Tại sao lại xuất hiện suy thoái kinh tế, ví như cuộc Đại Suy Thoái 1929? Làm thế nào mà một nền kinh tế lại rơi vào tình trạng thất nghiệp đầy rẫy, bế tắc về thanh khoản và tiêu thụ tuột dốc không phanh? Làm thế nào để giảm nhẹ ảnh hưởng của các cuộc khủng hoảng và suy thoái kinh tế?
Trong nhiều năm, các nhà kinh tế học đã trăn trở tìm câu trả lời cho những câu hỏi này, nhưng ý tưởng của một nhà kinh tế học người Anh vào đầu thế kỷ XX đã cho thấy một câu trả lời tiềm năng. Hãy đọc tiếp để hiểu hơn lý thuyết của John Maynard Keynes đã thay đổi cách nhìn của kinh tế học hiện đại như thế nào.
John Maynard Keynes (1883-1946) là một nhà kinh tế học người Anh; ông học kinh tế tại Đại học Cambridge. Keynes đã từng vô cùng say mê toán học và lịch sử, nhưng cuối cùng ông đã chuyển sự yêu thích sang Kinh tế học do sự thuyết phục của một trong những giáo sư giảng dạy ông, nhà kinh tế học nổi tiếng Alfred Marshall (1842-1924). Sau khi tốt nghiệp Cambridge, ông đã làm việc tại rất nhiều vị trí trong Chính phủ, tập trung vào việc áp dụng kinh tế học để giải quyết các vấn đề của thế giới thực. Ông rất được coi trọng trong Chiến tranh Thế giới I và đã được giao chức vụ là nhà cố vấn trong các cuộc hội thảo chuẩn bị cho Hiệp ước Versailles. Tuy nhiên, chính cuốn sách được xuất bản vào năm 1936 “Lý thuyết về thất nghiệp, lãi suất và tiền tệ” đã đặt nền móng cho di sản Thế giới của ông: Kinh tế học Keynes.
Tại Cambridge, Keynes tập trung nghiên cứu lĩnh vực kinh tế học cổ điển, một trong những người đặt nền móng cho lĩnh vực này là Adam Smith, tác giả của cuốn “Sự giàu có của các quốc gia”(1776). Kinh tế học cổ điển tập trung vào quan điểm không có sự can thiệp của nhà nước vào thị trường và nhìn chung thì tư tưởng này vẫn còn tương đối sơ khai. Trước khi có sự xuất hiện của kinh tế học cổ điển, phần lớn các quốc gia trên thế giới lúc đó vẫn đang phát triển từ nền kinh tế phong kiến và sự công nghiệp hóa thì vẫn chưa phát triển đầy đủ. Cuốn sách này của Keynes đã tạo tiền đề căn bản cho sự ra đời của kinh tế học vĩ mô hiện đại nhờ vào sự tìm hiểu vai trò của tổng cầu.
Thuyết Keynes đã đưa ra một số nguyên nhân dẫn đến sự khủng hoảng kinh tế.
Mối quan hệ vòng tròn giữa chi tiêu và thu nhập (tổng cầu), tiết kiệm, tỷ lệ thất nghiệp.
Tổng cầu là tổng lượng cầu về dịch vụ và hàng hóa trong một nền kinh tế và thường được cho là tổng sản phẩm quốc dân (GDP) của một nền kinh tế tại một thời điểm cụ thể. GDP có bốn nhân tố chính cấu thành:
Tiêu dùng (bởi khách hàng sử dụng hàng hóa và dịch vụ) - C
Đầu tư ( bởi những doanh nghiệp nhằm tạo ra càng nhiều hàng hóa và dịch vụ phục vụ nền kinh tế) - I
Chi tiêu chính phủ - G
Xuất khẩu ròng (Trị giá xuất khẩu trừ đi trị giá nhập khẩu) - NX
Cùng với nhau, các thành phần này trở thành C + I + G + NX, công thức cho tổng cầu.
Nếu một trong những yếu tố trên giảm, các yếu tố còn lại sẽ phải tăng tương ứng để giữ GDP tại một mức nhất định.
