toán nội bộ giúp các tổ chức doanh nghiệp dễ dàng hoàn thành cũng như đạt được các mục tiêu mà họ đã đề ra thông qua việc áp dụng các phương pháp có hệ thống logic và quy tắc nhằm đánh giá và nâng cao hiệu quả trong việc quản lý rủi ro, còn là kiểm soát các quy trình quản trị.

Có thể hiểu một cách đơn giản rằng là kiểm toán nội bộ như một bộ phận trong công ty hoặc tổ chức gồm những thành viên trong doanh nghiệp cung cấp các đánh giá khách quan, độc lập về hệ thống, tổ chức kinh doanh và quy trình nhằm đảm bảo tính nguyên vẹn của các thông tin về tài chính cũng như kế toán và các vấn đề liên quan đến quá trình sản xuất, thúc đẩy phát triển doanh nghiệp và ngăn chặn kịp thời triệt để những rủi ro về gian lận.

Vai trò của kiểm toán nội bộ

Kiểm toán nội bộ đã ra đời được một khoảng thời gian khá lâu, tuy nhiên vẫn giữ được giá trị và tầm quan trọng trong quá trình quản trị của các công ty tổ chức, doanh nghiệp. Tuy nhiên ở Việt Nam vai trò của kiểm toán nội bộ chưa được phát huy hết mức và vẫn còn những tồn đọng.

Kiểm toán nội bộ có vai trò và nghĩa vụ hỗ trợ doanh nghiệp:

Cung cấp khả năng quản lý hạn chế rủi ro, đánh giá độ hiệu quả của quá trình kiểm soát nội bộ, kế toán doanh nghiệp và quản trị công ty.

Tư vấn xây dựng quy trình cũng như kiểm soát các dự án mới, đồng thời còn tư vấn về vấn đề đánh giá quản trị rủi ro.

Đảm bảo thực hiện đầy đủ các hoạt động kiểm tra, rà soát để đưa ra những đánh giá khách quan về độ tuân thủ, độ hiệu quả và hiệu suất làm việc.

Đánh giá nội bộ một cách chi tiết cặn kẽ, rồi từ đó gửi báo cáo trực tiếp lên Hội đồng quản trị và ban giám đốc về tình hình tài chính kinh doanh của công ty, đồng thời là các vấn đề khác nếu có. Chính vì thế hệ thống kiểm toán nội bộ luôn được hoàn thiện và kiểm tra liên tục.

Về chức năng của kiểm toán nội bộ

Chức năng của kiểm toán nội bộ đã được mở rộng hơn trước kia, không chỉ giới hạn ở việc kiểm tra báo cáo tài chính của công ty, mà còn là kiểm tra tính hiệu quả, sự tuân thủ mọi hoạt động có ảnh hưởng, tác động trực tiếp tới kế hoạch, mục tiêu của doanh nghiệp.

Kiểm toán nội bộ được xem như một quan sát viên có nhiệm vụ bao quát toàn bộ hoạt động diễn ra trong doanh nghiệp, để đảm bảo rằng doanh nghiệp đã và đang tuân thủ đầy đủ đúng đắn các quy định của pháp luật trong phạm trù đạo đức kinh doanh và hoạt động của chính doanh nghiệp đó.

Các loại kiểm toán nội bộ

Do có nhiều tổ chức doanh nghiệp với nhiều loại hình kinh doanh và cách thức hoạt động khác nhau, thế nên việc kiểm toán nội bộ cũng có phần đa dạng để phù hợp với từng loại hình doanh nghiệp. Những loại kiểm toán nội bộ thường thấy là:

  • Đánh giá tuân thủ quy định
  • Kiểm toán môi trường
  • Kiểm toán CNTT
  • Đánh giá hoạt động
  • Hiệu suất 

Kết luận

Những thông tin trên là tất tần tật những thứ bạn cần biết và hiểu rõ hơn về kiểm toán nội bộ, đồng thời còn là vai trò tầm quan trọng của vị trí này trong công ty. Bạn nghĩ sao về bài viết trên, nếu bạn có thắc mắc thì đừng ngần ngại mà hãy để lại bình luận cho bọn mình nhé!