Nói đến đầu tư, thực ra nó rất giống và có liên quan mật thiết tới một môn học của chúng ta đó là Toán học. Theo quan sát, những người có tố chất toán học thường sẽ giỏi hơn trong việc đầu tư và quản lý tài chính. Bởi họ luôn biết cách tính toán, tận dụng từng đồng tiền để kiếm tiền.
Do vậy, việc hiểu và vận dụng thành thạo một số nguyên lý toán học cần thiết rất hữu ích. Ít nhất nó có thể giúp bạn không tính sai lãi suất khi gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng. Mỗi một khoản đầu tư, chúng ta đều phải tính toán một cách kỹ lưỡng về thời hạn, gốc lãi sau khi hết hạn là bao nhiêu? Đầu tư thêm bao lâu nữa sau khi hết hạn sẽ có lợi nhất…
Ví dụ bạn có 100 triệu. Tài sản sau khi có được lợi nhuận 100% là 200 triệu. Nếu tiếp sau đó thua lỗ 50%. Tài sản sẽ trở về mức 100 triệu. Dĩ nhiên thua lỗ 50% dễ dàng hơn rất nhiều so với lợi nhuận 100%.
Ví dụ bạn có 100 triệu, ngày thứ nhất tăng giá, tài sản của bạn đạt mức 110 triệu. Ngày thứ hai sụt giá, tài sản của bạn chỉ còn 99 triệu. Ngược lại nếu ngày thứ nhất giảm, ngày thứ hai tăng, tài sản của bạn vẫn là 99 triệu.
Nếu bạn có 100 triệu. Năm thứ nhất kiếm được 40%. Năm thứ hai thua lỗ 20%. Năm thứ 3 lãi 40%. Năm thứ 4 thua lỗ 20%. Năm thứ 5 lãi 40%, năm thứ 6 thua lỗ 20%. Tài sản còn lại là 140.5 triệu. Tỷ suất hoàn vốn năm trong vòng 6 năm chỉ là 5.83%.
Nếu bạn có 100 triệu. Mỗi ngày không cần phải tăng giảm này nọ. Chỉ cần kiếm 1% lợi nhuận rồi rút lui. Vậy nếu mỗi năm có 250 lượt giao dịch, tài sản của bạn sẽ đạt mức khoảng 1,203,215,000. Sau 2 năm bạn có thể ngồi và hưởng thụ số tiền khoảng 14,477,277,000.
Nếu bạn có 100 triệu đồng. Nếu tỷ suất lợi nhuận trong vòng 5 năm liên tục là 200%. Vậy sau năm bạn sẽ bạn sẽ có khoảng 24,300,000,000 tài sản cá nhân. Dĩ nhiên lợi nhuận với mức cao như vậy là điều rất khó để duy trì.
Nếu bạn có 100 triệu. Hy vọng 10 năm sau sẽ có 1 tỷ. Sau 20 năm là 10 tỷ, sau 30 năm là 100 tỷ. Vậy tỷ suất lợi nhuận năm của bạn sẽ phải là 25.89%.
Ví dụ bạn mua 100 triệu cổ phiếu khi giá của nó là 10 nghìn. Nếu giảm xuống 5 nghìn mua thêm 100 triệu. Chi phí tồn kho sẽ giảm xuống 66,700 chứ không phải là 77,500 như trong tưởng tượng của bạn.
Nếu bạn có 100 triệu, đầu tư một loại cổ phiếu nào đó với lợi nhuận 10%. Khi bạn đưa ra quyết định bán, hãy thử giữ lại 10 triệu cổ phiếu theo giá thị trường. Vậy thì chi phí tồn kho của bạn sẽ = 0. Bạn sẽ hoàn toàn có thể lưu trữ nó mà không có bất cứ áp lực gì.