Keynes cho rằng tiết kiệm có ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế, đặc biệt nếu tỉ lệ tiết kiệm quá cao hoặc thừa thãi. Vì môt yếu tố chính trong tổng cầu là tiêu dùng, nếu các cá nhân để tiền ở ngân hàng thay vì mua hàng hóa và dịch vụ, thì GDP sẽ sụt giảm. Ngoài ra, một sự sụt giảm trong tiêu dùng dẫn đến việc các công ty sẽ sản xuất ít hơn, sử dụng ít nhân sự hơn và điều này làm tăng tỷ lệ thất nghiệp. Các công ty cũng sẽ không sẵn sàng đầu từ vào các nhà máy mới.
Một trong những đột phá của học thuyết Keynes đó là giải quyết tình trạng thất nghiệp. Kinh tế học cổ điển tập trung vào ý tưởng rằng thị trường ổn định khi có việc làm đầy đủ. Tuy nhiên, Keynes đã đưa ra giả thuyết rằng tiền lương và giá cả là linh hoạt, và Toàn dụng là trạng thái vừa khó đạt được và cũng không hẳn là hoàn toàn có lợi. Điều này có nghĩa là nền kinh tế luôn tìm cách cân bằng giữa mức tiền lương mà người lao động mong muốn và mức tiền lương mà doanh nghiệp sẵn sàng trả ( mô hinh cung cầu cơ bản). Nếu như tỷ lệ thất nghiệp giảm thì sẽ có rất ít nhân sự tìm việc, do đó các doanh nghiệp càng khó khăn trong việc thuê thêm để mở rộng kinh doanh, sự khan hiếm về nhân công sẽ đẩy giá lao động lên cao. Tại điểm này, các doanh nghiệp không trả được mức lương mà công nhân đó đòi hỏi, do đó họ sẽ quyết định không tuyển thêm nữa.
Tiền lương có thể được hiểu theo hai khía cạnh “thực tế” và “danh nghĩa”. Tiền lương thực tế có tính đến sự ảnh hưởng của lạm phát, trong khi đó tiền lương danh nghĩa không tính đến nhân tố này. Đối với Keynes, doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong việc đàm phán với công nhân để cắt giảm tiền lương thực tế và nó chỉ có thể xảy ra nếu có sự sụt giảm tiền lương trong toàn bộ nền kinh tế hay xuất hiện giảm phát khiến cho công nhân có thể sẽ chấp nhận việc cắt giảm tiền lương. Để tăng tỷ lệ việc làm, lương thực tế ( đã tính đến yếu tố lạm phát) phải giảm theo.Tuy nhiên điều này có thể dẫn đến một cuộc suy thoái nặng hơn, tâm lý hoảng loạn và sự sụt giảm trong tổng cầu. Thêm vào đó, Keynes cũng đã đưa ra giả thuyết rằng tiền lương và giá cả phản ứng chậm với các thay đổi trong cung và cầu. Một giải pháp được đưa ra đó là sự can thiệp trực tiếp của chính phủ.
Một trong những yếu tố quan trọng của nền kinh tế là chính phủ. Nó có thể ảnh hưởng đến hướng phát triền của nền kinh tế thông qua sự kiểm soát về cung tiền, bằng khả năng thay đổi lãi suất hoặc là mua hay bán các trái phiếu chính phủ. Trong thuyết Keynes, chính phủ có vai trò can thiệp, nó không cần chờ đợi cho các lực lượng thị trường cải thiện GDP và việc làm. Điều này dẫn đến việc thâm hụt chi tiêu.
Chi tiêu của Chính phủ, như đã được nhắc đến trước đó là một nhân tố của tổng cầu, có thể tạo ra cầu về hàng hóa và dịch vụ nếu các cá nhân không sẵn sàng tiêu dùng và các doanh nghiệp không sẵn sàng đầu tư thêm các nhà máy. Chi tiêu chính phủ có thể sử dụng năng lực sản xuất dư thừa đó. Keynes đưa ra giả thuyết rằng sự ảnh hưởng chung của chi tiêu chính phủ sẽ được nhân lên nếu doanh nghiệp sẵn sang thuê thêm công nhân và công nhân sẵn sàng tiêu dùng nhiều hơn.
Điều quan trọng ở đây là cần phải hiểu được vai trò của chính phủ trong nền kinh tế không phải chỉ là làm giảm ảnh hưởng của suy thoái hay kéo đất nước ra khỏi khủng hoảng- nó cần phải giữ cho nền kinh tế không được phát triển quá nóng. Học thuyết Keynes cho rằng giữa chính phủ và tổng thế nền kinh tế có sự tương tác theo các chiều hướng ngược lại của chu kỳ kinh doanh: Chi tiêu nhiều hơn trong thời kì suy thoái, chi tiêu ít hơn trong thời kì phát triển. Nếu sự bùng nổ kinh tế có thể gây ra lạm phát cao thì chính phủ nên cắt giảm chi tiêu và tăng thuế. Đây được gọi là chính sách tài khóa.
