Nhiều người muốn vay vốn ngân hàng để kinh doanh, mua xe, mua nhà đất,…hay có tiền tích lũy và muốn gửi ngân hàng lấy lãi. Tuy nhiên lại chưa thực sử hiểu cách tính lãi suất ngân hàng như thế nào và lãi suất bao nhiêu là hợp lý? Bài viết này sẽ giải đáp mọi thắc mắc của bạn.
Hiểu rõ công thức tính lãi suất ngân hàng sẽ giúp bạn chủ động trong nguồn vốn cũng như tài chính hàng tháng của mình
Lãi suất ngân hàng là giá của quyền sử dụng một khoản tiền trong một thời hạn nhất định mà người sử dụng khoản tiền ấy phải trả cho người sở hữu khoản tiền.
Nếu bạn là người đi vay, lãi suất là số tiền bạn phải trả khi vay tiền – một tỷ lệ phần trăm trên tổng số tiền của khoản vay. Bạn có thể vay tiền để mua nhà, mua xe hay kinh doanh và trả sau đó. Lãi suất lúc này là số tiền bạn phải trả khi vay mượn số tiền đó.
Nếu bạn là người gửi tiền tiết kiệm, tiền lãi được trả cho bạn – bởi vì các ngân hàng đang là đối tượng vay tiền của bạn. Tiền lãi ngân hàng phải trả như một khoản lợi tức dành cho bạn.
Lãi suất tiền gửi và cho vay có thể cao hoặc thấp tùy theo thời gian bạn gửi hoặc vay dài hay ngắn, tùy loại ngân hàng, phương thức trả trước hay trả sau và tùy vào từng thời kì.
>>> Xem thêm: PHÂN BIỆT CÁC LOẠI LÃI SUẤT
Số tiền lãi bạn phải trả hàng tháng phụ thuộc vào lãi suất cũng như cách thức vay vốn tại ngân hàng
Khi vay tiền có kỳ hạn, bạn sẽ trả theo mức lãi suất được tính đều theo từng tháng hoặc quý, cách tính lãi suất của ngân hàng như sau:
Số tiền lãi từng ngày = (Số tiền vay x tỷ lệ %) / 365 ngày
Số tiền lãi từng tháng = Số tiền lãi từng ngày x Số tháng
Cuối mỗi tháng ngân hàng sẽ báo số tiền lãi mà bạn phải nộp cho ngân hàng. Chú ý không nên để quá hạn nộp tiền vì bạn sẽ chịu thêm phí phạt hợp đồng.
Ví dụ cụ thể
Bạn vay ngân hàng số tiền 1 tỷ với lãi suất 9%/năm. Tức là trong 1 năm, bạn phải trả 90 triệu cho ngân hàng. Mỗi năm có 365 ngày, bắt đầu từ ngày giải ngân ngân hàng sẽ tính lãi. Ngân hàng tính trung bình mỗi ngày cần trả bao nhiêu tiền.
Hàng tháng ngân hàng sẽ tính trung bình tổng số ngày, sau đó tính tổng tiền lãi cần phải trả. Trong trường hợp bạn vay 1 tỷ đồng trong 1 năm, số tiền trung bình mỗi tháng bạn phải trả là: 7.500.000 đồng
Công thức này dựa trên số tiền thực tế còn nợ sau khi đã trừ đi phần nợ gốc người vay đã trả trong những tháng trước đó. Khi số dư nợ giảm dần thì tiền lãi hàng tháng mà mà người vay phải trả cũng sẽ giảm dần.
Công thức tính lãi suất vay theo dư nợ giảm dần như sau:
Tiền gốc hằng tháng = Số tiền vay/Số tháng vay
Tiền lãi tháng đầu = Số tiền vay x Lãi suất vay theo tháng
Tiền lãi các tháng tiếp theo = Số tiền gốc còn lại x Lãi suất vay
Ví dụ cụ thể
Bạn vay ngân hàng 60 triệu đồng thời hạn trong 12 tháng với lãi suất 12%/năm. Như vậy:
Gửi tiền tiết kiệm có ký hạn sẽ nhận được mức lãi cao hơn so với hình thức gửi tiền không kỳ hạn
>>> Xem thêm: Cách tính lãi Ngân hàng đơn giản nhất
Với gửi tiết kiệm không kỳ hạn, người gửi tiền có thể rút tiền bất cứ lúc nào, ở đâu theo nhu cầu của mình mà không cần chờ hết kỳ hạn. Công thức tính lãi tiết kiệm không kỳ hạn được tính như sau:như sau:
Tiền lãi = Số tiền gửi x lãi suất (%/năm) x số ngày thực gửi/360
Ví dụ:
Bạn gửi ngân hàng số tiền 50,000,000 VND không kỳ hạn với mức lãi suất là 1.5%/năm. Thời điểm bạn rút tiền là sau 6 tháng. Vậy số tiền lãi bạn nhận được sau thời gian này là:
Tiền lãi = Tiền gửi x 1.5%/360 x 180 ( 6 tháng = 30 x 6=180 ngày) = 50,000,000 x 1.5%/360 x 180 = 375,000 VNĐ
Khi gửi tiết kiệm có kỳ hạn thì sau khi hết kỳ hạn gửi bạn mới có thể rút được khoản tiền gửi đó. Lãi suất tiền gửi có kỳ hạn thường cao hơn không kỳ hạn và ít bị ảnh hưởng bởi các biến động của thị trường. Công thức tính lãi suất gửi tiết kiệm có kỳ hạn như sau”
Tiền lãi = Số tiền gửi x Lãi suất (%năm) x Số ngày gửi/360
hoặc Tiền lãi = Số tiền gửi x Lãi suất (%năm)/12 x Số tháng gửi
Ví dụ:
Bạn gửi tiết kiệm ngân hàng số tiền 50,000,000 VND kỳ hạn 6 tháng với mức lãi suất là 7%/năm. Như vậy sau khi kết thúc ký hạn 6 tháng, bạn nhận được số tiền lãi như sau:
Số tiền lãi = Tiền gửi x 7%/360 x 180 = 50,000,000 x 7%/360 x 180 = 1,750,000 VNĐ
Như vậy, số tiền lãi bạn nhận được theo hình thức gửi có kỳ hạn sẽ cao hơn nhiều so với hình thức gửi tiết kiệm không kỳ hạn.
>>> Xem thêm: Phân biệt các loại thuế
>>> Tham gia cộng đồng kinh doanh: Vietnam Business News
Nguồn: Chợ Giá, Cây Tầm Gửi