Chỉ số P/B là viết tắt của Price to Book Value Ratio (PBR)
P: Price giá
B: Book value là giá trị sổ sách của doanh nghiệp
P/B=GIÁ/ GIÁ TRỊ SỔ SÁCH
* Ưu điểm
- với giá trị sổ sách thì luôn là số dương, định giá bằng P/B luôn luôn là dương nên lúc nào cũng tính được. P/B thể hiện giá cp gấp bao nhiêu lần tài sản ròng của doanh nghiệp tức là số tiền phải trả cho 1 đồng vốn chủ sở hữu.
- Eps thì có thể âm nhưng giá trị sổ sách thì không thể âm nên những công ty mà tạm thời làm ăn thua lỗ thì cta vẫn có thể sử dụng P/B để định giá DN hoặc những DN có tài sản lớn hay thanh khoản cao như các ngân hàng, công ty tài chính bảo hiểm hay đầu tư, dùng P/E không chính xác nhưng giá trị sổ sách thì rất khó thay đổi.
- P/B ít khi thay đổi còn Eps thì thay đổi thường xuyên vì nó dựa trên lợi nhuận 4 quý nên đánh giá không chính xác lắm.
* Nhược điểm
- Khó khăn hơn cũng có ở những công ty tăng trưởng nhanh hoặc đối với những giá trị sổ sách bị “làm đẹp” BCTC thì cũng không tốt.
- Không phù hợp để định giá cổ phiếu của các công ty dịch vụ, nơi mà tài sản vô hình như con người, độ trung thành của khách hàng…
- Chỉ số P/BV sẽ không phải là một chỉ số tốt để so sánh các doanh nghiệp trong cùng ngành, do sự khác biệt về mô hình, chiến lược kinh doanh, phân khúc
-> do vậy nên chúng ta nên sử dụng kết hợp nhiều phương pháp.
* Ý nghĩa P/B
- P/B thấp thì cp đang bị định giá thấp, tài sản thực tế của công ty thấp hơn trong phần BCTC
- P/B cao thì cp đang được định giá cao, công ty có nhiều tài sản có thể tăng giá trong tương lai, bất động sản và cp của DN khác, kỳ vọng của NĐT vào cổ phiếu là lớn tuy nhiên nếu có gì đó không ổn thì đi xuống rất nhanh. VD là tập đoàn Yeah1 YEG,
=>> P/B cao hay thấp là tốt thì phụ thuộc vào rất nhiều như lợi nhuận DN, tốc độ tăng trưởng, cạnh tranh hay rủi ro về mặt tài chính, các yếu tố vĩ mô chi phối,..., kỳ vọng của NĐT vào cổ phiếu là lớn. P/B thì nên càng thấp càng tốt.
- Tính P/B như nào thì hợp lý, P/B định giá thấp thì thường là <1.5, càng cao thì rủi ro càng lớn. Tuy nhiên đối với các DN tăng trưởng tốt, có triển vọng thì P/B cao, tăng trưởng ở P/B cũng không có vấn đề còn đối với DN bình thường thì ta có thể so sánh P/B của doanh nghiệp trong nhiều năm. P/B tăng nhưng doanh nghiệp không tăng trưởng thì chúng ta cần xem xét lại trong các BCTC
- Chỉ số P/S là giá trên doanh thu của mỗi cổ phần, NĐT sẵn sàng bỏ ra bao nhiêu tiền để bỏ ra cho 1 đồng doanh thu.
Vì lợi nhuận có thể dễ dàng làm cho sai lệch đi hoặc giá trị sổ sách thì bị xào nấu nên không đáng tin cậy nên họ sử dụng chỉ số P/S
- Cách tính đơn giản
P/S = Tổng vốn hóa thị trường/ tổng doanh thu thuần của 4 quý gần nhất (chưa trừ thuế, khấu hao,...)