Nếu bạn nhìn thấy công ty có triển vọng phát triển tốt. Bạn có thể giữ lại khoảng 20 triệu cổ phiếu. Bạn sẽ phát hiện ra rằng tỷ suất lợi nhuận sẽ tăng từ 10% lên tới 100%. Nhưng đừng vội đắc ý, bởi nếu khi đó cổ phiếu giảm vượt quá 50%. Bạn có thể sẽ phải đối mặt với nguy cơ thua lỗ.
Có tài sản A không có rủi ro (mỗi năm 5%) và tài sản B có rủi ro (mỗi năm 20-40%). Nếu bạn có 100 triệu, bạn có thể đầu tư 80 triệu vào tài sản không có rủi ro A và 20 triệu vào tài sản có rủi ro B.
Lợi nhuận toàn năm ở mức thấp nhất có thể là 0. Nhưng lợi nhuận cao nhất có thể sẽ là 12%. Đây chính là mô hình kỹ thuật CPPI kiểu mẫu được áp dụng vào trong quỹ bảo toàn vốn.
Bạn có 100 triệu, bán khống một loại cổ phiếu nào đó. Có thể bạn sẽ có mức tỷ suất lợi nhuận cao nhất là 100%. Nhưng tiền đề là số cổ phiếu bán khống phải hết sạch.
Hơn nữa nếu làm nhiều, tỷ suất lợi nhuận sẽ không có giới hạn trên. Do vậy đừng liên tục bán khống, nếu bạn không tin xã hội nhân loại luôn tiến bộ đi lên.
Sau khi phân tích 1000 số liệu tại casinno ở Ma Cao. Phát hiện tỷ lệ thắng bại là 53% và 47%. Trong đó, lợi nhuận bình quân của những người thắng cuộc có được là 34%. Còn những người thua cuộc thua lỗ khoảng 72%.
Casino không cần phải can thiệp vào kết quả thắng bại. Đảm bảo công bằng trong việc thắng lợi liên tục dựa vào điểm yếu tính cách con người. Thị trường cổ phiếu cũng như vậy.
Ví dụ bạn gửi 10 triệu tiền tiết kiệm vào ngân hàng cho cháu của mình. Lãi suất năm là 5%, vậy thì sau 20 năm số tiền mà bạn có sẽ là khoảng 173 tỷ. Nếu tốc độ tăng trưởng phát hành tiền tệ quốc gia duy trì ở mức trên 10%.
Giả sử hiện nay số dư tiền gửi tiết kiệm M2 là 107 nghìn tỷ, tốc độ tăng trưởng bình quân năm là 14%. 100 năm sau tổng lượng tiền tệ sẽ đột phá đạt mức 1,474,522 tỷ.
Tính trên mức dân số 2 tỷ người, tiền tiết kiệm bình quân mỗi người sẽ là 737 triệu. (Chưa kể bất động sản, trái phiếu, đồ cổ và các loại tài sản khác).
Điều này hiển nhiên sẽ không thể xảy ra. Tốc độ tăng trưởng phát hành tiền tệ sẽ dần giảm xuống tới mức thấp hơn 2%. Tỷ suất lợi nhuận mỗi năm là 20%. Đến khi ấy, con người chúng ta mới thực sự ý thức được mọi việc thực sự không dễ chút nào.
Tóm lại, đầu tư thành công cần phải có đủ 3 điều kiện: một là phòng ngừa rủi ro, giữ tiền gốc. Hai là giảm thiểu biến động, ổn định doanh thu. Ba là đầu tư dài hạn, tăng trưởng lợi nhuận kép.
Bốn lời khuyên để đầu tư thành công: một là tổ hợp tài sản một cách hợp lý. Hai là không nên thử bán khống một cách dễ dàng. Ba là cố gắng khắc phục nỗi sợ và lòng tham của con người. Bốn là càng là nguy cơ thì càng đáng để nắm giữ.
Nguồn: bytuong
Link: https://lendbiz.vn/12-nguyen-ly-toan-hoc-co-ich-trong-dau-tu-1339/