Cuộc Đại Suy Thoái đã giúp cho John Maynard Keynes nổi tiếng, nhưng cũng cần phải lưu ý rằng ông viết cuốn sách này sau khi Đại Khủng Hoảng xảy ra được vài năm. Vào những năm tiền khủng hoảng, nhiều nhân vật chủ chốt, bao gồm tổng thống đương nhiệm thời đó Benjamin Franklin, đã cảm nhận được vai trò của chính phủ trong việc “tăng tiêu dùng để phục hồi lại nền kinh tế” không là một giải pháp đơn giản như vậy. Việc xác định nền kinh tế chỉ gồm có cầu về hàng hóa và dịch vụ đã làm cho lý thuyết trở nên cứng nhắc.Trong liên minh Chính Sách Mới (New Deal) của mình, Roosevelt sử dụng người lao động trong các dự án công, nhằm vừa cung cấp việc làm và vừa tạo ra nhu cầu đối với hàng hóa và dịch vụ được sản xuất bởi các doanh nghiệp. Chi tiêu chính phủ cũng tăng lên nhanh chóng trong Chiến tranh Thế giới II, khi chính phủ đổ hàng tỷ USD vào các công ty sản xuất thiết bị quân sự.
Lý thuyết Keynes cũng đã được sử dụng để phát triển đường cong Phillips để xem xét tình trạng thất nghiệp, và mô hình ISLM.
Một trong những nhà phê bình thẳng thắn đối với Keynes và cách tiếp cận của ông là nhà kinh tế học Milton Friedman. Friedman đã phát triển các trường phái tư tưởng tiền tệ (Monetarism), theo đó chuyển trọng tâm sang nghiên cứu vai trò của cung tiền đối với lạm phát chứ không phải vai trò của tổng cầu. Chi tiêu chính phủ có thể thúc đẩy chi tiêu của các doanh nghiệp tư nhân vì trong thị trường có ít tiền để cho tư nhân vay, và các nhà tư tưởng tiền tệ đưa ra ý kiến cho rằng điều này có thể được giảm nhẹ thông qua chính sách tiền tệ: chính phủ có thể tăng lãi suất (khiến cho chi phí của việc vay tiền đắt hơn) hoặc bán trái phiếu kho bạc (giảm số tiền của quỹ sẵn có để cho vay) để chống trọi với lạm phát.
Một phê bình khác đối với lý thuyết này là nó nghiêng về một nền kinh tế trung ương tập trung. Nếu chính phủ dự kiến sẽ chi tiền để ngăn chặn khủng hoảng, điều này hàm ý rằng chính phủ biết điều gì là tốt nhất, muốn làm điều tốt nhất, có năng lực làm điều tốt nhất cho toàn nền kinh tế. Tư tưởng này bỏ qua tất cả các tác dụng của các lực lượng thị trường vào quá trình ra quyết định. Phê bình này đã được nhà kinh tế Friedrich Hayek phổ biến rộng rãi trong cuốn sách của ông năm 1944, "Đường về nô lệ". Để phản pháo lại trong cuốn sách phiên bản tiếng Đức của Keynes, Hayek chỉ ra rằng phương pháp tiếp cận của Keynes phù hợp nhất trong một "nhà nước toàn trị".
Mặc dù các lý thuyết sơ khai của Keynes hiếm khi được sử dụng ngày hôm nay, nhưng cách tiếp cận căn bản với các chu kỳ kinh doanh và các giải pháp đối với suy thoái vẫn có ảnh hưởng sâu sắc trên lĩnh vực kinh tế. Ngày nay, nhiều chính phủ sử dụng các ý tưởng của lý thuyết này để làm hạn chế những chu kỳ bùng nổ và phá sản của nền kinh tế; các nhà kinh tế kết hợp các nguyên tắc của Keynes với kinh tế vĩ mô và chính sách tiền tệ để xác định quá trình hành động cần phải thực hiện.
Theo Lan Chi,
Link: https://lapo.vn/bai-viet/co-ban-ve-hoc-thuyet-kinh-te-keynes