Ngoài các khái niệm cổ phiếu phổ thông, cổ phiếu ưu đãi hoặc cổ phiếu Bluechip, thì cổ phiếu IPO cũng là một thuật ngữ chứng khoán được nhiều nhà đầu tư quan tâm. Vậy cổ phiếu IPO là gì? Làm sao để có thể mua được loại cổ phiếu này? Hãy cùng ngân hàng số Timo điểm qua các thông tin được chia sẻ ngay bên dưới nhé.
Cổ phiếu IPO là gì?
Cổ phiếu IPO (viết tắt của từ Initial Public Offering) để chỉ đến những loại cổ phiếu được phát hành lần đầu ra công chúng. Điều này còn mang ý nghĩa là một doanh nghiệp đang thực hiện lần huy động vốn đầu tiên từ công chúng, thông qua việc phát hành cổ phiếu và đưa lên sàn chứng khoán.
Sau lần phát hành cổ phiếu đầu tiên, công ty cổ phần sẽ được biết là một công ty cổ phần đại chúng có vốn điều lệ được sở hữu bởi ít nhất 100 cổ đông.
Mục đích của việc phát hành cổ phiếu IPO
Sau khi hiểu được khái niệm cổ phiếu IPO là gì thì ngay sau đây, Timo sẽ chia sẻ đến bạn các mục đích chính của việc phát hành cổ phiếu IPO.
- Triển khai kế hoạch kinh doanh mới: Huy động vốn lần đầu sẽ giúp doanh nghiệp có thể lập kế hoạch mở rộng quy mô công ty và nâng cấp sản phẩm, dịch vụ.
- Quảng bá thương hiệu: Trước khi phát hành IPO, các trang thông tin sẽ liên tục đưa tin về doanh nghiệp để quảng bá đến khách hàng.
- Tạo điều kiện cho việc thâu tóm, sáp nhập giữa các công ty: Sau khi phát hành IPO, doanh nghiệp sẽ huy động vốn đầu tư rộng rãi, thuận lợi cho việc sáp nhập các công ty nhỏ lẻ, hoặc đầu quân vào công ty lớn.
- Giữ chân và thu hút nhân viên tiềm năng: Khi phát hành cổ phiếu rộng rãi, nhân viên công ty cũng có thể trở thành người sở hữu cổ phiếu. Khi đó doanh nghiệp có thể dùng để thưởng hoặc tặng cho nhân viên để giữ chân và thu hút các nhân viên tiềm năng khác.
Cách mua cổ phiếu IPO
Để mua cổ phiếu IPO, bạn có thể áp dụng theo các bước mà Timo chia sẻ ngay dưới đây:
- Bước 1: Truy cập vào trên website chính thức của công ty hoặc các trang web hỗ trợ liên kết có cung cấp biểu mẫu đăng ký mua IPO.
- Bước 2: Chọn hình thức mua cho cá nhân hoặc tổ chức.
- Bước 3: Chọn quốc tịch Việt Nam hoặc nước ngoài.
- Bước 4: Điền các thông tin cá nhân theo form mẫu.
- Bước 5: Chọn “Gửi thông tin đăng ký”, vậy là bạn đã hoàn thành việc tham gia mua IPO của công ty.
Lưu ý: Sau khi đã xong phần thủ tục online, bạn cần sẽ phải gửi thêm các giấy tờ sau đây để hoàn tất thủ tục.
- Đơn đăng ký mua chứng quyền đảm bảo và xác nhận của ngân hàng cho việc mở tài khoản góp vốn mua cổ phần.
- Nếu bạn có đăng ký lưu ký chứng khoán, cần phải bổ sung bản sao của giấy đăng ký mở tài khoản lưu ký hợp lệ.
- Bản sao CMND/CCCD của người đăng ký hoặc người ủy quyền.
- Bản sao của giấy xác nhận mã số giao dịch của Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam dành cho các nhà đầu tư nước ngoài.
- Giấy ủy quyền đăng ký (nếu có).
Những lưu ý khi đầu tư vào cổ phiếu IPO
Sau khi bạn đã nắm được cách mua và khái niệm cổ phiếu IPO là gì, thì các lưu ý khi đầu tư vào loại hình cổ phiếu này cũng khá quan trọng cho quyết định của bạn.
- Bạn cần phải hoàn tất hồ sơ đăng ký mua IPO, hoặc điều chỉnh thông tin sai sót trong thời gian quy định.
- Cổ phiếu IPO có thể sang nhượng nhưng sẽ bị giới hạn số lượng.
- Cổ phiếu IPO của các công ty mới thành lập, hoạt động chưa ổn định cần phải được xem xét kỹ trước khi quyết định mua.
- Nên hỏi ý kiến và nhận tư vấn từ các chuyên gia để có quyết định đúng đắn khi mua cổ phiếu IPO.
VinaCapital là Công ty Quản lý Quỹ có kinh nghiệm lâu năm tại Việt Nam với dịch vụ khách hàng đi đầu và luôn mang lại lợi nhuận vượt trội. Khi bạn mở tài khoản đầu tư tại Công ty Quản lý Quỹ VinaCapital, đội ngũ chuyên gia trong ngành sẽ hỗ trợ bạn từ A – Z từ việc lên chiến lược, chọn loại chứng khoán, cổ phiếu IPO của các công ty tiềm năng từ việc phân tích thị trường mỗi ngày.
Timo hiện đang là một trong những đối tác chiến lược của VinaCapital nên khi tạo tài khoản đầu tư qua Timo thì tài khoản của bạn sẽ được xét duyệt nhanh chóng hơn. Hơn hết, bạn hoàn toàn có thể theo dõi hiệu quả đầu tư ngay trên ứng dụng ngân hàng số Timo một cách tiện lợi, minh bạch.
Bạn có thể đầu tư vào một trong 4 giải pháp đầu tư sinh lời tùy vào khẩu vị rủi ro của bản thân.
- Quỹ Đầu tư Cổ phiếu Tiếp cận Thị trường Việt Nam (VESAF).
- Quỹ Đầu tư Cổ phiếu Hưng Thịnh VinaWealth (VEOF).
- Quỹ Đầu tư Cân bằng Tuệ sáng VinaCapital (VIBF).
- Quỹ Đầu tư Trái phiếu Bảo Thịnh VinaWealth (VFF).
Nguồn: VinaCapital