Các doanh nghiệp khi hoạt động kinh doanh, đầu tư tạo ra doanh thu, lợi nhuận sẽ phải nộp vào Ngân sách Nhà nước khoản thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN). Vậy cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp như thế nào? và doanh nghiệp sẽ đóng thuế TNDN ra sao?Hiện nay, chưa có văn bản pháp luật nào đưa ra khái niệm cụ thể về thuế TNDN song dựa trên các quy định về thuế TNDN trong các luật thuế, nghị định, thông tư và hướng dẫn thi hành có thể hiểu thuế TNDN là thuế trực thu, đánh vào thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp bao gồm thu nhập từ tất cả các hoạt động như sản xuất kinh doanh, đầu tư… và thu nhập khác theo quy định của pháp luật
Theo quy định tại Điều 2 Thông tư 78/2014/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định 218/2013/NĐ-CP (Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành luật thuế TNDN), người nộp thuế TNDN bao gồm các đối tượng sau:
Điều 3 Nghị định 218/2013/NĐ-CP đưa ra khái niệm và phân loại thu nhập chịu thuế. Theo đó, thu nhập chịu thuế là thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh và các thu nhập khác của doanh nghiệp theo quy định Khoản 2 điều này. Trường hợp doanh nghiệp đã thực hiện đăng ký kinh doanh song phát sinh thu nhập theo quy định tại Khoản 2 điều này thì thu nhập này vẫn được coi là thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh.
Theo Khoản 2 Điều 2 Nghị định 218/2013/NĐ-CP, thu nhập khác bao gồm:
Lưu ý: các khoản thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh ở ngoài Việt Nam không còn thuộc nhóm chịu thuế TNDN theo nghị định 12/2015/NĐ-CP.
Kế toán viên lưu ý: Theo hướng dẫn cách tính thuế TNDN mới nhất, doanh nghiệp khi tạm tính thuế TNDN và nộp thì không cần phải làm tờ khai tạm tính thuế TNDN theo quý nữa mà chỉ tính ra số tiền tạm tính và nộp theo số đó, sau đó sẽ thực hiện lập tờ khai quyết toán thuế TNDN vào cuối năm.
Hãy cùng xem cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp như thế nào trong hướng dẫn sau đây!
Theo Điều 1 Thông tư 96/2015/TT-BTC sửa đổi bổ sung Khoản 1 Điều 3 Thông tư số 78/2014/TT-BTC, thuế TNDN được xác định theo công thức sau:
Thuế TNDN phải nộp = (Thu nhập tính thuế – phần trích lập quỹ KHCN (nếu có)) x Thuế suất thuế TNDN
Trong đó:
Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế – Thu nhập được miễn thuế – Các khoản lỗ được kết chuyển theo quy định
với
Thu nhập chịu thuế = Doanh thu – Chi phí được trừ + Các khoản thu nhập khác
Để xác định được thu nhập chịu thuế trong quý, kế toán viên phải tập hợp toàn bộ các khoản doanh thu, chi phí của doanh nghiệp trong kỳ. Nguồn số liệu để tổng hợp các thông tin này là từ sổ sách kế toán của doanh nghiệp. Các tài khoản lấy số liệu bao gồm:
Nợ TK 511
Có TK 911
Nợ TK 515
Có TK 911
Nợ TK 711
Có TK 911
Nợ TK 911
Có TK 632
Nợ TK 911
Có TK 635
Nợ TK 911
Có TK 642
Có TK 641
Có TK 811
Lưu ý: Pháp luật quy định rõ các khoản chi phí hợp lý – chi phí được trừ khi tính thuế TNDN và các khoản chi phí không được tính là chi phí hợp lý – chi phí không được trừ khi tính thuế TNDN nên khi xác định chi phí kế toán viên cần chú ý loại bỏ các khoản chi phí không được trừ.
Sau khi tổng hợp xong các thông tin, kế toán viên xác định thu nhập chịu thuế:
Thu nhập chịu thuế = (TK đầu 5 + TK đầu 7) – (TK đầu 6 + TK đầu 8)
Lúc này xuất hiện hai trường hợp:
Thu nhập chịu thuế <0 ⇒ doanh nghiệp trong kỳ bị lỗ ⇒ quý này sẽ không phải nộp thuế.
