Chân dung người sáng lập kiêm Chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát Trần Đình Long
Tập đoàn Hòa Phát là một tập đoàn tư nhân tại Việt Nam. Tiền thân của tập đoàn là một công ty chuyên buôn bán vật liệu xây dựng, máy móc xây dựng. Hiện nay, tập đoàn đã phát triển thành một tập đoàn kinh doanh đa ngành nghề. Hòa Phát chính thức được niêm yết trên sàn chứng khoán vào ngày 15/11/2007 với mã chứng khoán là HPG.
Hiện nay, Hòa Phát Group có 11 công ty thành viên, có khoảng 20.000 cán bộ nhân viên, hoạt động trải rộng trên phạm vi cả nước và 1 văn phòng tại Singapore. Mặc dù là tập đoàn sản xuất công nghiệp đa ngành nhưng sản xuất thép vẫn là lĩnh vực cốt lõi của tập đoàn. Tỷ trọng sản xuất thép chiếm trên 80% doanh thu và lợi nhuận của tập đoàn.
Trong nhiều năm liền Hòa phát nhận được sự công nhận của người tiêu dùng cũng như những chuyên gia kinh tế. Doanh nghiệp nằm trong Top 50 doanh nghiệp lớn nhất và hiệu quả nhất Việt Nam; Top 10 công ty tư nhân lớn nhất Việt Nam; Top 50 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam.
Các công ty thành viên của Tập đoàn Hòa Phát (nguồn: internet)
Tiền thân của Hòa Phát là một công ty chuyên buôn bán các loại máy móc và vật liệu xây dựng từ những năm 1992. Hòa Phát chính thức được thành lập vào năm 1995, thuộc nhóm công ty tư nhân đầu tiên khi Luật doanh nghiệp Việt Nam được ban hành. Tên gọi ban đầu khi được thành lập là Công ty cổ phần Nội thất Hòa Phát.
Kết thúc quý II năm 2016, Hòa Phát đã tăng trưởng 2 con số với tổng doanh thu đạt được lên đến 15.400 tỷ đồng. Mức lợi nhuận sau thuế đạt 3.050 tỷ, tăng 60% so với cùng kỳ gần hoàn thành mức kế hoạch đặt ra về lợi nhuận.
Đầu năm 2016, Công ty Phát triển Nông Nghiệp Hòa Phát ra đời. Số vốn điều lệ của công ty này được công bố là 2.500 tỷ đồng. Lĩnh vực chính của công ty là chuyên sản xuất thức ăn chăn nuôi. Ngoài ra, vào tháng 8 năm 2016, công ty đã nhập khẩu thêm 500 con heo từ Đan Mạch về và cho xây dựng khu chăn nuôi có sức chứa hơn 3.000 con bò.
Quý 2 năm 2017, doanh thu của Tập đoàn Hòa Phát đạt được lên đến 10.700 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế hơn 1.530 tỷ đồng. Theo số liệu thống kê được của VSA, tính đến cuối tháng 6 năm 2017, Tập đoàn thép Hòa Phát đang dẫn đầu về t thị phần chiếm 27,5% thị phần thị trường thép xây dựng. Nhờ sự tăng trưởng mang tính “bứt phá” ấy, giá cổ phiếu của tập đoàn Hòa Phát tăng mạnh, giúp nâng tổng giá trị tài sản của ông Long lên trên 1 tỷ USD.
Đến năm 2018, sau hơn 10 năm hoạt động, doanh thu của HPG đã tăng gấp 10 lần. Doanh thu ban đầu năm 2007 HPG đạt 5.734 tỉ đồng, đến năm 2017 con số đó đã nâng lên mức 47.000 tỉ đồng. Không ngừng lại ở đó, đến cuối năm 2019 sản lượng sản xuất và bán hàng của thép xây dựng Hòa Phát đạt con số kỉ lục. Sản lượng thép cung cấp cho thị trường lên đến 300.000 tấn, cung cấp 2,5 triệu tấn thép chất lượng cao cho thị trường trong và ngoài nước.
Tập đoàn Hòa Phát là một doanh nghiệp sản xuất công nghiệp đa ngành, vậy nên các sản phẩm của thương hiệu này cũng vô cùng tiêu biểu. Có thể kể đến những sản phẩm được ưa chuộng mang thương hiệu Hòa Phát như:
Logo chính thức của Hòa Phát (nguồn: internet)
Logo của thương hiệu Hòa Phát là một hình ảnh được thiết kế vô cùng bắt mắt. Tuy nhiên, ít ai biết được ý nghĩa ẩn sâu bên trong hình ảnh logo Tập đoàn Hòa Phát là gì? Thiết kế của logo sử dụng màu chủ đạo là màu xanh dương. Đây là màu sắc đại diện cho khát vọng, ước mơ vươn lên không ngừng mà doanh nghiệp này muốn hướng đến.
Bên trong logo của HPG là biểu tượng của 3 hình tam giác được xếp gần nhau thể hiện 3 chi nhánh được thành lập của Hòa Phát Group ở 3 miền Bắc, Trung, Nam. Cuối cùng chính là tên thương hiệu “Hòa Phát Group”, với mong muốn xây dựng tập đoàn phát triển ổn định, vững chắc, nhà sáng lập doanh nghiệp đều nhất quán chính sách ” Hòa hợp và cùng phát triển”.
Qua bài viết trên chắc hẳn các bạn đã hiểu được phần nào quá trình hình thành và phát triển của Tập đoàn Hòa Phát. Mong rằng những chia sẻ của chúng tôi sẽ giúp bạn đọc có thêm những kiến thức hữu ích nhất về doanh nghiệp hàng đầu nước ta.