=>> Cách định giá này đáng tin hơn 2 cách P/E và P/B vì doanh thu ít bị bóp méo hơn so với lợi nhuận, các công ty làm ăn thua lỗ thì vẫn có thể định giá, tính toán được.
- P/S lại gặp 1 nhược điểm khi gặp các DN doanh thu cực cao những khi chi lại chi nhiều hơn -> lợi nhuận âm -> sẽ khó định giá công ty sắp phá sản hay không. Ngoài ra Chỉ số P/S có thể cung cấp cho chúng ta về bán hàng nhưng không thể nắm bắt được sự khác biệt về cấu trúc chi phí giữa các công ty
* Ý nghĩa của chỉ số P/S thấp:
- Cổ phiếu đang bị định giá thấp
- Công ty đang gặp vấn đề (tài chính, kinh doanh, lợi nhuận âm…)
- Doanh nghiệp có biên lợi nhuận thấp, mức cạnh tranh yếu
* Ý nghĩa của chỉ số P/S cao:
- Cổ phiếu đang định giá cao.
- Triển vọng công ty trong tương lai rất tốt.
- Doanh nghiệp có thể có biên lợi nhuận gộp cao, lợi thế cạnh tranh cao.
=>> P/S phụ thuộc vào lợi thế cạnh tranh và tốc độ phát triển của doanh nghiệp thì đối với DN mọi thứ như nhau thì P/S càng thấp càng tốt. Chỉ số P/S phụ thuộc vào lợi nhuận, tốc độ tăng trưởng, lợi thế cạnh tranh, độ an toàn hay rủi ro về mặt tài chính, ngành kinh doanh của doanh nghiệp, điều kiện vĩ mô như lạm phát, lãi suất, tốc độ tăng trưởng GDP của đất nước.
Định giá doanh nghiệp để tìm ra các DN đang bị định giá thấp để chúng ta mua, kỳ vọng vào tương lai DN sẽ về đúng giá trị của nó -> phương pháp đầu tư giá trị
EV là giá trị của doanh nghiệp
EV=Vốn hóa thị trường + nợ -tiền
EBITDA= Lợi nhuận trước thế + lãi vay + khấu hao
EBIT= lợi nhuận trước thuế + lãi vay
Trong các chỉ số định giá cơ bản như P/E, P/B, P/S thì có thể nói 2 chỉ số EV/EBIT và EV/EBITDA có sự gần giống với chỉ số P/E nhất.
Tuy nhiên điểm khác biệt của chúng cũng rất rõ rệt:
- EV/EBIT loại bỏ sự thay đổi trong cơ cấu vốn, nhằm giúp nhà đầu tư có cái nhìn chính xác hơn khi các doanh nghiệp có cấu trúc vốn khác nhau, hiểu đơn giản là quy đồng mẫu những công ty có mức nợ và tiền mặt khác nhau.
- EV/EBITDA thì mạnh dạn hơn loại bỏ sự thay đổi trong cơ cấu vốn, và khấu hao nhằm giúp nhà đầu tư có cái nhìn chính xác hơn khi các doanh nghiệp có cấu trúc vốn khác nhau, hay ngành khác nhau.
* Ưu điểm:
- Được sử dụng phổ biến với những NĐT chuyên nghiệp
- Hoạt động tốt để định giá ở những doanh nghiệp ổn định, và chi phí vốn thấp
- Có giá trị so sánh tương đối tốt ở những loại hình doanh nghiệp khác nhau
* Nhược điểm:
- Không tính đến chi phí vốn
- Khó tính toán khi có những tăng trưởng biến động, khác nhau
- Hiện NĐT cá nhân tự tính toán, vì chưa phổ biến ở TTCK Việt Nam.
Về cách xem chỉ số đơn giản nhất thì chúng ta có thể lên các trang như cafef, vietstock, fialda,.... sẽ có thông số đầy đủ và chi tiết nhất cho mọi người. Mọi người nên sử dụng kết hợp 4 phương pháp để có thể tìm ra cổ phiếu tốt nhất.
Huy Phan | Theo Finhay