Thu nhập chịu thuế >0 ⇒ doanh nghiệp trong kỳ có lãi ⇒ quý này phải nộp thuế, tiếp tục thực hiện bước 2.
Để tính được số thuế TNDN mà doanh nghiệp phải nộp vào Ngân sách Nhà nước thì sau bước tính thu nhập chịu thuế doanh nghiệp tiếp tục xác định thu nhập tính thuế.
Trước đó, doanh nghiệp đã xác định được số thu nhập chịu thuế trong bước 1, ở bước 2 doanh nghiệp bắt đầu bằng việc tổng hợp các khoản thu nhập được miễn thuế của doanh nghiệp đã phát sinh trong kỳ, các khoản lỗ được kết chuyển theo quy định.
Nợ TK 4211 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối năm trước
Có TK 4212 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối năm nay
⇒ Sau khi có đầy đủ các thông tin, kế toán viên xác định thu nhập tính thuế:
Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế – Thu nhập được miễn thuế – Các khoản lỗ được kết chuyển theo quy định
Lúc này tiếp tục xuất hiện hai trường hợp:
Thông thường các doanh nghiệp hiếm khi có quỹ KHCN nên có thể chuyển luôn sang bước 4. Trường hợp doanh nghiệp có lập quỹ KHCN thì xác định số tiền đã trích ra từ thu nhập tính thuế trước khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp.
Lưu ý về phần trích lập quỹ KHCN: theo quy định tại Điều 4 Thông tư liên tịch 12/2016/TTLT-BKHCN-BTC, nguồn hình thành quỹ KHCN với các doanh nghiệp không thuộc nhóm doanh nghiệp nhà nước là “tự quyết định mức trích cụ thể nhưng tối đa không quá 10 % thu nhập tính thuế TNDN”.
Thuế TNDN phải nộp = (Thu nhập tính thuế – phần trích lập quỹ KHCN (nếu có)) x Thuế suất thuế TNDN
Thuế TNDN phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất thuế TNDN
⇒ Doanh nghiệp nộp thuế TNDN vào Ngân sách Nhà nước theo số đã tính ra ở bước 4, hạn nộp tiền: Chậm nhất là ngày thứ 30 tháng đầu quý sau quý tạm tính.
Quý I năm 2021 công ty A có phát sinh các nghiệp vụ: (đvt: VND)
Doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ: 200.000.000
Doanh thu từ hoạt động Tài chính (Lãi tiền gửi): 60.000.000
Chi phí giá vốn hàng bán: 90.000.000
Chi phí bán hàng: 30.000.000
Chi phí quản lý DN: 40.000.000
Thu nhập khác (Thanh lý TSCĐ): 100.000.000
Chi phí khác: 30.000.000
⇒ Tính thuế TNDN phải nộp quý I năm 2021 với thuế suất thuế TNDN là 20%
Giải:
Tổng doanh thu trong kỳ (bao gồm cả thu nhập khác):
Doanh thu trong kỳ = 200.000.000 + 60.000.000 + 100.000.000 = 360.000.000
Tổng chi phí được trừ trong kỳ (bao gồm cả chi phí khác):
Chi phí trong kỳ = 90.000.000 + 30.000.000 + 40.000.000 + 30.000.000 = 190.000.000
Như vậy, Thu nhập chịu thuế của công ty A kỳ tính thuế quý I/2021 là:
Thu nhập chịu thuế = 360.000.000 – 190.000.000 = 170.000.000
Thu nhập tính thuế của công ty A kỳ tính thuế quý I/2021 là: Vì doanh nghiệp không có thu nhập được miễn thuế và chưa có các khoản lỗ được kết chuyển nên thu nhập tính thuế của công ty A kỳ tính thuế quý I/2021 bằng thu nhập chịu thuế là 170.000.000 VNĐ
⇒ Thuế TNDN phải nộp quý I/2021 là:
Thuế TNDN phải nộp = 170.000.000 * 20% = 34.000.000
Bút toán hạch toán thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính quý I:
Nợ TK 8211 : 34.000.000
Có TK 3334 : 34.000.000
Nợ TK 3334 : 34.000.000
Có các TK 111,112 : 34.000.000
Sau khi hạch toán thuế thu nhập doanh nghiệp, kế toán cần quan tâm đến thủ tục kê khai thuế và quyết toán thuế.