Token thường được sử dụng để tăng hiệu quả bảo mật trong giao dịch trực tuyến, nhất là đối với những giao dịch có giá trị lớn. Đi đôi với sự phát triển của hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt, việc bảo mật cho những giao dịch này buộc phải được tăng cường. Trong những giải pháp đó, token được xem là một phương pháp hữu hiệu.
Vậy token là gì? Có những loại token nào? Token hoạt động như thế nào? Hãy cùng mình tìm hiểu chi tiết về token qua bài viết dưới đây.
Token là gì?
Token là thiết bị/phần mềm có chức năng tạo mã OTP, được đồng bộ với hệ thống thanh toán tại ngân hàng. Trong đó, OTP là viết tắt của “One Time Password”, hiểu là mật khẩu dùng một lần, có hiệu lực trong thời gian ngắn. Khách hàng cần nhập mã này để hoàn thành giao dịch trực tuyến.
Như vậy, token OTP là một phương pháp để xác thực trong giao dịch trực tuyến hay thanh toán qua thẻ ngân hàng, nhằm đảm bảo giao dịch an toàn, hạn chế rủi ro.
Bên cạnh định nghĩa trên, liên quan đến hoạt động ký điện tử thì thuật ngữ Token còn được hiểu là “chữ ký số”. Chữ ký số dùng để giao dịch điện tử với cơ quan nhà nước, ký trên hóa đơn điện tử, ký kết hợp đồng, văn bản… Chúng có giá trị pháp lý như con dấu của tổ chức, hay tương đương chữ ký tay của cá nhân.
Ngoài ra, trong lĩnh vực tiền điện tử thì token còn có nghĩa là tài sản kỹ thuật số do một dự án phát hành dựa trên nền tảng blockchain có sẵn. Token đại diện cho phần vốn của công ty, có thể được dùng như đồng tiền ảo để thực hiện các thanh toán, giao dịch bên trong hệ sinh thái của dự án đó.
Tuy nhiên, bài viết này sẽ không đi sâu vào hai định nghĩa “token là chữ ký số” hay “token là tiền điện tử”, mà chỉ tập trung chia sẻ về loại token tạo mã OTP. Do đó, bạn đọc cần xem từ “token” đề cập trong phần bài viết bên dưới theo nghĩa “token là thiết bị/ứng dụng tạo mã OTP”.
>> Tham khảo thêm: ĐIỂM GIỐNG NHAU VÀ KHÁC NHAU GIỮA QUÃNG CÁO VÀ PR
Có những loại token nào?
Phân theo mức độ xác thực, token gồm 2 loại chính:
Phân theo hình thức, token gồm 2 loại chính:
Token là một giải pháp bảo mật mức độ cao cho các giao dịch trực tuyến, hạn chế rủi ro việc thông tin tài khoản bị trộm, bị rò rỉ thông tin. Token như tạo thêm một tấm màn lọc để xác thực người đang giao dịch có được quyền thực hiện hay không.
Token được chủ tài khoản đăng ký với ngân hàng, do đó đồng bộ với hệ thống thanh toán trực tuyến tại ngân hàng. Khi phát sinh giao dịch, hệ thống sẽ tạo ra một thuật toán mã hóa thành mật khẩu 4 – 6 số về token của tài khoản đó.
Để đảm bảo an toàn, những mật khẩu này chỉ có giá trị từ 1 phút đến 3 phút. Giao dịch chỉ thành công khi khách hàng nhập đúng mã OTP.
Để hoàn tất thanh toán, ngoài nhập mật khẩu ứng dụng ngân hàng, khách hàng cần phải nhập mật khẩu mở token, nhận mã OTP và nhập lại vào giao diện thanh toán ngân hàng.
Đối với Token nâng cao, mã OTP không được tạo ngẫu nhiên, mà dựa vào mã giao dịch. Khách hàng cần mở token, nhập mã giao dịch thì mới nhận được mã OTP tương ứng được mã hóa từ ngân hàng. Hình thức này tăng thêm một lớp bảo vệ cho thanh toán.
Có thể thấy, quá trình sử dụng token chỉ mất thêm vài phút nhưng lại giúp khách hàng an tâm khi khi giao dịch được bảo mật cực kỳ cao.
Cách dùng Token khi giao dịch
Ưu nhược điểm khi sử dụng token
Như vậy, token là một giải pháp để tăng cường tính bảo mật cho các giao dịch trực tuyến. Bài viết này đã điểm qua những thông tin chi tiết về định nghĩa token, các loại token, cách hoạt động và sử dụng token. Qua những chia sẻ trên, hy vọng bài viết đã mang đến những thông tin hữu ích và cần thiết cho bạn đọc.
>> Tham khảo thêm: METAVERSE LÀ GÌ? GIẢI MÃ SỨC HẤP DẪN KHÓ CƯỞNG CỦA " VỤ TRỤ ẢO " TRONG THẾ THỚI CÔNG NGHỆ ĐỘT PHÁ