Quảng cáo
Biti's: Cách

CÁCH ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU DỰA TRÊN CÁC CHỈ SỐ CƠ BẢN (PHẦN 1)

Tài chính Cập nhật 25 tháng 09

Định giá cổ phiếu với chỉ số P/E

Chỉ số P/E thể hiện mức giá mà bạn sẵn sàng bỏ ra cho một đồng lợi nhuận thu được từ cổ phiếu.

Ví dụ như Công ty cổ phần Đầu tư Thế giới Di động (MWG) hiện có P/E bằng 14.66. Điều đó nghĩa là.. Nhà đầu tư chấp nhận bỏ ra 14.66 đồng để đổi lấy 1 đồng lợi nhuận từ MWG

-> phản ảnh kỳ vọng của thị trường về sự tăng trưởng của cổ phiếu trong tương lai. Cách để biết cp đó có mạnh không thì chúng ta có thể so sánh với các cp cùng ngành, so sánh P/E bình quân của ngành.

Để tính chỉ số P/E của doanh nghiệp, bạn cần xác định 2 yếu tố cấu thành nên chỉ số. Đó là: Price và EPS.

- Price là giá thị trường của cổ phiếu.

- EPS là thu nhập (lợi nhuận ròng) của một cổ phiếu.

Trong đó, EPS được coi là biến số quan trọng nhất

Chỉ số P/E càng cao thì càng thể hiện sự kỳ vọng của thị trường vào lợi nhuận của doanh nghiệp càng cao, từ đó sẽ thu hút được nhiều nhà đầu tư. Tuy nhiên chỉ số P/E cao đôi khi là biểu hiện việc doanh nghiệp kinh doanh kém hiệu quả (các chỉ số tài chính sẽ chỉ ra điều này rõ ràng hơn), khiến EPS thấp (thậm chí = 0) nên chỉ số P/E mới cao.

Chỉ số P/E thấp so với các cp cùng ngành có nghĩa là có thể doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn so với thời gian trước. Vì thế, lợi nhuận trên 1 cổ phần (EPS) tăng lên, khiến cho P/E thấp. Trong trường hợp này có thể nói cổ phiếu đang bị định giá thấp và là cơ hội để chúng ta mua vào. Hoặc công ty đang gặp phải một số vấn đề như khủng hoảng truyền thông, cổ đông,...

Tuy nhiên chỉ số P/E hiện tại cao hay thấp không có nhiều ý nghĩa nếu đứng một mình. Nó cần được đem ra so sánh với P/E toàn ngành cũng như với tốc độ tăng trưởng lợi nhuận và thu nhập dự kiến của công ty.

Huy Phan | Theo SSI