Quảng cáo
Biti's: Cách

CHỨNG CHỈ CFA LÀ GÌ?

Kỹ năng nghề nghiệp Cập nhật 21 tháng 11

 

Chứng chỉ CFA là một trong những chứng chỉ cao cấp nhất dành cho các nhà phân tích đầu tư và cố vấn tài chính. Vậy cụ thể thì chứng chỉ CFA là gì? Để có được chứng chỉ CFA có khó không?

CFA là viết tắt của từ Chartered Financial Analyst trong tiếng Anh. Đây là một loại chứng chỉ do Hiệp hội CFA cấp cho các chuyên gia trong lĩnh vực tài chính - những người có năng lực và kiến thức chuyên môn sâu. Những ai muốn đạt được chứng chỉ này sẽ phải trải qua một cuộc thi nghiêm ngặt với 3 cấp độ khác nhau. Các câu hỏi trong kì thi sẽ liên quan đến kinh tế (economics), tiêu chuẩn và đạo đức nghề nghiệp (ethics), quản lý tiền tệ (money management) và một số chủ đề về tài chính khác. Hầu hết các cố vấn tài chính đều có chứng chỉ tài chính CFA.

                                                                                                                                        

Tìm hiểu về chứng chỉ CFA chi tiết

Điều kiện học chứng chỉ CFA

Hiệp hội CFA là một tổ chức toàn cầu chuyên về phát triển và nâng cao kiến thức tài chính chuyên sâu cho các ngành đầu tư và hoạch định tài chính. Do đó, chứng chỉ CFA được coi là một trong những chứng chỉ quan trọng nhất (chứng chỉ vàng) đối với các nhà phân tích đầu tư và cố vấn tài chính.
Để có thể tham gia vào chương trình học chứng chỉ CFA, bạn cần phải có đủ những điều kiện sau:

  • Có bằng cử nhân, đang học năm cuối chương trình học cử nhân hoặc có ít nhất 4 năm kinh nghiệm làm việc full-time.
  • Có hộ chiếu quốc tế.
  • Có đủ trình độ tiếng Anh để học CFA.
  • Đảm bảo các tiêu chuẩn về ứng xử do Hiệp hội CFA quy định.
  • Sinh sống, học tập và làm việc tại quốc gia có tham gia tổ chức thi CFA.

Và tất nhiên là bạn cũng sẽ phải vượt qua cả 3 cấp độ (level) của kỳ thi CFA. Hiệp hội CFA tổ chức kỳ thi cho các cấp độ mỗi năm một lần vào tháng 6, riêng kỳ thi cấp độ 1 (CFA level I) sẽ được tổ chức 2 lần vào tháng 6 và tháng 12. Để tham gia vào kỳ thi này, bạn phải hoàn thành ít nhất 300 giờ học trước mỗi cấp độ. Bạn có thể tự học hoặc tham gia vào các khóa học CFA tutorial để bổ sung kiến thức và hỗ trợ cho quá trình tìm việc làm của mình diễn ra dễ dàng hơn.

 Đọc thêm: Chứng chỉ CMA là gì? có lợi ích gì khi làm việc?

Thi chứng chỉ CFA có khó không?

Câu trả lời là khó. Mỗi cấp độ của kỳ thi CFA đều có điểm chung là bao gồm các bước kiểm tra nghiêm ngặt liên quan đến đạo đức nghề nghiệp, công cụ đầu tư, nhóm tài sản, quản lý danh mục đầu tư và lập kế hoạch tài sản. Tuy nhiên, mỗi cấp độ lại đòi hỏi những kiến thức chuyên môn khác nhau:

  • Cấp độ 1 (level I): Cấp độ này chủ yếu tập trung vào phần kiến thức chung và hiểu biết về các môn học tài chính và đầu tư. Level 1 bao gồm 2 phần thi, mỗi phần thi kéo dài 3 giờ với 120 câu hỏi trắc nghiệm trong mỗi phần.
  • Cấp độ 2 (level II): Các ứng viên CFA sẽ phải đi sâu nghiên cứu các trường hợp cụ thể có tính ứng dụng và phân tích thực tế cao hơn. Sẽ có một phần thi vào buổi sáng (với 10 câu hỏi) và một phần thi vào buổi chiều (với 11 câu hỏi) trong cấp độ này.
  • Cấp độ 3 (level III): Kỳ thi cấp độ này tập trung vào sự tổng hợp của kiến thức trên sách vở và kiến thức thực tiễn. Phần thi buổi sáng thường có 8 - 12 câu hỏi tiểu luận; trong khi đó, phần thi buổi chiều sẽ bao gồm 11 câu hỏi nghiên cứu.

chung chi cfa la gi 2

Cách để có chứng chỉ CFA

Sau khi đã hoàn thành tất cả những yêu cầu cần thiết, bạn sẽ trở thành một thành viên của Hiệp hội CFA và được nhận chứng chỉ. Bạn sẽ phải đóng phí hàng năm và đảm bảo luôn tuân thủ các tiêu chuẩn của Hiệp hội.
Hiệp hội CFA cũng sẽ công bố tỷ lệ đạt chứng chỉ của các kỳ thi của từng cấp độ. Theo đó, tỷ lệ đạt vào tháng 6/2019 như sau:

  • Cấp độ 1: 41%
  • Cấp độ 2: 44%
  • Cấp độ 3: 56%

Hiện nay, tại Việt Nam, kỳ thi chứng chỉ CFA được tổ chức hàng năm tại ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh với tổng lệ phí thi khoảng 1200 đô la.

Cơ hội việc làm cho những người có chứng chỉ CFA

Học chứng chỉ CFA để làm gì là một câu hỏi khá quen thuộc trong thời gian gần đây? Những người có chứng chỉ CFA đều là người có tư cách đạo đức tốt và kiến thức chuyên sâu về các ngành đầu tư và phân tích tài chính. Thông thường, họ sẽ giữ vai trò nhà phân tích đầu tư trong các công ty tư vấn tài chính, quỹ đầu tư, ngân hàng, công ty bảo hiểm,...
Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là bạn phải có chứng chỉ CFA thì mới có thể trở thành một chuyên viên phân tích tài chính. Trên thực tế, vẫn có rất nhiều cách khác nhau trên con đường thành công của các nhà đầu tư và chuyên gia cố vấn tài chính mà không cần phải có chứng chỉ CFA.
CFA là một chứng chỉ danh giá và để đạt được chứng chỉ này, bạn sẽ phải tốn không ít thời gian và tiền bạc. Chứng chỉ CFA là một minh chứng cho những kiến thức về đầu tư, quản lý tài chính,... của các cố vấn và chuyên gia tư vấn trong ngành này. Mặc dù không phải tất cả các cố vấn tài chính hay chuyên gia đầu tư đều có chứng chỉ CFA nhưng đây vẫn là một trong những chứng chỉ cao nhất mà bất cứ ai trong nghề cũng đều mong muốn đạt được.